Thảo luận:Chiến dịch Lam Sơn 719

Chưa có tiêu đề

[sửa mã nguồn]

Ngày 30-1-1971, Mỹ-ngụy mở cuộc hành quân Lam Sơn 719, tiến ra đường số 9 và Nam Lào, nhằm đánh chiếm Sê Pôn và chặn phá đường mòn Hồ Chí Minh. Chúng huy động tới hơn 3 vạn quân chủ lực, 450 xe tăng, 250 khẩu pháo, 700 máy bay, chia làm 3 hướng: cánh quân chủ yếu vượt qua Lao Bảo đến Bản Đông; hai cánh còn lại dùng trực thăng đổ bộ xuống các điểm cao bên đường 9, đồng thời huênh hoang tuyên bố: “Sẽ đón các nhà báo quốc tế tại Sê Pôn”...

Song suốt cả tháng ròng, địch vẫn không tới được Sê Pôn. Chúng tiến tới đâu là bị đánh tơi bời tới đó. Trên hướng chủ yếu của địch, trung đoàn 102 (Sư đoàn 308) diệt gọn tiểu đoàn biệt động trên đồi 500; trung đoàn 64 (Sư đoàn 320) tiêu diệt tiểu đoàn dù, đánh chiếm sở chỉ huy lữ đoàn 3, bắt sống đại tá lữ đoàn trưởng Nguyễn Văn Thọ; trung đoàn 36 (Sư đoàn 308) diệt gần hết xe tăng, xe thiết giáp của thiết đoàn 17... Địch buộc phải đưa thê đội 2 vào tham chiến, thì sư đoàn 2 của ta chặn đứng ngay sư đoàn 1 ngụy ở Phu Rệt; sư đoàn 324 vây chặt lữ đoàn thủy quân lục chiến 147 ở các điểm cao 550, 532... Ngày 7-3-1971, Trung tướng Hồng Cư (khi đó phụ trách công tác tuyên huấn mặt trận) báo cáo với Đại tướng Lê Trọng Tấn (khi đó là Tư lệnh trưởng mặt trận): “Việt Nam Thông tấn xã báo cho Cục Tuyên huấn là ngụy Sài Gòn hủy bỏ kế hoạch đưa phóng viên báo chí phương Tây đến Sê Pôn...”. Chỉ nghe có thế, Đại tướng Lê Trọng Tấn (người được mệnh danh là “Giu-cốp Việt Nam”) đã nói ngay: “Địch sắp rút”... Và ngay hôm sau, lời kêu gọi của Đảng ủy và Bộ chỉ huy mặt trận đã được truyền xuống các đơn vị: “Thời cơ chuyển sang tiến công trên toàn mặt trận đã đến! Diệt và bắt sống thật nhiều địch! Phá hủy thật nhiều phương tiện chiến tranh của chúng! Đập tan cuộc hành quân Lam Sơn 719! Bảo vệ vững chắc con đường mang tên Bác, giành toàn thắng cho chiến dịch”...

Mười ngày tiếp đó, từ các mũi, hướng, quân ta dồn dập tấn công. 18-3-1971, địch bỏ Bản Đông tháo chạy, và cuộc hành quân Lam Sơn 719 đã bị đập tan!

thảo luận quên ký tên này là của 58.187.90.86 (thảo luận • đóng góp).

thuc su chien dich lam son[ tran ha lao`] thu su ben vnchoa` da chen thang mac du bao chi the gioi da bac bo dieu nay. li do nhung chuyen may bay cho xac linh vnam cong hoa tu tran ngay cang nhieu. neu tran halao the gioi cho rang viet cong da chien thang thi hoi lam sao de cho quan doi vnam cong hoa` rut ve ko bi chan danh va phuc kich. va sau tran halao` thi su doan du con tiep tuc di TAN CANH de giai thoat can cu hoa luc so 6 chi trong vong 14 ngay?.neu quan luc viet nam cong hoa` thua tham bai thi lam sao co du tinh than de di danh nham giai toa can cu hoa luc so 6?.

thảo luận quên ký tên này là của 203.162.189.56 (thảo luận • đóng góp).

Tronmg chiến dịch đường 9 Nam Lào có trận dánh danh tiếng, ngụy báo cáo với Mỹ diệt 25 xe tăng T55, mất 1 xe tăng ngụy. Lúc đó thầy mỹ ọe ra mật vàng, ông ta giải thích cho ngụy rằng T55 không có ở đấy. Thực chất, ta bỏ lại một T54 hỏng, Ngụy chụp ảnh dẫn chứng cho 25 xe T55 cháy. Sau đó thì... xe ta lại về ta, ngụy chạy nhanh quá không kịp nổ. Mà ai không biết gõ có dấu vẫn thông thái thế nhỉ, mà tại sao thông thái thế mà không học được cách gõ có dấu nhỉ. 30 năm hơn rồi vẫn còn mấy ngụy già.

Trình độ quân sự của ngụy già rất tồi, một trong số đó là sư đoàn dù. Tuy là một sư đoàn nhưng chưa bao giờ tác chiến với tư cách là một sư đoàn, chỉ là những tiểu đoàn và lữ đoàn độc lập (có khi ngụy đẻ ra sư đoàn trường cho thêm suất lương). Xe tăng biên chế độc lập nhưng lại chiến đấu cùng bộ binh, rất nhiều xe tăng và bọc thép nhưng chưa bao giờ có binh chủng hợp thành. Trong khi đó, năm 1971 và 1972 quân ta đã thực hành chiến đấu cấp quân đoàn và thành lập chính thức các quân đoàn binh chủng hợp thành năm 1974. Năm 1975 chiến đấu, tổ chức cấp phương diện quân rồi.

AE 18:51, ngày 23 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đây là wiki cho người Việt Nam, chúng ta lại có những người thuộc về cả hai phía. Vì vậy, từ ngữ dùng trong này phải khách quan, tránh miệt thị. Vậy nên cần dùng danh xưng chính thức của cả hai phía trong các diễn đạt, không dùng các từ như ngụy, địch...

Về đánh giá thắng bại, theo tôi là không cần thiết. Điều chủ yếu là mô tả khách quan và chính xác các diễn biến, các số liệu; còn đánh giá thế nào là tùy quan điểm của người đọc

thảo luận quên ký tên này là của Vuquocdai (thảo luận • đóng góp).

Hình như là phá hoại, xấu tính quá, sao không ai quản lý à

[sửa mã nguồn]

(hiện) (trước) 06:49, ngày 21 tháng 5 năm 2007 203.166.99.252 (Thảo luận) (26.839 byte) (→Tổn thất)

http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Chi%E1%BA%BFn_d%E1%BB%8Bch_Lam_S%C6%A1n_719&diff=577945&oldid=574061

Tôi chuyển thành tự chiến đấu, đây là chiến dịch tiến công, tự vệ có thể nhiều người hiểu nhầm thảo luận quên ký tên này là của AE (thảo luận • đóng góp).

Người "quản lý" của một bài viết là những người quan tâm đến việc làm sửa đổi để tănh chất lượng của bài, sửa các phá hoại, bỏ các ý kiến cá nhân, thêm các lối nhìn khác nhau của mục đề, thảo luận để tìm ra được consensus cho bài viết...
Các người quản lý (quá ít tại đây) đã có quá nhiều việc khác, chúng ta không thể đòi hỏi họ làm tất cả các việc.
Mekong Bluesman 00:02, ngày 24 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời
    • CUỘC HÀNH QUÂN LAM SƠN 719 CỦA VNCH NHƯNG MƯU ĐỒ CỦA MỸ.

Đọc bài Trung Ương Cục Miền Nam sẽ thấy cuộc hành quân này là nối tiếp sau các cuộc hành quân của Mỹ và VNCH ở Cam Bốt. Nó cho thấy ý định của Mỹ là muốn sớm chiến thắng VC ngay trong năm 1971.

Tất cả đó là chiến lược của Mỹ. Nhưng từ khi hành quân sang Cam Bốt thì quân đội VNCH tham dự những trận đánh là chủ yếu, Mỹ chỉ yểm trợ không quân và rất ít khi họ cho quân tham chiến bên ngoài lãnh thổ VNCH.

