Thảo luận:Cộng hòa tự trị Nam Kỳ

Dự án Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Thiếu trích dẫn

[sửa mã nguồn]

Trang này nhiều đoạn thiếu trích dẫn, thậm chí người viết suy diễn theo quan điểm cá nhân không liên quan và rất dài dòng. Cần phải sửa lại, không thì xóa đi cho gọn bài viết. Minh.sweden (thảo luận) 11:34, ngày 27 tháng 2 năm 2021 (UTC)Trả lời

Untitled

[sửa mã nguồn]

Làm ơn đừng đổi thành "Tiêu bản:Lịch sử Việt Nam", cái tiêu bản hiện hành không có bài này, chỉ "Tiêu bản:Lịch sử Việt Nam (2)" có. 96.229.179.106

Tiêu bản LSVN2 là một tiêu bản tạm thời, chưa được chấp thuận. Xin đừng tự ý đưa nó vào trước khi nhận sự chấp thuận của cộng đồng. Nguyễn Hữu Dng 07:03, ngày 5 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nhưng tôi là người viết bài "Nam Kỳ quốc" này, tôi thích đưa cái gì vào thì kệ tôi. 96.229.179.106

Xin bạn hãy đặt lợi ích của cộng đồng lên trên, một bài viết không phải là tài sản của bất cứ cá nhân nào cả. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 07:45, ngày 5 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tiêu bản đang làm giao diện wiki nhỏ lại?

[sửa mã nguồn]

Hi 96.229.179.106 (và có lẽ là 67.150.172.239). Tôi rất trân trọng việc bạn đã bỏ không ít thời gian (3 tháng) để làm cái Tiêu bản:Lịch sử Việt Nam (2) này. Tôi cũng đã thấy cái Tiêu bản:Lịch sử Việt Nam. Theo tôi, cái nào cũng có một "cái lý" của người tạo ra và đôi khi "cái lý" của 2 tiêu bản nó mâu thuẫn nhau. Hai tiêu bản đều có những sự sáng tạo riêng và nếu để tôi biểu quyết chọn 1 trong 2 thì tôi sẽ bỏ phiếu trắng?! vì riêng tôi không thích những cái tiêu bản mà nó quá chi tiết, nó quá "ôm" nhiều thứ (mấy ngàn năm của lịch sử Việt Nam chỉ gói trong một tiêu bản), nó có thể giúp cho người tra cứu dễ dàng hơn (chưa chắc đâu nhé), hay nó muốn đầy đủ nhất (còn lâu mới đủ), hay đề cập đến những sự kiện lớn (xin lỗi, với lịch sử thật khó mà nói lớn hay nhỏ)...Tôi chỉ thấy như vậy: nó đang hạn chế tầm nhìn của người đọc thì đúng hơn. Giả sử bạn lên một máy tính màn hình CTR 15-17 inch mà đọc những bài có gắn (một trong hai) tiêu bản LSVN mà xem, xem thử nội dung cần đọc nó đã bị giới hạn theo chiều ngang màn hình, và phần nội dung chính của bài đó thì còn lại bao nhiêu? Đâu phải người đọc nào cũng có màn hình LCD (và LCD rộng) mà đọc/xem mới thấy được vẻ đẹp của tiêu bản và bài viết. Nó đang gây khó chịu cho người đọc thì đúng hơn, mà tại sao nó lại không quay ngang lại và nằm dưới bài viết như những tiêu bản khác? Và tại sao không chia cái tiêu bản lớn đó thành những tiêu bản nhỏ hơn (4-5 tb), ứng với những mỗi tiêu bản là mỗi giai đoạn, giữa giai đoạn trước - sau (và ngược lại) đều có mã liên kết tiêu bản, khi nào "gọi" thì nó mới hiện...

Nhắn những người tạo tiêu bản LSVN, LSVN (2)...: hãy trả lại không gian chính cho bài viết, đừng quá lạm dụng diện tích màn hình vốn bé bỏng, giao diện wiki vốn chật chội lại bị chật chội hơn vì "vướng" tiêu bản. Có người chỉ thích loạt bài về lịch sử hiện đại, đừng làm người ta khó chịu bởi vua Hùng, hay thời tiền sử...mà quên rằng người ta chỉ cần một tiêu bản có những sự kiện-giai đoạn mà người ta quan tâm mà thôi. Hãy làm để người ta đến đọc và dễ tìm những gì họ cần, chứ không phải vào xem đẹp xấu.

Lưu Ly 08:33, ngày 5 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi đồng ý với các phát biểu bên trên của Lưu Ly. Tôi cũng đã mang Tiêu bản:Lịch sử Việt Nam (2) sang biểu quyết xóa bài. Mekong Bluesman 13:33, ngày 5 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời
Thử xem tiêu bản LSVN2 có gì hay thì bổ sung cho tiêu bản LSVN, tôi thấy làm 2 cái tiêu bản độc lập cho cùng một mục đích có vẻ không theo phong cách Wikipedia lắm. Nguyễn Thanh Quang 13:37, ngày 5 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Vậy hãy mở khóa "Thảo luận Tiêu bản:Lịch sử Việt Nam". 96.229.179.106

Chữ Hán

[sửa mã nguồn]

@Betoseha: Tiên sinh à, Nam Kỳ quốc có liên quan tới Pháp, vậy thực chất nó đã hết sài chữ Hán rồi mà?---Meiji-tenno (Thảo luận) 06:40, ngày 1 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Lỗi trong Bản mẫu:Trả lời: Chưa nhập tên thành viên. "liên quan tới Pháp" doesn't mean its people's language is French nor they only use Chu Quoc Ngu. Many people at that time still understand and use Han-Nom. This can be proved by the Han-Nom characters on the banknotes of both North and South Vietnam in that period. -> French Indochina 1 Piastre 1946-1949, North Vietnam 100 Dong 1946-47....--서공·Tây Cống·セイコゥ? ủybanphụchoạthánnômviệtnam 07:15, ngày 1 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Chữ Hán đã bị loại hẳn ở Nam Kỳ từ năm 1878 và sau đó khu vực này chỉ dùng chữ Quốc-ngữ và chữ Pháp mà thôi, vậy mà bây giờ thành-viên Betosha nhất-quyết đưa vào trong bài xem ra không hợp lẽ. Việc dùng chữ Hán trong một số công-văn ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ (không phải ở Nam Kỳ) thì hẳn có vì triều-đình Huế còn chủ-quyền tượng-trưng trên hai xứ Bắc và Trung Kỳ nên vẫn dùng chữ Hán cho đến năm 1945 mới thôi. Hai chính-thể sau đó (QG VN) và (VNDCCH) vì cả hai cho mình là chính-thống tiếp-nhiệm triều Nguyễn nên có dùng chữ Hán nhưng việc đó cũng cực-kỳ ngắn-ngủi vậy. Dù sao đi nữa, việc đó cũng không thay đổi sự-kiện Hán-tự đã bị đào-thải ở Nam Kỳ từ lâu và không còn địa-vị gì, cho dù một mẩu thông-tin nhỏ-nhoi đi nữa. Duyệt-phố (thảo luận) 06:35, ngày 2 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đổi tên

[sửa mã nguồn]

Tôi xin phép đổi tên thành Cộng hòa tự trị Nam Kỳ để đúng với nguyên văn tiếng Pháp république autonome de Cochinchine. Còn các tên Nam Kỳ quốc, Nam Kỳ tự trị, Nam Kỳ Cộng hòa quốc,...là những tên gọi khác nhưng không đúng với tên hành chính do Pháp đặt ra. ASM (thảo luận) 23:07, ngày 22 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chuyện "diễm"

[sửa mã nguồn]

Yêu cầu traisg tìm nguồn cho vô bài trước khi hồi sửa sửa đổi của thành viên khác. Nói bao lần vẫn như chứng nào tật đó.--Vô tư lự (thảo luận) 17:14, ngày 2 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tại sao lùi sửa

[sửa mã nguồn]

Sao Nal lùi sửa :

Chính phủ Cộng hòa tự trị Nam Kỳ được Hội đồng Nam Kỳ thành lập ngày 27 tháng 5 năm 1946 với sự cho phép của Pháp, dưới tên gọi phổ biến "Nam Kỳ tự trị". Tuy nhiên, chính quyền này bị công luận cho là "bù nhìn" và ly khai, phá việc đất nước thống nhất, nên chỉ tồn tại trong thời gian ngắn rồi bị giải thể.

thành

Được Pháp thành lập từ 27 tháng 5 năm 1946, với chiêu bài "Nam Kỳ tự trị". Tuy nhiên, chính quyền này bị công luận cho là "bù nhìn" và ly khai, phá việc đất nước thống nhất, nên chỉ tồn tại trong thời gian ngắn rồi bị giải thể.

???

Đoạn Nal lùi sửa rất thiếu trung lập vì dùng những từ như "Được Pháp thành lập", "chiêu bài" nên tôi mới sửa lại.

Romelone (thảo luận) 15:49, ngày 15 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

Vậy thì nên sửa thành:
Chính phủ Cộng hòa tự trị Nam Kỳ về danh nghĩa được Hội đồng Nam Kỳ thành lập ngày 27 tháng 5 năm 1946, dưới sự cho phép của Pháp, với chiêu bài chủ đạo "Nam Kỳ tự trị". Tuy nhiên, chính quyền này bị công luận cho là "bù nhìn" và ly khai, phá việc đất nước thống nhất, nên chỉ tồn tại trong thời gian ngắn rồi bị giải thể.

Thái Nhi (thảo luận) 15:52, ngày 15 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

Đồng ý với Thái Nhi nên sửa như vậy cho chính xác và trung lập hơn. Không phải ai đàm phán với Pháp cũng đều là tay sai hết. Chính Bác Hồ cũng muốn tìm một giải pháp hòa bình cho VN bằng cách đàm phán với Pháp nhưng không thành công mà. Romelone (thảo luận) 15:55, ngày 15 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tôi lùi sửa lại đoạn gốc, bản chất nó thế nào thì giữ thế, bạn cố tình sửa để nó sai bản chất, hành động của bạn thế là sai. Bạn cho tôi hỏi cái chính phủ này do ai thành lập, mục đích gì, các tài liệu từ trước đến nay đều gọi cái chính phủ này là chiêu bài của Pháp tất. Vậy nên đừng cố sửa làm gì, tôi thấy bạn càng sửa thì đọc càng sai, chứng tỏ bạn sửa khi không hiểu bản chất của vấn đề. Nal (thảo luận) 15:57, ngày 15 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

Cần sửa một chút : "với chiêu bài chủ đạo" thành "với tên gọi phổ biến". Khi viết Wiki không nên để định kiến chi phối. Romelone (thảo luận) 15:58, ngày 15 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tài liệu nào thì Nal cứ trích dẫn ra và nói rằng những tài liệu đó cho rằng "Nam kỳ tự trị" là chiêu bài của Pháp. Như vậy mới bảo đảm tính trung lập của Wiki vì về mặt sự kiện không phải Pháp thành lập còn "chiêu bài" là đánh giá chủ quan.Romelone (thảo luận) 16:00, ngày 15 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

À, Chính phủ Nam Kỳ này không đàm phán với Pháp mà là do Pháp lập ra, do Pháp chỉ đạo và duyệt thành phần, từ Hội đồng đến Chính phủ. Chính vì vậy nó mới bị chỉ trích. "Nam Kỳ tự trị" là một chiêu bài, nhằm tách Nam Bộ ra khỏi khối thống nhất Việt Nam. Nó không phải là tên gọi chính phủ hay chính thể. Nếu nói tên gọi thì phải là "Nam Kỳ quốc". Thái Nhi (thảo luận) 16:02, ngày 15 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

Bạn đọc lại bài viết đi. Là do Hội đồng Nam Kỳ thành lập với sự cho phép của Pháp mà. Romelone (thảo luận) 16:03, ngày 15 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

Đừng có vặn vẹo nữa đi Romelone, chiêu bài là chiêu bài, cái gì mà là tên gọi hay sự cho phép của Pháp? Đừng có hiểu sai, tôi thấy bạn đang không hiểu vấn đề và thảo luận mông lung rồi đấy! Xin lỗi Thái Nhi chứ tôi thấy Romelone sửa các bài mà không hiểu đang sửa cái gì, điển hình như cái này đấy. Nal (thảo luận) 16:04, ngày 15 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

Khi viết Wiki không thể lấy đánh giá thay thế sự kiện. Quy định trung lập ghi rõ ràng điều này mà. Romelone (thảo luận) 16:06, ngày 15 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

Đọc lên trên sẽ thấy " Ủy viên Cộng hòa Nam Kỳ (Commissaire République, tức chức vụ mới lập để gọi người Pháp cầm đầu hành chánh ở Nam Kỳ) Jean Cédile cho lập Hội đồng tư vấn Nam Kỳ (Conseil consultatif de Cochinchine) với 12 ủy viên, trên danh nghĩa giúp người bản xứ tự quyết định tương lai xứ sở, nhưng cũng có thâm ý tách dần chính trị Nam Kỳ khỏi những biến động và thương thuyết ở Bắc và Trung Kỳ".Thái Nhi (thảo luận) 16:06, ngày 15 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

Vẫn không có chỗ nào nói rằng đây là "chiêu bài chủ đạo". "Chiêu bài chủ đạo" là kết luận từ sự kiện thành lập Nam kỳ tự trị. Nên để riêng ra. Tôi đề nghị viết là:

Chính phủ Cộng hòa tự trị Nam Kỳ về danh nghĩa được Hội đồng Nam Kỳ thành lập ngày 27 tháng 5 năm 1946, dưới sự cho phép của Pháp, với tên gọi phổ biến "Nam Kỳ tự trị". Đây được xem là một chiêu bài chủ đạo của Pháp nhằm tách Nam Kỳ khỏi những biến động và thương thuyết tại miền Trung và miền Bắc. Tuy nhiên, chính quyền này bị công luận cho là "bù nhìn" và ly khai, phá việc đất nước thống nhất, nên chỉ tồn tại trong thời gian ngắn rồi bị giải thể.

Romelone (thảo luận) 16:17, ngày 15 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

"Nam Kỳ tự trị" là một chiêu bài (hoặc lá bài) chính trị chứ không phải là tên gọi chính thể. Còn tên phổ biến bấy giờ là "Nam Kỳ quốc". Patti có đề cập sự kiện trong hồi ký mình như sau: "Cedile's major contributions to French-Vietnamese relations are his famous coup of 22-23 September 1945 in Saigon and in his signing of the extralegal convention on 3 June 1946, establishing the Autonomous Government of the Republic of Cochinchina with the pro-French President of the Provisional of the Republic of Cochinchina, Dr. Nguyen Van Thinh" (Archimedes L.A. Patti, Why Vietnam?). Thái Nhi (thảo luận) 16:34, ngày 15 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

Thì đây là kết luận của Patti mà. Có thể dùng nguồn Patti cho câu : "Đây được xem là một chiêu bài chủ đạo của Pháp ..." Romelone (thảo luận) 16:36, ngày 15 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

Vậy là cuối cùng quanh đi quẩn lại, nó vẫn là chiêu bài. Trong cuốn Những năm tháng không thể nào quên của đại tướng Võ Nguyên Giáp có nói đến chiêu bài, hay theo cách nói của ông là diễn trò "Nam Kỳ tự trị" đấy. Thảo luận một hồi thì thấy Romelone lòi đuôi không biết gì hết. Chấm dứt thảo luận ở đây được rồi đấy Romelone. Nal (thảo luận) 16:45, ngày 15 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tôi vừa đọc lại đoạn của Patti do Thái Nhi trích dẫn thì không thấy dùng từ "chiêu bài". Nếu tướng Giáp nói đây là chiêu bài thì dùng nguồn của tướng Giáp cho câu "Đây được xem là một chiêu bài chủ đạo của Pháp ..." vậy. Đó là trang mấy vậy Nal ? Để tôi dẫn nguồn. Romelone (thảo luận) 16:51, ngày 15 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

Một nguồn nữa nên dùng của Stein Tønnesson: "In Saigon, French authorities established a provisional Cochinchinese governmanet, but inasmuch as an overwhelming majority of southerners favored national unification, the provisional government only represented a tiny, wealthy, pro-French minority. It faced a hostile public opinion and an increasingly powerful guerrilla movement, led by the Vietminh in cooperation with the powerful religious sets. The French never trusted the Cochinchinese government enough to give it real power. The experiment Cochinchinese autonomy thus proved a failure". (Stein Tønnesson, Vietnam 1946: How the War Began). Thái Nhi (thảo luận) 16:53, ngày 15 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ dùng nguồn của tướng Giáp là chính xác nhất vì nguồn Stein Tønnesson nói rằng đây là một chính quyền lâm thời có quyền lực rất nhỏ không được dân chúng lẫn người Pháp tin tưởng do đó là một thất bại. Đây là những chi tiết hay nên đưa vào bài.Romelone (thảo luận) 17:00, ngày 15 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

Đọc lại cho kỹ những gì tôi viết ở trên. Vui lòng đừng xuyên tạc. Mục XIII trang 279, đọc thêm 336 để biết cao ủy Pháp ở Đông Dương lúc đó nói gì về Nam Bộ. Mà sao Romelone biết nguồn của tướng Giáp là chính xác nhất? Nal (thảo luận) 17:08, ngày 15 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

Thì tướng Giáp dùng từ "chiêu bài" chứ các nguồn khác có dùng từ này đâu. Nếu dựa vào nguồn Stein Tonnesson thì nên thêm vào đoạn sau:

Chính phủ Cộng hòa tự trị Nam Kỳ là một chính phủ lâm thời thân Pháp có quyền lực nhỏ bé. Cộng hòa tự trị Nam Kỳ không được công luận ủng hộ. Người Pháp cũng không tin tưởng giao thực quyền cho chính phủ này. Vì những lý do đó chính phủ Cộng hòa tự trị Nam Kỳ có thể được xem là một thất bại.[1]

Mục XIII trang 279, đọc thêm 336 để biết cao ủy Pháp ở Đông Dương nói gì thế ? Nal dẫn ra đây luôn đi. Romelone (thảo luận) 17:15, ngày 15 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

)) Lại xuyên tạc rồi, tôi đã nói rồi, đọc cho kỹ vào, đọc lớt pha lớt phớt thế này thì chả được cái ích gì đâu. Chẳng phải bạn muốn tôi dẫn nguồn sao, tôi dẫn rồi đó. Bạn nên tự tìm đọc đi, đọc cho kỹ vào nhé. Nal (thảo luận) 17:20, ngày 15 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

Mục XIII trang 279 của tác phẩm nào ? Nal trích ra luôn đi để tôi khỏi tốn thời gian tìm đọc. Romelone (thảo luận) 17:22, ngày 15 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tớ chen ngang 1 tý, Nal có vẻ rất nóng tính và thích ép buộc Romelone, bạn nên bình tĩnh thảo luận, đã ngồi trên bàn cờ mà thế của bạn cứ thấp thỏm như thế sao thảo luận. Tôi thấy Romelone dù đúng dù sao cũng rất bình tĩnh. Bạn nên học để thảo luận cho nó đồng thuận. Có nguồn thì đọc, tìm hiểu, nghiên cứu thôi, việc gì cứ hở 1 tý là chê. Thêm nữa, Nal coi chừng gió đảo chiều đấy.  TemplateExpert  Thảo luận 17:31, ngày 15 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

"Chiêu bài" là 1 từ không trung lập, nếu dùng phải ghi rõ nguồn do ai nói, nói ở đâu? Đặc biệt nếu nguồn dẫn là hồi ký thì càng phải ghi rõ như thế. Tránh trình bày nó như là 1 sự thật hiển nhiên cần/nên được công nhận như thế. Tôi thấy cách Romelone trình bày khá thận trọng và đa chiều. Nal lại cứ thích là chuyên gia. Nói tóm lại, theo quan điểm cá nhân của tôi, khi viết về lịch sử nên trình bày theo kiểu sự kiện, không nên nhận xét đánh giá. Nếu muốn nhận xét và đánh giá, phải có mục riêng, và ghi rõ từng ý kiến nhận xét đánh giá, do ai nói, nói ở đâu? Nếu muốn lồng vào, thì câu nào có ý đánh giá nhận xét, cũng nên ghi rõ là đó là ý kiến của ai, nói ở đâu. Khi tôi dịch bài Hiện tượng 2012, bên wiki tiếng Anh khi họ viết về phần phủ nhận, chỉ trích hay ủng hộ 1 quan điểm, họ đều ghi rõ như thế, ông tiến sĩ A nói trong cuốn sách B như thế như thế. Chứ họ không trình bày như kiểu mà đa số các bài lịch sử chính trị vốn hay bị tranh cãi ở wiki tiếng Việt thường viết. Tôi trích ra 1 đoạn trong bài đó cho các bạn xem:

Năm 1975, sự việc kết thúc b'ak'tun đã trở thành chủ đề nghiên cứu của một số tác giả New Age, những người tin rằng điều này sẽ tương ứng với một "sự thay đổi ý thức" toàn cầu. Trong cuốn sách Mexico Mystique: The Coming Sixth Age of Consciousness, Frank Waters liên kết ngày 24 tháng 12 năm 2011[c] của Coe, với thuật chiêm tinh và những lời tiên tri của thổ dân Hopi[46], trong khi đó thì cả Argüelles José (trong cuốn The Transformative Vision[47]) và Terence McKenna (trong The Invisible Landscape[48][49]) đều bàn luận về tầm quan trọng của năm 2012, nhưng không đưa ra một ngày cụ thể. Năm 1987, Argüelles sau khi nắm bắt được sự kiện Harmonic Convergence (tiếng Việt: hội tụ hài hòa) đã định ra ngày 21 tháng 12 trong cuốn The Mayan Factor: Path Beyond Technology[50][51], ông tuyên bố vào ngày đó trái đất sẽ đi qua một "chùm ánh sáng" rất lớn từ trung tâm của Ngân hà, và cho rằng người Maya đã liên kết lịch của họ với một dự đoán về sự kiện đó[52]. Aveni bác bỏ tất cả các tác giả này.[53]

Trong đoạn này, họ dùng các nguồn xịn đàng hoàng (nguồn nghiên cứu, chứ không phải nguồn "dởm" như hồi ký), mà đối với vấn đề quan điểm họ vẫn thận trọng ghi rõ đó là ý kiến của ai phát biểu ở đâu, tránh việc áp đặt người đọc phải suy nghĩ theo hướng của người viết dẫn dụ. Trong trường hợp này tôi không biết Romelone hay Nal mới là người có đuôi để lòi? (Nal thích dùng từ lòi đuôi lắm mà?) majjhimā paṭipadā Diskussion 22:54, ngày 15 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tôi nói rồi, Romelone có đọc thảo luận của tôi ở trên đâu. Tôi đã nhắc đi nhắc lại Romelone đọc kỹ những gì tôi viết rồi. Rất tiếc là thành viên này không chịu đọc kỹ. Ở trên tôi đã viết rất rõ ràng như thế này: "Trong cuốn Những năm tháng không thể nào quên của đại tướng Võ Nguyên Giáp có nói đến chiêu bài, hay theo cách nói của ông là diễn trò "Nam Kỳ tự trị" đấy." Trang nào tôi cũng đã dẫn ra rồi: "Mục XIII trang 279, đọc thêm 336 để biết cao ủy Pháp ở Đông Dương lúc đó nói gì về Nam Bộ."
Trang 279 hồi ký "Những năm tháng không thể nào quên" của tướng Giáp viết: "các vai tuồng của Xêđin ("ủy viên Cộng hoà Pháp" tại Nam Kỳ) chưa sẵn sàng để diễn trò "Nam Kỳ tự trị" (ý nói đến các nhân vật do Xêđin hay phủ cao ủy Sài Gòn dựng lên để đưa vào bộ máy chính phủ Nam Kỳ tự trị)".
Trang 336 hồi ký của tướng Giáp viết như thế này: "Ngày 12 tháng 11, Moóclie chuyển cho Chính phủ VNDCCH một thông điệp của cao ủy Pháp tại Đông Dương là Đắcgiăngliơ. Theo viên cao ủy thì Nam Bộ là đất của Pháp, chính thể Nam Bộ chỉ nghị viện Pháp mới có thể quyết định thay đổi đựoc bằng cách duyệt y kết quả cuộc trưng cầu ý dân (ý nói đến cuộc trưng cầu ý dân tại Nam Kỳ về việc thống nhất với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Một điều khoản trong Hiệp định sơ bộ Pháp - Việt (1946))." Như vậy Pháp không hề muốn có cuộc trưng cầu dân ý này, và thực tế là cũng chả có. Pháp hiển nhiên coi Nam Bộ là một vùng đất của Pháp, vậy thì cái chính phủ Nam Kỳ tự trị do Pháp dựng lên không phải để phá hoại sự thống nhất của nước Việt Nam sao? Dùng từ chiêu bài ở đây là chính xác, chả có gì là không trung lập cả. Nal (thảo luận) 16:38, ngày 17 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời
Một từ có trung lập hay không nằm ở nghĩa của từ chứ không nằm ở ngữ cảnh dùng từ này. Nal nên phân biệt như thế. Ví dụ, đối với tôi bố tôi là người vĩ đại. Vĩ đại dùng trong ngữ cảnh tôi nhận xét về bố tôi là "chính xác" như cách Nal nghĩ cho từ "chiêu bài" ở trên. Tuy nhiên, bản thân từ "vĩ đại" là 1 từ không trung lập, wiki xếp vào nhóm ngôn ngữ loài công. Cho nên khi dùng từ này, phải kèm theo 1 số điều kiện nhất định. majjhimā paṭipadā Diskussion 17:25, ngày 17 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tham khảo

  1. ^ Stein Tonnesson, Vietnam 1946: How the War Began, University of California Press, 2010, trích: "In Saigon, French authorities established a provisional Cochinchinese governmanet, but inasmuch as an overwhelming majority of southerners favored national unification, the provisional government only represented a tiny, wealthy, pro-French minority. It faced a hostile public opinion and an increasingly powerful guerrilla movement, led by the Vietminh in cooperation with the powerful religious sets. The French never trusted the Cochinchinese government enough to give it real power. The experiment Cochinchinese autonomy thus proved a failure."

NKVD Việt Nam

[sửa mã nguồn]

"trao quyền kiểm soát cho Quốc gia Tự vệ Cuộc của Việt Minh - cơ quan tương tự NKVD lập tại Sài Gòn, nhưng thể chế này tồn tại mới non một tháng thì Nam Bộ kháng chiến nổ ra"

Nghe văn tôi có cảm giác ông Tờ-rốt-kít nào viết ấy nhỉ, quốc gia tự vệ cuộc chỉ là một cơ quan của Ủy ban Hành chính Nam bộ, đã thể còn so sánh với "NKVD" trong khi cái tự vệ cuộc chỉ là một nhúm cảnh sát theo phe cách mạng và thanh niên, nếu coi ảnh của TVC ta thấy họ còn tơi tả hơn quân giải phóng việt nam lúc khởi nghĩa hà nội, gần như không có đồng phục. Trong khi Việt minh chẳng kiểm soát nổi lực lượng quân sự của các giáo phải và đảng quốc gia khác thì "NKVD" có chăng là cái mác mấy ông tờ-rốt-kít thiết vẽ chuyện thành "ôi xta-lin-nít đàn áp cách mạng chân chính!!!". Nếu không ai phản đối, tôi sẽ xóa đoạn này, dù sao cũng không có nguồn dẫn.

Quangsp (thảo luận) 07:04, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng ngày 19 tháng 9 năm 2022

[sửa mã nguồn]

115.72.120.161 (thảo luận) 16:19, ngày 19 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời

 Không thực hiện: không rõ bạn muốn thực hiện những thay đổi nào. Hãy đề cập đến những thay đổi cụ thể, chẳng hạn như xin thay đổi "X" thành "Y" và cung cấp nguồn đáng tin cậy phù hợp. Anster (thảo luận) 08:27, ngày 30 tháng 5 năm 2023 (UTC)Trả lời

Bản đồ

[sửa mã nguồn]

Sao không dùng bản đồ Nam Kỳ thông thường mà lại dùng cái mà chỉ thể hiện không hoàn chỉnh lãnh thổ Đông Dương? Bản đồ hiện tại rất không hợp lý. "Vùng màu xám thể hiện Nam Kỳ" nhưng ngoài màu xanh của ĐD thì còn lại đều xám cả. Nên đề xuất dùng này hoặc có bản đồ mới.

– Daeva Trạc (thảo luận) 18:28, ngày 6 tháng 5 năm 2023 (UTC)Trả lời

Tôi hoàn toàn đồng ý, chẳng hiểu sao các quản tri viên không hề quan tâm gì trang này vậy. NightJasian (thảo luận) 06:18, ngày 24 tháng 6 năm 2023 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng ngày 24 tháng 6 năm 2023

[sửa mã nguồn]

Thay đổi bản đồ, hiện đang sử dụng tập tin IndochinaminusCochinchina.png, nhưng cái bản đồ này rất khó hiểu và kỳ lạ, cũng như chỉ duy nhất ở trang wiki tiếng Việt sử dụng. Nên thay bằng file https://commons.wikimedia.org/wiki/File:Map_of_the_Provisional_Central_Government_of_Vietnam_and_the_Autonomous_Republic_of_Cochinchina_1948_(Vietnamese_-_Latin_script).png NightJasian (thảo luận) 06:15, ngày 24 tháng 6 năm 2023 (UTC)Trả lời

no Từ chối Yêu cầu không được chấp nhận do thành viên đã bị cấm vô hạn. Ayane aka. eunn 13:32, ngày 1 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng ngày 18 tháng 10 năm 2023

[sửa mã nguồn]

Tag Korp Revival (thảo luận) 12:10, ngày 18 tháng 10 năm 2023 (UTC)Trả lời

no Từ chối. Yêu cầu không nội dung. ...D (thảo luận) 20:19, ngày 29 tháng 8 năm 2024 (UTC)Trả lời
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan