Tống Khánh Linh

Tống Khánh Linh
Chân dung Tống Khánh Linh
Chức vụ
Nhiệm kỳ16 tháng 5 năm 1981 (1981-05-16) – 28 tháng 5 năm 1981 (1981-05-28)
12 ngày
Tiền nhiệmDiệp Kiếm Anh
Kế nhiệmDiệp Kiếm Anh
Nhiệm kỳ7 tháng 6 năm 1976 (1976-06-07) – 5 tháng 3 năm 1978 (1978-03-05)
1 năm, 242 ngày
Tiền nhiệmChu Đức
Kế nhiệmDiệp Kiếm Anh
Nhiệm kỳ2 tháng 4 năm 1975 (1975-04-02) – 29 tháng 5 năm 1981 (1981-05-29)
6 năm, 57 ngày
Tiền nhiệmĐổng Tất Vũ
Kế nhiệmTrần Phi Hiển (1983)
Nhiệm kỳ31 tháng 10 năm 1968 (1968-10-31) – 24 tháng 2 năm 1972 (1972-02-24)
3 năm, 116 ngày
Tiền nhiệmLưu Thiếu Kỳ
Kế nhiệmĐổng Tất Vũ (quyền)
Nhiệm kỳ27 tháng 4 năm 1959 (1959-04-27) – 24 tháng 2 năm 1972 (1972-02-24)
12 năm, 303 ngày
Tiền nhiệmChu Đức
Kế nhiệmÔ Lan Phu (乌兰夫)
Nhiệm kỳ15 tháng 9 năm 1954 (1954-09-15) – 18 tháng 4 năm 1959 (1959-04-18)
4 năm, 215 ngày
Nhiệm kỳ15 tháng 9 năm 1954 (1954-09-15) – 18 tháng 4 năm 1959 (1959-04-18)
4 năm, 215 ngày
Tiền nhiệmChức vụ thành lập
Kế nhiệmLâm Bá Cừ
Nhiệm kỳ1 tháng 10 năm 1949 (1949-10-01) – 27 tháng 9 năm 1954 (1954-09-27)
4 năm, 361 ngày
Thông tin cá nhân
Sinh(1893-01-27)27 tháng 1, 1893
Mất29 tháng 5, 1981(1981-05-29) (88 tuổi)
Dân tộcKhách Gia
Tôn giáoKitô giáo (Giám lý)
Đảng chính trịĐảng Cộng sản (1981)

Quốc Dân Đảng (1919-1947)

Ủy ban Cách mạng Quốc Dân Đảng(1948-1981)
ChồngTôn Trung Sơn
Tống Khánh Linh
Phồn thể宋慶齡
Giản thể宋庆龄

Tống Khánh Linh (giản thể: 宋庆龄; phồn thể: 宋慶齡; bính âm: Sòng Qìnglíng; Wade-Giles: Sung Ch'ing-ling, ngày 27 tháng 1 năm 1893 – ngày 29 tháng 5 năm 1981) là một trong ba chị em họ Tống - ba chị em có ba người chồng là một trong những nhân vật chính trị nổi bật nhất Trung Quốc của đầu thế kỷ 20. Tống Khánh Linh là phu nhân của Tôn Trung Sơn, tổng thống đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc. Sau khi người cộng sản toàn thắng trên Trung Hoa lục địa năm 1949, bà ở lại Trung Quốc và trở thành Phó Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bà còn có tên tiếng Anh là Rosamond. Bà được biết đến là "người mẹ của Trung Quốc hiện đại".[1]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Bà được sinh ra trong gia đình một nhà kinh doanhmục sư giàu có Tống Gia Thụ tại quận Hoàng Phố, Thượng Hải, quê gốc Văn Xương, bà theo học trường Motyeire dành cho nữ sinh ở Thượng Hải, và tốt nghiệp từ Wesleyan CollegeMacon, Georgia, Hoa Kỳ.

Tống Khánh Linh và Tôn Trung Sơn trong ngày cưới 1915

Bà kết hôn với Tôn Trung SơnNhật Bản vào ngày tháng 10 năm 1915 nhưng Tôn Trung Sơn trước đó đã kết hôn với Lô Mộ Trinh. Bố mẹ Tống Khánh Linh kịch liệt phản đối cuộc hôn nhân này do Tôn Trung Sơn lớn hơn Tống Khánh Linh 26 tuổi. Sau khi Tôn Trung Sơn mất năm 1925, bà đã được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương của Trung Hoa Quốc Dân Đảng năm 1926. Tuy nhiên, bà tự lưu vong ở Moskva sau khi Quốc Dân Đảng thanh lọc, đàn áp, giết hại những người thân cộng, thiên tả trong đảng này năm 1927.

