Kinh tế học thể chế mới | |
---|---|
Sinh | Willesden, Luân Đôn, Vương quốc Anh | 29 tháng 12 năm 1910
Mất | 2 tháng 9 năm 2013 Chicago, Illinois, Hoa Kỳ | (102 tuổi)
Quốc tịch | Vương quốc Anh |
Nơi công tác | Đại học Buffalo Đại học Virginia Đại học Chicago |
Lĩnh vực | Luật và kinh tế |
Trường theo học | Trường kinh tế London |
Phê phán | Arthur Cecil Pigou |
Đóng góp | Định lý Coase Phân tích về chi phí giao dịch Phỏng đoán Coase |
Giải thưởng | Giải Nobel Kinh tế (1991) |
Trường phái | Kinh tế học thể chế mới |
Thông tin tại IDEAS/RePEc |
Ronald Harry Coase (/ˈkoʊz/; 29 tháng 12 năm 1910 – 2 tháng 9 năm 2013) là nhà kinh tế và tác giả người Anh. Ông là Giáo sư danh dự Clifton R. Musser tại trường luật đại học Chicago. Sau khi nghiên cứu với chương trình mở rộng của đại học London giai đoạn 1927–29, Coase học Trường Kinh tế London, tại đây ông đã học với Arnold Plant.[1] Ông nhận giải Nobel Kinh tế năm 1991.
Coase được biết đến với hai bài nổi tiếng: "Bản chất của Công ty" (1937), trong đó giới thiệu các khái niệm về chi phí giao dịch để giải thích bản chất và giới hạn của các công ty, và "Vấn đề chi phí xã hội" (1960) cho thấy rằng quyền sở hữu rõ ràng có thể vượt qua những vấn đề của yếu tố bên ngoài. Coase cũng thường được gọi là "cha đẻ" của cải cách trong chính sách phân bổ phổ điện từ dựa trên bài viết "Ủy ban Truyền thông Liên bang" (1959), trong đó ông chỉ trích về li-xăng phổ tần, cho thấy quyền sở hữu hiệu quả hơn khi ấn định phổ tần cho người dùng. Ngoài ra, cách tiếp cận chi phí giao dịch của Coase hiện đang có ảnh hưởng trong các tổ chức kinh tế hiện đại, do Oliver E. Williamson giới thiệu lại.