Quốc gia nội lục

Các quốc gia nội lục theo The World Factbook. Màu đỏ chỉ quốc gia nội lục bị bao bọc bởi các quốc gia nội lục (Các quốc gia nội lục "kép"). Màu xanh chỉ các quốc gia bị bao bọc hoàn toàn trong một quốc gia khác.

Quốc gia nội lục (tiếng Anh: landlocked country) là 1 quốc gia có chủ quyền hoàn toàn bị bao bọc bởi 1 vùng lãnh thổ, hoặc chỉ có đường bờ biển trải trên 1 lòng chảo nội lục [1][2][3][4]. Tính đến năm 2018, trên thế giới có tổng cộng 49 quốc gia nội lục, trong đó có 5 nước được công nhận hạn chế. Chỉ BoliviaParaguay thuộc Nam Mỹ là 2 quốc gia nội lục không thuộc lục địa Á-Âu-Phi (Cựu Thế giới).

Gần như trên tất cả các lục địa có nhiều hơn 1 quốc gia, chỉ duy nhất lục địa Bắc Mỹchâu Đại Dương là không có quốc gia nội lục.

Ngược lại với những quốc gia nội lục là những quốc đảo, khi những nước này được bao quanh bởi biển.

Lịch sử và tầm quan trọng

[sửa | sửa mã nguồn]

Vị trí không giáp biển đã đem lại bất lợi cho các quốc gia trong việc tiếp cận giao thương bằng đường biển với thế giới, từ đó kìm hãm sự phát triển kinh tế quốc gia. Vì tầm quan trọng của giao thương đường biển, nhiều quốc gia đã nỗ lực để tìm nhiều biện pháp khác nhau để duy trì hoặc khai thông đường ra biển:

Đánh mất sự tiếp cận với biển thường là 1 bất hạnh lớn cho quốc gia:

Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển hiện nay cho các quốc gia nội lục có quyền tiếp cận biển mà không phải trả thuế lưu thông thông qua quốc gia quá cảnh. Liên Hợp Quốc có chương trình hỗ trợ các quốc gia đang phát triển không tiếp giáp biển[5] và người chịu trách nhiệm hiện tại của chương trình này là Anwarul Karim Chowdhury.

Một số quốc gia có thể có đường bờ biển dài, nhưng phần lớn trong số đó khó hay không có nhiều lợi ích trong giao thôngthương mại. Chẳng hạn, trong lịch sử sơ kỳ của Nga, các hải cảng duy nhất của Nga nằm ven Bắc Băng Dương và chúng bị đóng băng trong phần lớn thời gian của năm. Giành quyền kiểm soát các hải cảng vùng nước ấm là động cơ thúc đẩy chính để Nga mở rộng về phía biển Baltic, Biển ĐenThái Bình Dương. Ngược lại, một vài quốc gia nội lục lại có thể nối thông ra biển nhờ các con sông lớn thuận tiện cho giao thông thủy. Chẳng hạn, Paraguay (và Bolivia ở mức độ nhỏ hơn) có đường thông ra biển nhờ các sông ParaguayParaná.

Một vài quốc gia có đường bờ biển trên các biển nội địa, chẳng hạn biển Caspibiển Aral. Do các biển này đôi khi được coi là các hồ lớn và do chúng không cho phép tiếp cận thương mại bằng đường biển nên các quốc gia như Kazakhstan vẫn được coi là quốc gia nội lục. (Tuy nhiên, biển Caspi nối với Biển Đen thông qua kênh Volga-Đông nối hai sông VolgaĐông).

