TON 618

TON 618
Thông tin cơ bản (Kỷ nguyên )
Chòm saoLạp Khuyển
Xích kinh12h 28m 24,9s[1]
Xích vĩ+31° 28′ 38″[1]
Dịch chuyển đỏ2,219[1]
Khoảng cách3,18 Gpc (1,04×1010 ly)[1]
LoạiChuẩn tinh[1]
Cấp sao biểu kiến (V)15,9[1]
Chú ýChuẩn tinh cực siêu sáng
Tên khác
FBQS J122824.9+312837, B2 1225+31, B2 1225+317, 7C 1225+3145[1]
Xem thêm: Chuẩn tinh, Danh sách chuẩn tinh
TON 618, được chụp bởi Sloan Digital Sky Survey Data Release 9 (DR9). Chuẩn tinh xuất hiện dưới dạng chấm sáng màu trắng xanh ở tâm. Có thể thấy ánh sáng của TON 618 làm lu mờ đi thiên hà chứa đựng nó.

TON 618 là một chuẩn tinh vô tuyến cách rất xa và rất sáng, có vị trí biểu kiến thuộc chòm sao Lạp Khuyển của thiên cầu Bắc. Các bằng chứng khoa học cho thấy TON 618 có lẽ chứa đựng một lỗ đenkhối lượng lớn nhất vũ trụ khả kiến, xấp xỉ 66 tỷ lần Khối lượng Mặt Trời.[2]

Kích thước của TON 618


Lịch sử quan sát

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước năm 1963, các chuẩn tinh vẫn chưa được công nhận nên việc quan sát thấy TON 618 vào năm 1957 chỉ được giả định như là một thiên thể chưa được biết đến khi đang khảo sát các sao xanh nhạt (sao lùn trắng) nằm cách xa mặt phẳng Ngân Hà. Trên các bức ảnh chụp bằng kính viễn vọng Schmidt đường kính 0,7 mét của Đài thiên văn quốc gia TonantzintlaPuebla, México, nó xuất hiện chỉ là một vệt tím mờ và được liệt kê số 618 trong danh sách Tonantzintla.[3]

Năm 1970, một cuộc khảo sát vô tuyến tại Bologna đã phát hiện ra sóng vô tuyến từ TON 618, chỉ ra rằng đó là một chuẩn tinh.[4] Marie-Helene Ulrich sau đó thu được quang phổ của TON 618 tại Đài thiên văn McDonald cho thấy các vạch quang phổ điển hình của một chuẩn tinh. Từ sự dịch chuyển đỏ của các vạch, Ulrich suy luận rằng TON 618 ở rất xa, và do đó là một trong những chuẩn tinh sáng nhất đã biết đến.[5]

Các quan sát cho thấy TON 618 là một chuẩn tinh với đĩa bồi tụ gồm các dòng khí nóng quay nhanh quanh một lỗ đen khổng lồ nằm ở trung tâm một thiên hà. Tập hợp các sao của thiên hà này không thể quan sát thấy từ Trái Đất vì chuẩn tinh này quá lớn. Ánh sáng bắt nguồn từ chuẩn tinh này được ước tính là 10,4 tỷ năm tuổi trước khi đến với Trái Đất. TON 618 có cấp sao tuyệt đối -30,7, tỏa sáng với độ sáng bằng 4×1040 watt, nghĩa là gấp 140 nghìn tỷ lần Mặt Trời, khiến nó trở thành một trong những thiên thể sáng nhất vũ trụ.[1]

TON 618 có phổ chứa các bức xạ rộng hơn nhiều so với đĩa bồi tụ quanh nó, cho thấy rằng các dòng khí đang chuyển động rất nhanh với vận tốc khoảng 7.000 km/s.[2][5] Điều đó chứng tỏ lỗ đen trung tâm có một sức hấp dẫn cực mạnh.

Kích thước của TON 618 có thể suy đoán thông qua độ sáng của chuẩn tinh.[6] Từ kích thước này và tốc độ quay, các phép tính cho thấy khối lượng của lỗ đen trung tâm vào khoảng 66 tỷ lần khối lượng Mặt Trời.[2] Với khối lượng này, TON 618 thuộc về một phân lớp mới của các lỗ đen siêu khối lượng.[7][8] Bán kính Schwarzschild tương ứng với khối lượng này có kích thước cỡ 1.300 AU (Đơn vị thiên văn) - AU là khoảng cách trung bình của Trái Đất và Mặt Trời, xấp xỉ 150 triệu km.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h “NED results for object TON 618”. NASA/IPAC EXTRAGALACTIC DATABASE.
  2. ^ a b c Shemmer, O.; Netzer, H.; Maiolino, R.; Oliva, E.; Croom, S.; Corbett, E.; di Fabrizio, L. (2004). “Near-infrared spectroscopy of high-redshift active galactic nuclei: I. A metallicity-accretion rate relationship”. The Astrophysical Journal. 614: 547–557. arXiv:astro-ph/0406559. Bibcode:2004ApJ...614..547S. doi:10.1086/423607. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2017.
  3. ^ Iriarte, Braulio; Chavira, Enrique (1957). “Blue stars in the North Galactic Cap” (PDF). Boletín de los Observatorios de Tonantzintla y Tacubaya. 2 (16): 3–36. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2017.
  4. ^ Colla, G.; Fanti, C.; Ficarra, A.; Formiggini, L.; Gandolfi, E.; Grueff, G.; Lari, C.; Padrielli, L.; Roffi, G.; Tomasi, P; Vigotti, M. (1970). “A catalogue of 3235 radio sources at 408 MHz”. Astronomy & Astrophysics Supplement Series. 1 (3): 281. Bibcode:1970A&AS....1..281C. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2017.
  5. ^ a b Ulrich, Marie-Helene (1976). “Optical spectrum and redshifts of a quasar of extremely high intrinsice luminosity: B2 1225+31” (PDF). The Astrophysical Journal. 207: L73–L74. Bibcode:1976ApJ...207L..73U. doi:10.1086/182182.
  6. ^ Kaspi, Shai; Smith, Paul S.; Netzer, Hagai; Maos, Dan; Jannuzi, Buell T.; Giveon, Uriel (2000). “Reverberation measurements for 17 quasars and the size-mass-luminosity relations in active galactic nuclei”. The Astrophysical Journal. 533: 631–649. arXiv:astro-ph/9911476. Bibcode:2000ApJ...533..631K. doi:10.1086/308704. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2017.
  7. ^ "Ultramassive" black holes may be the biggest ever found – and they're growing fast
  8. ^ “From Super to Ultra: Just How Big Can Black Holes Get?”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2018.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan