Sơn Tây (huyện)

Sơn Tây
Huyện
Huyện Sơn Tây
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngDuyên hải Nam Trung Bộ
TỉnhQuảng Ngãi
Huyện lỵSơn Dung[1]
Phân chia hành chính9 xã
Thành lập
  • 1965: thành lập
  • 1994: tái lập[2]
Địa lý
Tọa độ: 14°59′21″B 108°20′09″Đ / 14,989235°B 108,33582°Đ / 14.989235; 108.335820
MapBản đồ huyện Sơn Tây
Sơn Tây trên bản đồ Việt Nam
Sơn Tây
Sơn Tây
Vị trí huyện Sơn Tây trên bản đồ Việt Nam
Diện tích382,21 km2
Dân số (2019)
Tổng cộng21.174 người
Mật độ55 người/km2
Dân tộcXơ Đăng, Ca Dong, Hrê, Kinh
Khác
Mã hành chính530[3]
Biển số xe76-N1 76-AN
Số điện thoại0255.3.868.279
Websitesontay.quangngai.gov.vn

Sơn Tây là một huyện miền núi nằm ở phía tây tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Sơn Tây nằm về phía tây tỉnh Quảng Ngãi, có vị trí địa lý:

Huyện Sơn Tây có diện tích 382,21 km², dân số năm 2019 là 21.174 người[4], mật độ dân số đạt 55 người/km².

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Sơn Tây có 9 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 9 xã: Sơn Bua, Sơn Dung (huyện lỵ), Sơn Lập, Sơn Liên, Sơn Long, Sơn Màu, Sơn Mùa, Sơn Tân, Sơn Tinh.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo các sách sử đã viết thì vùng đất huyện Sơn Tây từ đầu thế kỷ XV nằm trong địa phận Cổ Luỹ động, thuộc lãnh thổ quốc gia Đại Ngu dưới triều Nhà Hồ.

Sau nhiều thế kỷ biến đổi, năm 1832 (niên hiệu Minh Mạng thứ 13), Cổ Luỹ động trở thành tỉnh Quảng Nghĩa, về sau gọi là tỉnh Quảng Ngãi. Tỉnh Quảng Ngãi gồm 6 phủ, huyện trung châu và bốn nguồn thượng du, trong đó có nguồn Cù Bà sau được đổi tên thành nguồn Thanh Cù, có đặt thủ sở cách huyện Bình Sơn 23 dặm về phía Tây. Năm 1899 (niên hiệu Thành Thái thứ 11), nguồn Thanh Cù đổi thành tổng Ca Dong nằm trong châu Sơn Hà. Đây là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Ca Dong.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền cách mạng đổi các phủ, huyện, châu thành đơn vị huyện thuộc tỉnh; ghép nhiều làng, sách, nóc nhỏ thành đơn vị xã thuộc huyện, bỏ cấp tổng. Châu Sơn Hà đổi thành huyện Sơn Hà. Các làng thuộc tổng Ca Dong được ghép lại thành một xã là xã Sơn Tinh trực thuộc huyện Sơn Hà.

Năm 1952, Uỷ ban kháng chiến hành chính Miền Nam Trung Bộ chuẩn y đề nghị của huyện Sơn Hà và tỉnh Quảng Ngãi, chia xã Sơn Tinh thành 2 xã: phía bắc sông Rin gọi là xã Sơn Liên, phía nam sông Rinh gọi là xã Sơn Tinh. Đến cuối năm 1952, xã Sơn Liên chia thành 3 xã: Sơn Mùa, Sơn Bao, Sơn Liên; xã Sơn Tinh chia thành 4 xã: Sơn Tinh, Sơn Dung, Sơn Màu và Sơn Long. Cũng trong năm này tỉnh Kon Tum giao xã Sơn Bua cho huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.

Trong thời kỳ chống Mỹ, thực hiện chủ trương của liên khu uỷ Khu V "Xây dựng căn cứ địa miền núi" phục vụ kháng chiến, ngày 20/7/1957, Tỉnh uỷ Quảng Ngãi quyết định tách 8 xã vùng cao Sơn Hà (Sơn Liên, Sơn Bua, Sơn Mùa, Sơn Bao, Sơn Tinh, Sơn Dung, Sơn Màu, Sơn Long) thành lập Khu 7, một đơn vị hành chính tương đương cấp huyện.

Năm 1959, tỉnh Kon Tum tiếp tục giao làng Dũi, làng Tinh, Làng Xăng, làng B´reo, làng Dật, làng Lũ, làng Rễ, làng Gĩô, làng Trăng cho khu 7 lập thành xã Sơn Tân. Giữa năm 1959, tỉnh Kon Tum giao cho tỉnh Quảng Ngãi 6 làng của huyện Kon Plông, tỉnh Quảng Ngãi đem 6 làng này nhập với 3 làng của xã Sơn Màu và 1 làng của xã Sơn Kỳ hình thành xã Sơn Lập thuộc Khu 7.

Đến năm 1965, Khu 7 chính thức được gọi là huyện Sơn Tây.

Năm 1970, huyện Sơn Tây cùng các xã phía tây và phía đông Trà Bồng (trừ các xã Trà Xuân, Trà Phú, Trà Hoà) lập thành khu Sơn Trà trực thuộc khu V.

Đến cuối năm 1972, khu Sơn Trà giải thể, huyện Sơn Tây trở về đơn vị hành chính cấp huyện như trước.

Từ năm 1976, huyện Sơn Tây hợp nhất với huyện Sơn Hà thành một huyện, mang tên huyện Sơn Hà. Sau đó 10 xã trên địa bàn huyện Sơn Tây cũ hợp nhất thành 4 xã: Sơn Mùa, Sơn Tinh, Sơn Tân và Sơn Dung.

Ngày 6 tháng 8 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 83/NĐ-CP[2] chia huyện Sơn Hà thành hai huyện Sơn Hà và Sơn Tây.

Sau khi tái lập, huyện Sơn Tây có 41.893 ha diện tích tự nhiên và 13.315 người với 4 xã: Sơn Tân, Sơn Mùa, Sơn Dung và Sơn Tinh. Huyện lỵ của huyện đặt tại xã Sơn Dung.[1]

Ngày 23 tháng 6 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 39/1999/NĐ-CP[5]. Theo đó, chia xã Sơn Mùa thành hai xã Sơn Mùa và Sơn Bua; chia xã Sơn Tinh thành hai xã Sơn Tinh và Sơn Lập.

Từ năm 2005, trung tâm huyện lỵ mới của huyện đang được xây dựng tại xã Sơn Mùa.[1]

Ngày 23 tháng 12 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định 10/NĐ-CP[6]. Theo đó, chia xã Sơn Dung thành hai xã Sơn Dung và Sơn Long; chia xã Sơn Mùa thành hai xã Sơn Mùa và Sơn Liên; chia xã Sơn Tân thành hai xã Sơn Tân và Sơn Màu.

Huyện Sơn Tây có 9 xã trực thuộc như hiện nay.

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều công trình dự án được Nhà nước đầu tư xây dựng như đường Đông Trường Sơn đi qua 4 xã có chiều dài trên 33 km đã tạo điều kiện giao thông thông suôt với các huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam và huyện Konplong, tỉnh Kon Tum. Thực hiện quy hoạch mạng lưới giao thông của huyện, tính đến thời điểm này toàn huyện có 27/99 km đường được cứng hóa, 32 km đường huyện với quy mô đường cấp VI miền núi, mặt đường thấm nhập nhựa; 52,5 km đường xã, mặt đường thâm nhập nhựa 11 km; trên 145 km đương liên thôn, xóm do dân tự làm.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Trung tâm hành chính mới huyện Sơn Tây: Động lực cho sự phát triển”. Báo Quảng Ngãi điện tử. 16 tháng 1 năm 2018.
  2. ^ a b “Nghị định 83-CP năm 1994 về việc chia huyện Sơn Hà thành huyện Sơn Tây và huyện Sơn Hà thuộc tỉnh Quảng Ngãi”.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số Việt Nam đến ngày 01 tháng 4 năm 2019” (PDF). Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2020.
  5. ^ “Nghị định 39/1999/NĐ-CP về việc thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện Sơn Tây, Đức Phổ, Ba Tơ và Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi”.
  6. ^ “Nghị định 10/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập thuộc huyện Ba Tơ, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi”.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Clorinde – Lối chơi, hướng build và đội hình
Clorinde – Lối chơi, hướng build và đội hình
Clorinde có bộ chỉ số khá tương đồng với Raiden, với cùng chỉ số att và def cơ bản, và base HP chỉ nhỉnh hơn Raiden một chút.
Nhân vật Shuna - Vermilion Vegetable trong Tensura
Nhân vật Shuna - Vermilion Vegetable trong Tensura
Shuna (朱菜シュナ shuna, lit. "Vermilion Vegetable "?) là một majin phục vụ cho Rimuru Tempest sau khi được anh ấy đặt tên.
Tổng quan về vị trí Event Planner trong một sự kiện
Tổng quan về vị trí Event Planner trong một sự kiện
Event Planner là một vị trí không thể thiếu để một sự kiện có thể được tổ chức suôn sẻ và diễn ra thành công
Tổng hợp các thông tin về ReVanced
Tổng hợp các thông tin về ReVanced
ReVanced là team sẽ tiếp nối dự án của team Vanced - hỗ trợ tạo ra bản mod YouTube không quảng cáo cho mọi người