Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Kinh tế học tân Keynes | |
---|---|
Sinh | Warwick, Anh | 8 tháng 4 năm 1904
Mất | 20 tháng 5 năm 1989 Blockley, Anh | (85 tuổi)
Quốc tịch | Vương quốc Anh |
Nơi công tác | Trường kinh tế London Đại học Manchester Nuffield College, Oxford |
Trường theo học | Balliol College, Oxford |
Chịu ảnh hưởng của | Friedrich Hayek, Lionel Robbins, John Maynard Keynes |
Đóng góp | Mô hình IS/LM Lý thuyết tư bản, lý thuyết người tiêu dùng, lý thuyết cân bằng tổng thể, lý thuyết phúc lợi, đổi mới phát sinh |
Giải thưởng | Giải Nobel kinh tế (1972) |
Trường phái | Kinh tế học tân Keynes |
Thông tin tại IDEAS/RePEc |
John Richard Hicks (8 tháng 4 năm 1904 – 20 tháng 5 năm 1989) là một nhà kinh tế học lỗi lạc người Anh, đoạt giải Nobel Kinh tế năm 1972 (cùng với Kenneth J.Arrow) vì những cống hiến xuất sắc cho lý luận về phân tích cân bằng tổng thể và phúc lợi trong kinh tế học.
Hicks học kinh tế học tại Trường Kinh tế London và Đại học Oxford. Chính tại Trường Kinh tế London, ông đã tìm hiểu các trường phái kinh tế học khác nhau. Những đóng góp học thuật đầu tiên của ông là trong lĩnh vực kinh tế học vi mô. Trong công trình "Theory of Wages", công bố lần đầu vào năm 1930 và in sách năm lần đầu năm 1932, ông đã đưa ra lý luận về độ co dãn thay thế. Tiếp đó, đến năm 1934, trong công trình "A Reconsideration of the Theory of Value" đồng tác giả với R.G.D. Allen, Hicks đã đưa ra một cách phân tách cho phương trình Slutsky thành các tác động thay thế và tác động thu nhập, thuyết minh hết sức rõ ràng cách xây dựng đường cầu bằng cách sử dụng đường bàng quan và đường chế ước ngân sách, và xác định quan hệ bằng đẳng thức giữa tỷ lệ thay thế biên và giá tương đối.
Trong lĩnh vực kinh tế học vĩ mô, đóng góp của ông nổi bật ở công trình "Mr. Keynes and the Classics" công bố năm 1937. Tại đây, ông đã đưa ra mô hình IS-LM và sơ đồ thuyết minh cho mô hình.
Năm 1939, Hicks lại công bố công trình "Value and Capital". Phần lớn lý thuyết về cân bằng tổng thể sau này lấy công trình này làm nền tảng. Chính Hicks cũng là người phát triển khái niệm về điểm cân bằng tạm thời.
Trong phân tích phúc lợi kinh tế, đóng góp lớn nhất trong nhiều đóng góp của Hicks là đưa ra thước đo tính hiệu quả của phân bổ nguồn lực (hiệu quả Kaldor-Hicks).