Dù Tống Khánh Linh hòa giải với Quốc dân Đảng trong Chiến tranh Trung-Nhật (1937-1945), bà đã đứng về phe Cộng sản trong Nội chiến Trung Quốc. Bà đã không vào Đảng Cộng sản Trung Quốc mà lập ra Ủy ban cách mạng Quốc dân đảng Trung Quốc, một phần của Mặt trận thống nhất (hiện nay Ủy ban cách mạng Quốc Dân Đảng Trung Quốc vẫn tồn tại ở Trung Quốc, là chính đảng đứng thứ hai sau Đảng Cộng sản).

Năm 1939 bà đã thành lập Liên đoàn Phòng vệ Trung Hoa (China Defense League), sau này trở thành Viện Phúc lợi Trung Hoa (China Welfare Institute). Ủy ban của viện hoạt động chủ yếu về các vấn đề sức khỏe bà mẹ và trẻ em, giáo dục mầm non, và các hoạt động liên quan đến trẻ em.

Đầu thập niên 1950, bà đã thiết lập tạp chí China Reconstructs, nay có tên China Today Lưu trữ 2007-06-07 tại Wayback Machine, với sự trợ giúp của Israel Epstein. Tạp chí này được xuất bản hàng tháng (nguyệt san) bằng 6 thứ tiếng (tiếng Hoa, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ả Rậptiếng Tây Ban Nha).

Sau khi thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bà đã trở thành Phó chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chủ tịch Hội Hữu nghị Trung-Xô kiêm Chủ tịch danh dự của Liên đoàn Phụ nữ toàn Trung Hoa. Năm 1951 bà đã được trao Giải thưởng Hòa bình Stalin, (Giải thưởng Hòa bình Lenin sau khi Stalin bị phủ định), và vào năm 1953 một bộ sưu tập các bài viết của bà, Đấu tranh cho nước Trung Hoa mới, đã được xuất bản. Từ 1968 đến 1972 bà đã giữ chức đồng nguyên thủ quốc gia với Đổng Tất Vũ (董必武).

Ngày 16 tháng 5 năm 1981, hai tuần trước khi mất, bà đã được kết nạp vào Đảng Cộng sản Trung Quốc và đã được ban danh hiệu Chủ tịch danh dự Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa. Bà là người duy nhất được ban danh hiệu này.

Trong khi tất cả các anh chị em trong gia đình bà đều theo phe Trung Hoa Quốc dân Đảng, chẳng hạn cô em Tống Mỹ Linh, người đứng về phe chồng là Tưởng Giới Thạch và chạy ra Đài Loan cùng với chính quyền Trung Hoa Quốc dân Đảng, hoặc bà chị là Tống Ái Linh lấy chồng là Khổng Tường Hy theo phe Quốc Dân Đảng, duy nhất Tống Khánh Linh ở lại Trung Quốc đại lục theo Đảng Cộng sản Trung Quốc và là một hình ảnh được yêu quý ở Trung Quốc đại lục. Em trai bà là Tống Tử Văn từng làm Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Tài chínhThủ tướng Trung Hoa Dân Quốc.

Hình ảnh trong phim ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1997 một bộ phim điện ảnh Hồng Kông có tên "Chị em nhà họ Tống" (宋家皇朝), bà được nữ diễn viên Trương Mạn Ngọc đóng vai.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Jung Chang and Jon Halliday, Madame Sun Yat-Sen: Soong Ching-Ling (London, 1986); Penguin, ISBN 0-14-008455-X
  • Seagrave, Sterling. The Soong Dynasty: 1996, Corgi Books, ISBN 0-552-14108-9
  • Epstein, Israel. Woman in World History: The Life and Times of Soong Ching-ling: 1993, China Intercontinental press, ISBN 7-80005-161-7.
Tiền nhiệm:
Lưu Thiếu Kỳ
Quyền Chủ tịch CHNDTH
1968–1972
với Đổng Tất Vũ
Kế nhiệm:
Đổng Tất Vũ (một mình)
Tiền nhiệm:
Diệp Kiếm Anh
(Chủ tịch Nhân đại)
Chủ tịch CHNDTH
(Chủ tịch danh dự)

1981
Kế nhiệm:
Diệp Kiếm Anh
(Chủ tịch Nhân đại)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan