Thảo luận:Alexandros Đại đế

Chưa có tiêu đề

[sửa mã nguồn]

Alexandre Đại Đế là một vị vua, hoàng đế và một vị tướng rất dũng mãnh của đế chế Hy Lạp vĩ đại. Ông đã lập ra rất nhiều chiến công vang dội và mở rộng bờ cõi ra tận Châu Á nhưng quân của ông đã phải dừng lại ở Ấn Độ. Theo sử thi, Alexandre đại đế đã bị mưu sát một cách rất bí ẩn và ông chết trước khi kịp trăn trối lại điều gì. Cái chết của Alexandre đại đế cũng là khởi đầu cho một thời kì loạn lạc kéo dài của Hi Lạp và những quốc gia ông chiếm đóng được bằng những chiến công lịch sử của mình cũng đã giành lại được độc lập theo thời gian.thảo luận quên ký tên này là của QT (thảo luận • đóng góp).

Tên bài

[sửa mã nguồn]

Theo tôi người Việt biết ông vua này là Alexander Đại đế hơn Alexandros Đại đế. Ta hãy đổi tên bài là Alexander Đại đế.--Li Xiaolong (Thảo luận) 09:56, ngày 22 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi là người Việt, và tôi biết ông này với tên Á Lịch Sơn Đại đế thông qua Thanh Hoa sử ký, Alexandre Đại đế thông qua nhiều sách khác và A-lêch-xăng Đại đế khi đọc, trong các tên này không có cái nào là Alexander Đại đế cả. GV (thảo luận) 14:35, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trên Google thì Alexander Đại đế trội hơn hẳn, Grenouille vert tiên sinh ạ.--Huyền thoại Lý Tiểu Long (Thảo luận) 14:41, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mạn phép nhắc tí là Google không phải là ông tiên giải quyết được 100% sự việc, dù nó có thể có giá trị để tham khảo. Ông Sholokhov (xịn, ko phải là Sholokhov dởm trên wiki này) thì kêu là A-lêch-xăng-drơ Ma-kê-đôn-x-kốp, bên Pháp là là Alexandre, ở "Lịch sử thế giới cổ đại" thì kêu là A-lêch-xăng, người Anh là Alexander, bên Tây Ban Nha là Alejandro, tên gốc là Alexandros. Wiki ta ko phải tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, cái tên Alexan thì nghe kỳ quá (cứ như thuốc giảm đau Alaxan ấy :D) thôi thì ta dùng tên Hy Lạp Alexandros của ông ấy vậy. Nhắc mới nhớ, ngày xưa đọc truyện tranh Hisutorie của Iwaaki Hitoki thấy ông ấy viết Menadros, Phillipos,.... cả :D. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:49, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đa số các nhân vật lịch sử, thần thoại châu Âu được biết tới trong sách sử Việt Nam thông qua những tên gọi tiếng Pháp của họ (Alexandre Đại đế, thần Zeus-thần Dớt) vì sách Pháp là nguồn tư liệu tham khảo chính của thế hệ học giả Việt Nam hiện đại. Nhưng wikipedia muốn hạn chế tên Pháp vì thực ra nó cũng không chuẩn, dùng tên Anh (Alexander) thì quá vô lý vì ít sách dùng, nên cuối cùng mới dẫn đến việc dùng tên gốc hoặc chuyển tự Latinh (với các quốc gia không dùng mẫu tự Latinh) để đỡ gây tranh cãi. Ti2008 nên dừng việc đòi thay tên này tên khác chỉ vì "google nó nói thế", khi nào Ti2008 tham khảo các sách sử uy tín (Từ điển Bách khoa Việt Nam, Lịch sử Thế giới Cổ, Trung, Cận, Hiện đại,...) mà thấy có thắc mắc về tên thì hẵng đề nghị. GV (thảo luận) 15:06, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

"Google nó nói thế"?!? Tôi thắc mắc nên hỏi thế thôi, ko được ra ý kiến à? Sở dĩ tôi hỏi đổi tên này tên nọ là theo 1 lời cá cược của tôi với Sholokhov, tiên sinh hỏi ảnh đi là biết.--Huyền thoại Lý Tiểu Long (Thảo luận) 15:16, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC) Mà 2 cuốn sách của tôi (xem thảo luận đế quốc Ottoman đi thì biết) toàn dùng Alexander, Peter, v.v... Trừ Pyrrhus tức Pyrros ít được người Việt biết đến hơn.Trả lời

Please, don't châm dầu vào lửa. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:19, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ặc ặc, một câu nói nửa Việt nửa Anh (Livie ới ời).--Huyền thoại Lý Tiểu Long (Thảo luận) 15:21, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời
Mà Thập đại tùng thư (hỏi Khov) và sách của Plutarch (hỏi Ledinhthang đi thì biết) đều dùng Alexander.--Huyền thoại Lý Tiểu Long (Thảo luận) 15:22, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hỏi mình cũng được, mình cũng có sách "những anh hùng Hy Lạp cổ đại" của ông Pờ Lu Tác, nhưng mà các dịch giả không dịch từ bản gốc (quá dài, theo mình nhớ là đến 8000 trang), nên họ trích dịch 1 bản tiếng Anh nên ghi là Alexander. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:28, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Một lý do cá nhân khác khiến tôi không thích sử dụng tên tiếng Anh cho những bài không phải người Anh là vì tôi hay dùng sách Pháp, vì vậy tôi rất không đồng ý với việc dùng tài liệu tiếng Anh để làm quy chuẩn cho các môn khoa học xã hội. GV (thảo luận) 15:31, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vậy cái tên Alexandros được không ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:32, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Như đã nói ở trên, trong trường hợp tên Pháp thì không đúng, tên Anh thì không thông dụng (trong sách vở) thì tên gốc (hoặc chuyển tự Latinh của tên gốc) là lựa chọn trung hòa và tránh gây tranh cãi nhất. GV (thảo luận) 15:42, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