Danh sách các quốc gia nội lục

[sửa | sửa mã nguồn]
Quốc gia Diện tích (km²) Dân số
 Afghanistan 647.500 29.117.000
 Andorra 468 84.082
 Armenia 29.743 3.254.300
 Áo 83.871 8.396.760
 Azerbaijan [a] 86.600 8.997.400
 Belarus 207.600 9.484.300
 Bhutan 38.394 691.141
 Bolivia 1.098.581 10.907.778
 Botswana 582.000 1.990.876
 Burkina Faso 274.222 15.746.232
 Burundi 27.834 8.988.091
 Cộng hòa Trung Phi 622.984 4.422.000
 Chad 1.284.000 10.329.208
 Cộng hòa Séc 78.867 10 674 947
 Ethiopia 1.104.300 119.352.119
 Hungary 93.028 10.005.000
 Kazakhstan[a][b] 2.724.900 16.372.000
 Kosovo[c] 10.908 1.804.838
 Kyrgyzstan 199.951 5.482.000
 Lào 236.800 6.320.000
 Lesotho[d] 30.355 2.067.000
 Liechtenstein 160 35.789
 Luxembourg 2.586 502.202
 Malawi 118.484 15.028.757
 Mali 1.240.192 14.517.176
 Moldova 33.846 3.567.500
 Mông Cổ 1.564.100 2.736.800
   Nepal 147.181 29.331.000
 Niger 1.267.000 15.306.252
 Bắc Macedonia 25.713 2.114.550
 Paraguay 406.752 6.349.000
 Rwanda 26.338 10.746.311
 San Marino[d] 61 31.716
 Serbia 88.361 7.306.677
 Slovakia 49.035 5.429.763
 Nam Ossetia[c] 3.900 72.000
 Nam Sudan 619.745 8.260.490
 Eswatini 17.364 1.185.000
 Thụy Sĩ 41.284 7.785.600
 Tajikistan 143.100 7.349.145
 Transnistria[c] 4.163 537.000
 Turkmenistan[a] 488.100 5.110.000
 Uganda 241.038 32.369.558
 Uzbekistan[b] 447.400 27.606.007
  Thành Vatican[d] 0,44 826
 Zambia 752.612 12.935.000
 Zimbabwe 390.757 12.521.000
Tổng 16.963.624 470.639.181
Tỷ lệ phần trăm của thế giới 11,4% 6,9%
a Giáp với biển Caspi
b Giáp với biển Aral
c Còn tranh cãi với sự công nhận của một số quốc gia
d Hoàn toàn nằm bên trong một quốc gia

Các quốc gia này có thể được nhóm theo các nhóm cận kề theo khu vực như sau (có biên giới giáp với cả quốc gia có giáp biển và quốc gia không giáp biển):

Một vài quốc gia nội lục dạng 'đơn lẻ' (chúng có biên giới với các quốc gia khác mà tất cả quốc gia đó đều giáp biển):

Vào thời điểm năm 2009, nếu Armenia, AzerbaijanNam Ossetia được coi là thuộc châu Âu thì châu Âu có nhiều quốc gia nội lục nhất, với số lượng là 18. Kazakhstan đôi khi cũng được coi là quốc gia liên châu lục, vì thế nếu nó được tính là thuộc châu Âu thì số lượng các quốc gia nội lục tại châu lục này là 19. Nếu bốn quốc gia này được tính là thuộc châu Á thì châu Phi cùng châu Âu là các châu lục có nhiều quốc gia nội lục nhất, với số lượng đều là 15. Phụ thuộc vào quan điểm xem xét bốn quốc gia kể trên, châu Á có 9 tới 13 quốc gia nội lục, trong khi Nam Mỹ chỉ có 2. Bắc Mỹchâu Đại Dương là các lục địa duy nhất không có quốc gia nội lục nào. Châu Đại Dương cũng đáng chú ý vì là châu lục trong đó các quốc gia gần như không có biên giới đường bộ (chỉ có duy nhất một quốc gia của châu Đại Dương là Papua New Guinea là có đường biên giới với phía đông của Indonesia thuộc châu Á, tất cả các quốc gia khác của châu Đại Dương đều là Quốc đảo).

Chia theo châu lục, các quốc gia nội lục có thể được nhóm thành:

Các quốc gia nội lục "kép"

[sửa | sửa mã nguồn]

Một quốc gia nội lục được bao quanh bằng các quốc gia nội lục khác có thể được gọi là quốc gia "nội lục kép". Người dân từ quốc gia như vậy phải vượt qua ít nhất là hai đường biên giới quốc gia để ra tới bờ biển.

Hiện tại, có 2 quốc gia như vậy trên thế giới:

Uzbekistan có đường biên giới với TurkmenistanKazakhstan tuy là các quốc gia nội lục nhưng từ biển Caspi thì tàu thủy có thể đi tới biển Azov qua kênh Volga-Đông và vì thế mà có thể tới Biển ĐenĐịa Trung Hải cũng như các đại dương.

Không có quốc gia nào là quốc gia nội lục "kép" từ thống nhất Đức năm 1871 cho tới khi kết thúc Thế Chiến I. Điều này là do khi đó Uzbekistan là một phần của đế quốc Nga trong khi Liechtenstein có biên giới với đế quốc Áo-Hung, là quốc gia có đường bờ biển với biển Adriatic cho tới tận năm 1918. Điều tương tự cũng diễn ra từ năm 1938 cho tới khi kết thúc Thế Chiến II do Đức Quốc Xã đã sáp nhập cả Áo còn Uzbekistan thuộc Liên Xô.

Được bao quanh bởi một quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Chỉ có ba quốc gia trên thế giới được bao quanh bởi một quốc gia – nó nằm hoàn toàn trong lãnh thổ của một quốc gia. Những quốc gia như vậy được gọi là một vùng đất.

Ba quốc gia đó là:

Vị thế của biển nội lục Caspi

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay đã có một vài cá nhân và tổ chức kêu gọi Liên Hợp Quốc sửa đổi lại luật biển và xem biển Caspi là một vùng biển liên kết với đại dương thực sự chứ không nên coi là biển nội lục vì biển Caspi không hề bị cô lập hoàn toàn mà nó vẫn thông ra được với biển Đen thông qua kênh Vonga-Đông nối liền giữa hai con sông Vonga và sông Đông. Nếu biển Caspi được coi là một vùng biển thực sự chứ không phải một hồ nước lớn nằm trong châu lục thì các quốc gia xung quanh biển Caspi là Azerbaijan, TurkmenistanKazakhstan sẽ không còn được coi là những quốc gia nội lục nữa, còn Uzbekistan sẽ không còn bị coi là một quốc gia nội lục "kép".

Các quốc gia gần như không giáp biển

[sửa | sửa mã nguồn]

Các quốc gia sau đây gần như không giáp biển vì đường bờ biển tương đối ngắn:

  1. ^ “Definition of landlocked”. Merriam-Webster Online Dictionary. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2007.
  2. ^ “Landlocked”. Webster's 1913 Dictionary. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2007.
  3. ^ “Landlocked definition”. MSN Encarta Dictionary. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2007. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  4. ^ “AskOxford”. Compact Oxford English Dictionary. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2007.
  5. ^ Báo cáo của Liên hiệp quốc
  6. ^ a b c d e Được coi là thuộc châu Á về mặt địa lý.
  7. ^ a b c d Được coi là thuộc châu Âu về mặt văn hóa-xã hội và chính trị.
  8. ^ Đôi khi được coi thuộc châu Âu do địa vị quốc gia liên châu lục.
  9. ^ Liechtenstein Lưu trữ 2010-07-10 tại Wayback Machine tại CIA: The World FactBook.
  10. ^ Uzbekistan Lưu trữ 2020-04-30 tại Wayback Machine tại CIA: The World FactBook.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Thất Tinh Liyue] Tính cách của các Thất Tinh còn lại
[Thất Tinh Liyue] Tính cách của các Thất Tinh còn lại
Khi nói đến Liyue, thì không thể không nói đến Thất Tinh.
Gaming – Lối chơi, hướng build và đội hình
Gaming – Lối chơi, hướng build và đội hình
Là một nhân vật cận chiến, nên base HP và def của cậu khá cao, kết hợp thêm các cơ chế hồi máu và lối chơi cơ động sẽ giúp cậu không gặp nhiều vấn đề về sinh tồn
Review game Kena: Bridge of Spirits
Review game Kena: Bridge of Spirits
Kena: Bridge of Spirits là một tựa game indie được phát triển bởi một studio Mỹ mang tên Ember Lab - trước đây là một hãng chuyên làm phim hoạt hình 3D và đã rất thành công với phim ngắn chuyển thể từ tựa game huyền thoại Zelda
Mục đích, khoa học và sự thật về Giấc Ngủ
Mục đích, khoa học và sự thật về Giấc Ngủ
Giấc ngủ chiếm 1/3 cuộc đời bạn, có ảnh hưởng lớn đến thể chất và cả tinh thần