Trường phái kinh tế Chicago | |
---|---|
Tập tin:George Stigler.jpg | |
Sinh | Seattle, Washington | 17 tháng 1, 1911
Mất | 1 tháng 12, 1991 Chicago, Illinois | (80 tuổi)
Quốc tịch | Hoa Kỳ |
Nơi công tác | Đại học Columbia Đại học Brown Đại học Chicago Đại học Bang Iowa |
Lĩnh vực | Kinh tế |
Trường theo học | Đại học Chicago (Ph.D.), Đại học Washington (BA), Đại học Northwestern (MBA) |
Phê phán | John Maynard Keynes |
Chịu ảnh hưởng của | Frank Knight, Jacob Viner, Henry Simons, Milton Friedman |
Ảnh hưởng tới | Jacques Drèze Thomas Sowell Kenneth Lyon |
Đóng góp | Nguyên nhân và tác động của các quy chế, vai trò của thị trường và cơ cấu ngành |
Giải thưởng | Giải Nobel Kinh tế (1982) Huân chương Khoa học Quốc gia (1987) |
Trường phái | Trường phái kinh tế Chicago |
George Joseph Stigler (17/01/1911-01/12/1991) là một học giả kinh tế học người Hoa Kỳ, một trong những nhân vật chủ chốt của Trường phái kinh tế Chicago cùng với người bạn thân là Milton Friedman. Ông được trao Giải Nobel Kinh tế năm 1982, Giải thưởng Nhà nước về Khoa học vào năm 1987.
Stigler sinh ra tại Seattle, Hoa Kỳ. Ông học đại học tại Đại học Washington, cao học tại Đại học Northwestern và tiến sĩ tại Đại học Chicago. Khi học tiến sĩ, ông được Frank Knight hướng dẫn. Năm 1938, ông nhận học vị tiến sĩ kinh tế học. Trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai, ông làm ở Đại học Colombia và tham gia Dự án Manhattan với tư cách là nhà nghiên cứu về toán học và thống kê. Năm 1959, ông quay về Đại học Chicago làm giảng viên.
Năm 1964, ông làm Chủ tịch Hội Kinh tế học Hoa Kỳ.
Lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu của Stigler là sử kinh tế và lý thuyết tổ chức ngành. Trong lĩnh vực lý thuyết tổ chức ngành, Stigler là một trong những học giả đã phê phán trường phái Harvard vốn là chủ lưu trong thời kỳ nửa đầu thế kỷ 20. Ông cho rằng nếu cơ cấu thị trường tập trung quá mức sẽ gây kém hiệu suất. Ông đề cao cơ chế giá thị trường và dự tính duy lý. Stigler cũng nổi tiếng với lý luận về một cơ chế trong đó các quy chế để bảo vệ người tiêu dùng sẽ vô tình trở thành quy chế bảo hộ người sản xuất. Ông cho rằng nên coi trọng cơ cấu thị trường hơn là các quy chế.