Tự do tôn giáo ở Việt Nam

Tự do tín ngưỡng và tôn giáo là quyền được thực hiện các hành vi tôn giáo, theo đuổi một tín ngưỡng của một cá nhân một cách tự do. Nó được nhiều người cho là một trong những quyền tự do căn bản của con người. Quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam được ghi nhận trong hiến pháp, ở điều 70 như sau:

  • Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.
  • Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.
  • Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.

Theo quy định của nhà nước Việt Nam, hoạt động tôn giáo cần tuân theo hiến pháp và pháp luật. Ngày 15 tháng 11 năm 2004, Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực thi hành sau khi được quốc hội thông qua. Theo pháp lệnh này, các giáo hội chủ động quyết định về nhân sự lãnh đạo giáo hội từ cấp trung ương đến cơ sở; việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm và thuyên chuyển chức sắc được các tổ chức Giáo hội thực hiện theo quy định tại hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo và thông báo, đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (điều 22). Cũng theo đó, tổ chức tôn giáo nào có hiến chương, điều lệ thể hiện tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc và không trái với quy định của pháp luật, có tổ chức nhân sự thích ứng thì được phép hoạt động (điều 16).

Một số diễn biến

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số chức sắc tôn giáo, trong đó một số thuộc giáo hội chưa được phép hoạt động, bị bắt với lý do, theo nhà nước Việt Nam, vi phạm pháp luật dân sự hoặc hoạt động chính trị trái phép.

Tổ chức Quan sát Nhân quyền (Human Rights Watch) thu thập một số báo cáo về các giáo hội không đăng ký trên vùng Tây Nguyên bị san bằng và một số tín đồ bị buộc từ bỏ đạo.

Linh mục Nguyễn Văn Lý, một tu sĩ được ân xá ngày 31 tháng 1 năm 2005, vốn bị kết án 15 năm tù (và 2 lần giảm án 5 năm) sau khi gửi thư điều trần tới Ủy ban Hoa Kỳ về tự do tôn giáo quốc tế. Ông bị khởi tố với hai tội danh: "không chấp hành quyết định quản chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền""phá hoại chính sách đại đoàn kết." Tháng 2 năm 2006, linh mục Nguyễn Văn Lý đã bị quản chế tại Bến Cũi, Thừa Thiên Huế, cũng với tội danh nêu trên. Những lãnh đạo của Giáo hội Việt Nam thống nhất, vốn không được nhà nước thừa nhận đã bị cầm cố trong chùa của họ suốt nhiều năm. Tuy nhiên nhà nước Việt Nam phủ nhận việc quản thúc này.

Một số vị lãnh đạo và tín đồ trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cũng đã bị giam giữ nhiều năm vì nỗ lực chống việc chính quyền đòi quyền tuyệt đối kiểm soát Giáo hội.[1]

Philip Taylor, một nhà nhân học ở Đại học Quốc gia Úc và là chuyên gia về tôn giáo Việt Nam, nhận định: "Tôn giáo phát triển ở Việt Nam ngày nay, khi xét về số lượng tín đồ và sự đa dạng tín ngưỡng". Nếu như trong thập niên 1980, ít ai đi dự các buổi lễ ở nhà thờ Công giáoTin lành thì nay chúng chật cứng người. Năm 2001, Giáo hội Tin lành miền Nam Việt Nam lần đầu tiên được chính thức công nhận. Các ngôi chùa mới xuất hiện trên khắp nước.

Ủy ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và nhiều tổ chức tự do tôn giáo quốc tế khác cho rằng ở Việt Nam quyền tự do tôn giáo còn nhiều hạn chế.

Ngày 06 tháng 01 năm 2011, Đại sứ Michael W.Michalak đã có cuộc họp báo kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam và trao đổi thêm về nhân quyền, theo đó ông khẳng định "về lĩnh vực nhân quyền, chúng ta đã thấy những tiến bộ, nét tích cực từ phía Việt Nam như việc Việt Nam đã đạt được những bước tiến lớn trong việc giảm nghèo hoặc mở rộng hoạt động của các nhóm tôn giáo". Ông cũng không quên nói thêm là "cũng còn những điều quan ngại".[2]

Phái đoàn Liên Hợp Quốc về tự do tôn giáo tới thăm Việt Nam 2014

[sửa | sửa mã nguồn]

Một phái đoàn LHQ về tự do tín ngưỡng, được Việt Nam mời thăm từ ngày 21 đến 31 tháng 7. Ngày cuối, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói chuyến thăm của phái đoàn thể hiện "thiện chí, thái độ hợp tác, cởi mở của Chính phủ Việt Nam". Tuy nhiên, đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về tự do tôn giáo Heiner Bielefeldt than phiền trong buổi phỏng vấn với đài Deutsche Welle (DW) của Đức hôm 4 tháng 8, ông bị 'cản trở' trong chuyến đi Việt Nam và không thể tiếp cận một số nhà hoạt động trong nước: "Một số các cá nhân đã bị ngăn cản không cho gặp tôi, một số khác thì bị cảnh cáo, đe dọa hoặc sách nhiễu. Bên cạnh đó, phái đoàn của tôi còn bị công an hoặc an ninh ngầm theo dõi và tính bí mật của các cuộc gặp riêng cũng bị vi phạm"[3][4].
Nhà báo Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, nói với đài BBC, công an TP HCM và một số địa phương khác đã "ngăn chặn không cho những người nằm trong số các chức sắc tôn giáo và nhân chứng, mà ông Bielefeldt có kế hoạch gặp gỡ nhằm kiểm chứng, ra khỏi nhà vào ngày 25/7/2014 và cả một số ngày sau đó", trong số đó có bản thân ông, các nhà hoạt động khác như bác sĩ Nguyễn Đan Quế, bà Dương Thị Tân (vợ ông Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày), cựu tù nhân chính trị Phạm Bá Hải, và hai mục sư Tin Lành là Nguyễn Hoàng Hoa và Nguyễn Mạnh Hùng[3].

Về vấn đề vi phạm tự do tín ngưỡng, ông Bielefeldt cho biết[3]:

  • "Nhiều người bị gây áp lực phải từ bỏ các hoạt động tôn giáo nhật định để đi theo các kênh được nhà cầm quyền công nhận."
  • "Họ phải đối mặt với các đợt trấn áp mạnh tay của công an, bị liên tục mời 'làm việc' với công an, các hoạt động tôn giáo bị giám sát chặt chẽ, các lễ hội tôn giáo bị quấy rối."
  • "Bên cạnh đó, họ còn bị giam lỏng tại gia, bị bắt giữ, đánh đập, tấn công, bị đuổi việc, mất phúc lợi xã hội, các thành viên trong gia đình bị gây áp lực, nơi cầu nguyện bị phá hủy..."

Báo cáo Quốc gia về thực hiện quyền con người ở Việt Nam theo cơ chế kiểm định kỳ phổ cập (UPR) chu kỳ II

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong Báo cáo Quốc gia về thực hiện quyền con người ở Việt Nam theo cơ chế kiểm định kỳ phổ cập (UPR) chu kỳ II được Liên hiệp quốc thông qua, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng:

Sách trắng Nhân quyền Việt Nam 2018 do Bộ Ngoại giao xuất bản

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Sách trắng Nhân quyền Việt Nam 2018 của Bộ Ngoại giao:

[6]

Nhận định của một số cá nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Tướng Nguyễn Hữu Có, Phó thủ tướng, kiêm Tổng trưởng Quốc phòng, đồng thời là Tổng tham mưu trưởng Việt Nam Cộng hòa:

Theo bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam:

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Vietnam: The Suppression of the Unified Buddhist Church”. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2010.
  2. ^ “Tin tức Thanh Niên Online - Báo điện tử, tin nhanh, tin mới, thời sự”. Thanh Niên Online. Truy cập 6 tháng 10 năm 2015.
  3. ^ a b c Phái viên LHQ kể việc bị 'cản trở' ở VN, BBC, 05.08.2014
  4. ^ UN expert: Vietnam 'failing to respect' freedom of belief, DW, 04.08.2014
  5. ^ http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/ctc_quocte/ptklk/nr040819162124/ns131204084101
  6. ^ Sách trắng Nhân quyền 2018 mang tựa đề "Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam", Bộ Ngoại giao, tr.19-23
  7. ^ http://www.tienphong.vn/xa-hoi/ong-nguyen-huu-co-su-sup-do-cua-chinh-quyen-sai-gon-cu-la-tat-yeu-7490.tpo
  8. ^ http://www.mofahcm.gov.vn/en/mofa/tt_baochi/pbnfn/ns170817170252

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Đầu Xạ Chú Pháp mạnh tới mức nào?
Đầu Xạ Chú Pháp mạnh tới mức nào?
Đầu Xạ Chú Pháp là một thuật thức di truyền của gia tộc Zen’in. Có hai người trong gia tộc được xác nhận sở hữu thuật thức này
Cách phân biệt Content Creator, Copywriter và Content Writer
Cách phân biệt Content Creator, Copywriter và Content Writer
Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ cho mấy ní cách phân biệt Content Creator, Copywriter và Content Writer nè
Nhân vật Zesshi Zetsumei - Overlord
Nhân vật Zesshi Zetsumei - Overlord
Zesshi Zetsumei (絶 死 絶命) là người giữ chức vị đặc biệt trong tổ chức Hắc Thánh Kinh.
Top phim lãng mạn giúp hâm nóng tình cảm mùa Valentine
Top phim lãng mạn giúp hâm nóng tình cảm mùa Valentine
Phim đề tài tình yêu luôn là những tác phẩm có nội dung gần gũi, dung dị, phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt là dành cho những trái tim đang thổn thức trong ngày tình nhân.