OK, vậy ta để thế đi. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:47, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nguyên nhân

[sửa mã nguồn]

Tại sao tôi gọi ổng là Alexander:

Cũng nên hiểu là tôi ko nói Google nói "Alexander the Great" thông dụng hơn "Alexandre le Grand", "Alexander Đại đế", "Alexandros" v.v. Tôi nói là Alexander Đại đế thông dụng hơn "Alexandros Đại đế" và "Alexandre Đại đế", A-lếch-xăng theo thiển ý tôi là dịch từ tiếng Anh, vì tiếng Pháp là A-lếch-xăng-đrơ mà tôi đã nghe trong BKTT VN.--Huyền thoại Lý Tiểu Long (Thảo luận) 02:32, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vậy tôi cho rằng tên bài nên là Alexander Đại đế - vì đây là tên phổ biến nhất, mà tôi đoán cái tên này chính là A-lếch-xăng. Các bạn còn nhớ thảo luận:Iceland chứ.--Huyền thoại Lý Tiểu Long (Thảo luận) 14:00, ngày 4 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tội gì chúng ta lại ko dùng 2 tên nhỉ? Nên để tên bài là Alexander Đại đế, rồi cho mấy đường link Alexandros Đại đế, Á Lịch Sơn Đại đế, Alexandre Đại đế v.v... đến đây. Tựa bài ghi:

Tôi vẫn ưu tiên tên gốc Hy Lạp vì ông này là người Hy Lạp. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:17, ngày 7 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đến đây tôi hoàn toàn thua (phất cờ trắng).--Huyền thoại Lý Tiểu Long (Thảo luận) 05:06, ngày 8 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vậy Sholokhov dùng luôn tiếng Nhật cho người Nhật nhé! Tên của bài vẫn chưa phải là tên gốc, chỉ Latinh hóa thôi. Ta nên dùng tên phổ nhất đối với người Việt chứ và Google là một chỉ số quan trọng về vấn đề này. Người đọc Wiki đâu chỉ là HS, SV hay GS đâu, là toàn thể người biết tiếng Việt đấy chứ; vẫn có thể đặt tên gốc ở ngay đầu bài viết - tôn trọng nguồn gốc ông này, còn tên bài nên dùng tên phổ biến nhất.123.19.187.208 (thảo luận) 10:51, ngày 4 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đoạn cuối về đời tư của Alexandros Đại đế không ổn

[sửa mã nguồn]

Các nhà khoa học và sử học Mỹ còn nói thêm: "Alexander Đại đế bị các vị thần trừng phạt và bắt ông uống nước sông Styx, nước của một dòng sông cực độc. Con sông này là vật ngăn cách giữa trần gian và địa ngục. Bất kể ai uống nước sông này đều sẽ bị cấm khẩu trong vòng 1 năm rồi sau đó sẽ chết, ngoại trừ các vị thần hoặc con của họ nếu uống nước sông này thì họ lại trở nên bất tử, ngược lại hoàn toàn với người trần gian."

Nhà khoa học và sử học nào nói thế này???

K biết ai biết đoạn này trong bài?? cũng công nhận là điều này làm mất mĩ quan của bài thật.--nemo (thảo luận) 03:19, ngày 11 tháng 8 năm 2012 (UTC)Trả lời

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Borrowed Time - bộ phim ngắn khá u tối của Pixar
Borrowed Time - bộ phim ngắn khá u tối của Pixar
Pixar Animation Studios vốn nổi tiếng với những bộ phim hơi có phần "so deep"
[Review sách] Thành bại nhờ giao tiếp | Sách Crucical Conversation
[Review sách] Thành bại nhờ giao tiếp | Sách Crucical Conversation
Hãy tưởng tượng giao tiếp như một trò chơi chuyền bóng, mục đích của bạn là chuyền cho đối phương theo cách mà đối phương có thể dễ dàng đón nhận
Một ma thần chưa rõ danh tính đang ngủ say tại quần đảo Inazuma
Một ma thần chưa rõ danh tính đang ngủ say tại quần đảo Inazuma
Giai đoạn Orobashi tiến về biển sâu là vào khoảng hơn 2000 năm trước so với cốt truyện chính, cũng là lúc Chiến Tranh Ma Thần sắp đi đến hồi kết.
Nàng công chúa mọt sách Vietsub
Nàng công chúa mọt sách Vietsub
Eliana là một người yêu sách và cũng là vị hôn thê của hoàng tử Christopher. Một ngày nọ cô biết một cô gái đã có tình cảm với hoàng tử