Sinh | Arlington, South Dakota, Hoa Kỳ | 30 tháng 4, 1902
---|---|
Mất | 26 tháng 2 năm 1998 Evanston, Illinois, Hoa Kỳ | (95 tuổi)
Quốc tịch | Hoa Kỳ |
Nơi công tác | Đại học Bang Iowa Đại học Chicago |
Lĩnh vực | Kinh tế nông nghiệp |
Trường theo học | Đại học Wisconsin–Madison |
Giải thưởng | Giải Nobel Kinh tế (1979) |
Thông tin tại IDEAS/RePEc |
Theodore William Schultz (30 tháng 4 năm 1902 – 26 tháng 2 năm 1998) là một nhà kinh tế học Hoa Kỳ, ông là người giành giải Nobel Kinh tế năm 1979 (cùng với William Arthur Lewis).
Schultz sinh ra tại Arlington, Nam Dakota và ghi danh học ngành nông nghiệp tại South Dakota State College (giờ là Đại học Bang Nam Dakota) năm 1921. Ông tốt nghiệp vào năm 1927, sau đó học tiếp lên tiến sĩ tại Đại học Wisconsin–Madison về ngành Kinh tế nông nghiệp vào năm 1930.[1]
Ông giảng dạy tại Iowa State College giai đoạn 1930-1943[2], và là chủ tịch kinh tế tại Đại học Chicago giai đoạn 1946-1961. Ông trở thành chủ tịch của Hiệp hội Kinh tế Hoa Kỳ từ năm 1960.[3]
Schultz mất tại Evanston, Illinois vào ngày 26 tháng 2 năm 1998 ở tuổi 95. Ông được chôn cất tại Badger Cemetery thuộc Badger, Nam Dakota.
Schultz được trao giải Nobel cho công trình của ông về phát triển kinh tế, tập trung vào kinh tế nông nghiệp. Ông phân tích vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế, và công trình của ông đã đạt đến ý nghĩa về chính sách công nghiệp, cả trong các nước đang phát triển và phát triển. Schultz cũng đưa ra ý tưởng về vốn giáo dục, một nhánh của khái niệm về nguồn nhân lực, đặc biệt liên quan đến đầu tư vào giáo dục.[4]
Shultz nghiên cứu vào lý do tại sao sau Thế chiến II, Đức và Nhật Bản phục hồi với tốc độ gần như kỳ diệu từ đống tro tàn sau chiến tranh. Ngược lại với sự phục hồi kỳ diệu này thì Vương quốc Anh vẫn ở trong tình trạng phân phối thực phẩm một thời gian khá lâu sau chiến tranh. Ông đưa ra kết luận tốc độ phục hồi là do dânh số khỏe mạnh và có học thức cao; việc giáo dục tạo ra con người và chăm sóc sức khỏe tốt giữ cho đầu tư giáo dục được duy trì và từ đó có thể sản xuất với năng suất cao. Một trong những đóng góp chính của ông sau này được gọi là Lý thuyết Vốn con người, và lý thuyết này đã truyền cảm hứng cho rất nhiều nghiên cứu trong phát triển quốc tế vào thập niên 1980, thúc đẩy đầu tư vào giáo dục kỹ nghệ và nghề nghiệp bởi hệ thống Bretton Woods tổ chức tài chính quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới.
Schultz, Theodore W. (1956). “Reflections on Agricultural Production, Output and Supply”. Journal of Farm Economics. 38 (3): 748–762. JSTOR 1234459.