Cho nên tài liệu này nói rằng có quân Mỹ trong trận Hạ Lào (Lam Sơn 719) là không đúng. Đó là trận đánh DO NHU CẦU CỦA MỸ, NHƯNG CHỈ CÓ QUÂN VNCH THAM CHIẾN, MỸ CHỈ YỂM TRỢ KHÔNG QUÂN MỘT CÁCH GIỚI HẠN.

1) Tổng kết sự kiện là quân đội VNCH bị thua trong trận đó.

2) Nguyên nhân tại sao có chiến dịch Lam Sơn 719? Đó là vì Mỹ muốn đánh gấp rút, bắt sống Trung Ương Cục Miền Nam của VC. Bằng cách cố gắng đánh từ vùng Mỏ Vẹt, rồi sang Cam Bốt, nhưng không bắt được Trung Ương Cục miền Nam; tới đó thì Mỹ muốn Việt Nam Hóa Chiến Tranh. Khi Trung Ương Cục Miền Nam của VC chạy sang Lào thì Mỹ vẫn muốn tìm bắt và diệt nên mới quyết định một cuộc tấn công chiếm "Sê Phôn".

Trong ước muốn nhanh chóng diệt hết VC (để có hòa bình và rút quân về); nhưng Mỹ lại cảm thấy mệt mỏi nên muốn Việt Nam Hóa Chiến Tranh, cho nên tổng thống Mỹ khi bắt đầu quyết định thay đổi chiến thuật đó ông đã muốn một trận đánh sang Lào đó để phô trương cho dư luận Mỹ.

Chính trận Lam Sơn 719 đó đã quyết định tương lai quân sự và chính trị cho chiến tranh VN nói chung và VNCH nói riêng. Tổng thống Nixon muốn có một trận đánh lớn ở Lào như vậy để nói với người Mỹ rằng họ đã thắng trận ở VN, diệt được Trung Ương Cục Miền Nam của VC, và bây giờ họ có thể Việt Nam hóa chiến tranh, giao các đồn bốt của họ lại cho quân đội VNCH.

Nguyên nhân thua là do Mỹ. Mỹ chủ trương như thế, và chiến lược kiểu Mỹ như thế nên VNCH bị thua. Thứ nhất là Mỹ khinh địch, không biết ước lượng khả năng của mình. Thứ hai là vì Mỹ chủ quan, không tùy thuộc vào phía VNCH trong chiến tranh VN (khi đã là đồng minh của nhau thì cả hai đều phải tùy thuộc lẫn nhau, lính Mỹ chết nhiều ở VN là vì thái độ chủ quan đó của Mỹ). Thứ ba là Mỹ muốn mau có chiến thắng để chấm dứt chiến tranh. Thứ tư là vì đó chỉ là cuộc chiến tranh quy ước của tổng thống Mỹ, nên tổng thống Mỹ chỉ được quyền xử dụng hạn chế khả năng quân sự của Mỹ.

3) Về phía VNCH: VNCH lúc đó đã diệt hầu hết VC ở trong nước, đuổi hết VC ra khỏi nước Cam Bốt. Cam Bốt đa số là đồng bằng nên VC không có chỗ ẩn núp, dân Cam Bốt thì không nuôi chứa VC như một số dân miền Nam; nên quân VNCH đuổi tới đâu thì VC chạy khỏi chỗ đó, chạy dần lên Battangbang rồi chạy sang Lào. Hồi tết năm 1971 đó, dân VNCH nghe đồn là quân đội VNCH sẽ Bắc Tiến, vì hầu như đuổi hết VC ra khỏi đất nước rồi.

Thế nhưng từ khi tướng Nguyễn Viết Thanh và Đỗ Cao Trí bị chết vì nổ máy bay trực thăng thì có nhiều vấn đề khó hiểu trong chiến tranh VN. Thứ nhất tướng Đỗ Cao Trí là một tướng bách chiến bách thắng của quân đội VNCH, ông ta có nhiều bất đồng quan điểm quân sự với cố vấn và các tướng lãnh Mỹ. Khi bàn tới hành quân sang Lào, ông ta đề nghị phải để không quân Mỹ dưới sự điều động của ông ta thì ông ta mới dám bảo đảm chiến thắng. Cả hai tướng Thanh và Trí đều bị nổ máy bay trực thăng rồi chết. Cái chết rất khó hiểu, người ta không tìm ra lý do nào ngoài việc nghi rằng Mỹ đã giết hai ông tướng tài giỏi đó.

Cuộc hành quân Lam Sơn 719 mới đầu Mỹ nói là sẽ phối hợp lực lượng với VNCH, nhưng tới phút chót thì phía Mỹ không cho lính Mỹ tham dự, mà chỉ cho không quân yểm trợ. Rồi đến lúc thực sự cần nhiều không quân yểm trợ thì máy bay Mỹ chẳng đến, họ nói là vì thời tiết xấu.

Vì sao cuộc hành quân Lam Sơn 719 thất bại:

1) Mỹ đã làm lộ cuộc hành quân đó ngay từ tòa bạch ốc. VC đã biết trước là và chuẩn bị phòng thủ ở đó.

2) Khi Nixon đòi hỏi TT Thiệu phải mở cuộc hành quân như thế thì TT Thiệu lúc đầu từ chối vì biết 90% là sẽ thất bại và bị nướng quân ở đó. Nhưng Nixon cứ nằng nặc ép buộc TT Thiệu phải làm điều đó. Cuối cùng TT Thiệu đã phải làm như vậy. Ông Thiệu cũng hiểu rằng nếu có thắng trận đó thì VNCH cũng tốn rất nhiều xương máu, vậy thì làm sao có đủ quân để giữ nó sau đó; và như thế thì đánh để làm chi cho tốn xương máu? Cho nên việc TT Thiệu tuyên bố chỉ cần tiến tới được "Sê Phôn", tôi nghĩ nghĩa là chỉ nhằm đáp ứng cho đòi hỏi của Nixon mà thôi.

3) Trong trận đó quân số của VNCH không bằng nửa quân phòng thủ của VC chờ sẵn ở đó, vũ khí cũng không dồi dào như của quân VC. Còn yểm trợ bằng không quân thì Mỹ chỉ hứa suông, bởi vì không có quân Mỹ chiến đấu trong đó nên khi gặp khó khăn Mỹ đã để cho hàng chục ngàn quân VNCH bị kẹt ở Lào. Khác hẳn với trận Khe Sanh, trong đó chỉ có 6000 lính Mỹ bị VC bao vây mà không quân Mỹ ở Thái Bình Dương và Thái Lan đã ngày đêm quần thảo tiếp tế cho lính của họ, lại còn cả Tòa Bạch Ốc cũng theo dõi từng phút diễn tiến nếu quân VC tấn công vô thì họ sẽ mang tất cả lực lượng không quân ở Mỹ sang tiếp cứu. Cho nên Võ Nguyên Giáp đã chịu thua không dám bùng nổ trận "Điện Biên Phủ" thứ hai ở đó.

4) Quân đội VNCH lúc đó phấn khởi để có thể đổ bộ ra đánh ngoài Bắc, nhưng Mỹ đã muốn ngưng từ đó. Tới đó Mỹ muốn rút về sớm nên họ vô cùng sai lầm về chiến thuật trong việc đòi hỏi quân đội VNCH đánh sang "Sê Phôn". Thực ra nếu đánh thẳng ra ngoài Bắc để chiếm Hà Nội thì chắc chắn dễ dàng hơn nhiều và nó nằm trong khả năng của quân đội VNCH, vì lúc đó những quân tinh nhuệ của VC đều dồn hết ở phía Bắc sông Bến Hải và ở Hạ Lào.

5) Chính sách của Mỹ trong chiến tranh VN là chiến tranh quy ước, giới hạn trong việc phòng thủ miền Nam chứ không tiêu diệt chế độ CS Hà Nội. Và vì Mỹ chỉ chú tâm đến việc phòng thủ (không dám tấn công, vì sợ gây ra Thế Chiến Thứ 3 với Nga Tàu) cho nên dù Mỹ có ném bom miền Bắc thì VC nó cũng chẳng sợ, là vì nó biết mục đích của Mỹ chỉ là để chặn đường tiếp tế vũ khí vào Nam hoặc đòi hỏi Bắc Việt hòa đàm và trả tù binh Mỹ, chứ Mỹ không nhắm vào những trung tâm đầu não của Trung Ương Đảng VC ở ngoài Bắc để tiêu diệt. VC nó thắng Mỹ ở ngay Washington D.C với những phong trào phản chiến luôn làm nhức đầu chính phủ Mỹ lúc đó.

Kết luận: Chiến dịch Lam Sơn 719 thất bại là vì chiến lược không thích hợp của Mỹ trong chiến tranh VN. Và vì Mỹ đã xen vào nội bộ chính trị cũng như quân sự của VNCH, cho nên sự bại trận của VNCH là do Mỹ gây ra.

Đào Công Khai72.130.64.56 19:47, ngày 17 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bó tay. Vo quoc tuan 20:51, ngày 8 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hề hề, đã định lúc nào cũng "makeno" đối với ông này, nhưng thoáng nghé qua đoạn trên thì thấy oan cho Mỹ quá nên đành phá lệ xen vào một tí. Khổ, thương vong đến trên 2000, trong đó có nhiều phi công (lính đào tạo tốn kém), số trực thăng mất tính đến hàng trăm, chiếm tỷ lệ lớn so với cả cuộc chiến, có lúc phải chịu mất đến 11 cái trực thăng và hỏng 44 cái khác để chở được 1 tiểu đoàn đội bạn. Thế mà giờ còn bị chửi là không chịu giúp bạn, thật là quá khổ!

Phần còn lại thì.... đúng là bó tay. Khổ, ông đã không biết thì thôi lại còn nói nhiều, quá là khổ! Tmct 21:07, ngày 8 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi sửa lược bỏ chữ "theo không ảnh" trong phần tổn thất.

[sửa mã nguồn]

Như mọi người đều biết, đếm không ảnh tại địa hình trống trải đã khó vậy thì đếm ở nơi rừng núi còn phức tạp đến mức nào, đếm có chính xác không. Chưa kể đến chuyện có đếm thật hay chỉ cái sự không ảnh đó chỉ là tuyên bố "tôi đếm qua không ảnh". Cũng giống như chuyện đếm xác, ừ thì anh đếm thật nhưng "có thật là anh đếm được từng đó không" cũng là một câu hỏi phải đặt ra. Bên cạnh đó, con số thống kê thương vong của QĐNDVN đưa ra là từ sách Mật, tất nhiên, người đọc có thể tin hoặc không. Nhưng nếu để con số trong sách Mật này với không một dòng chú thích về nguồn bênh cạnh con số estimate vu vơ nhưng lại chú thích là "đếm qua không ảnh" thì rất mất khách quan, dễ khiến người xem ngả về "đếm qua không ảnh hơn". Do họ sẽ nghĩ, câu "đếm qua không ảnh" đã được wiki kiểm chứng hay cái câu đó là câu của wiki mà không nghĩ rằng câu đó cũng chỉ là do Mỹ và VNCH nói mà thôi. Vì những lý do đó, tôi xoá bỏ chú thích "theo không ảnh" trong bài viết.

Về nguyên nhân thất bại của Mỹ và VNCH. QGP đã đoán biết được ý đồ tấn công ra đường 9 của đối phương. Tuy nhiên, họ đánh giá thì kế hoạch này chỉ bắt đầu vào sau mùa mưa. Ngay cả những cuộc chuyển quân của đối phương cũng không được đánh giá đúng. Vậy nên có thể thấy QGP cũng khá bị động trong giai đoạn đầu của chiến dịch. Cụ thể là hệ thống phòng ngự không hoàn chỉnh nên có thể thấy quân VNCH và Mỹ có thể vượt qua đoạn Lao Bảo-Bản Đông khá dễ dàng (lực lượng chốt chặn ở đây rất mỏng, chỉ ở mức tiểu đoàn). Nếu có sự chuẩn bị theo kiểu "biết trước, chờ sẵn" thì liệu có sự dễ dàng như vậy cho Mỹ-VNCH không? Do vậy cũng xin sửa một số câu chữ trong đoạn trên.

Về lực lượng, theo tôi nếu đã kể chi tiết và đầy đủ về QGP như vậy thì cũng nên kể thêm cả lực lượng ở tuyến 2 và thậm chí là tuyến 3 của VNCH và Mỹ vì đây là lực lượng dự bị, chiến sự cũng không chỉ diễn ra ở Lào mà còn là toàn tuyến đường 9 từ cửa Việt đến Lao Bảo. Nếu chính xác hơn nữa, thì phải tính cả lực lượng Vàng Pao và quân Thái đánh hỗ trợ ở cánh Tây của Sê Phôn. Những số liệu cụ thể thì hiện tôi không có, nếu các bạn đồng ý với những vấn đề của tôi thì mong bạn nào có số liệu để xây dựng lên Bài viết này sửa hộ.

Vo quoc tuan 19:00, ngày 12 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Về chuyện "biết trước, chờ sẵn" thì tôi cho là đúng.

  • Trong cuốn "perfect spy" có đoạn kể về việc ông Phạm Xuân Ẩn thấy một ông bạn thân là sĩ quan VNCH đi vắng một thời gian về thấy đen xì, đoán là đi chuẩn bị cho Lam Sơn 719 và ông này sắp tham gia đánh ở Nam Lào, nhưng ông Ẩn chỉ dám nhắc "cẩn thận nhé" (nhắc chi tiết hơn thì lộ bí mật mất). -> ông Ẩn biết về kế hoạch Lam Sơn 719 lâu rồi -> Hà nội biết lâu rồi.
  • Chuyện lúc đầu dễ dàng cho VNCH có thể là do chiến lược để cho đối phương dấn sâu vào bẫy rồi mới "chặn đầu dập đuôi", đánh khi đối phương rút bao giờ cũng thuận lợi hơn khi đối phương đang hùng hục tiến đầy khí thế (chiến thuật truyền thống nhà ta)
  • Chuyện đến lúc vào chiến dịch các bác QDNDVH mới chuyển quân về quanh đường 9 có thể là do không nên ém quân quá tập trung sợ lộ, có thể còn phải đề phòng các hướng khác (đề phòng khả năng tin tình báo bị sai). Tuy nhiên, tôi đọc đâu đó (quên rồi) có chuyện tướng Mỹ nhận xét QDNDVH thực hiện tập trung quân/điều quân về vùng chiến trường rất nhanh, từ nhiều hướng. Điều đó chứng tỏ đã có sự chuẩn bị trước.
Về chuyện Vàng Pao.....đồng ý. HIện trạng của bài này khá là tệ, đọc chả hiểu gì về chiến thuật và diễn biến. Chắc là nên dịch lại từ bên wiki tiếng Anh. Tôi theo dõi thấy bài bên đó được viết lại cách đây vài tháng và đã đi vào ổn định rồi.

Tmct 08:26, ngày 13 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Theo tôi, chuẩn bị trước về chiến lược là có, và như tôi đã nói, QGP đã chuẩn bị để đánh địch ở hướng này, đây là điều không phải bàn cãi. Tuy nhiên chuẩn bị sẵn sàng theo kiểu "chờ sẵn" là không.

Trong cuốn "Chiến dịch phản công Đường 9 Nam Lào 1971" của Viện khoa học Lịch sử - Bộ Quốc phòng - 1976 (đóng dấu Mật) có đoạn viết như sau: "Đánh địch hành quân vượt biên giới, kiên quyết chặn đứng địch trước Bản Đông để giữ vững đường vận chuyển chiến lược". Tiếp tục có đoạn: "buộc địch phải dừng lại trong khu lòng chảo Huổi San-Cha Ki- Lao Bảo để ta tập trung lực lượng tiêu diệt tập đoàn chủ yếu của địch ở bước tiếp theo". Trong đoạn nói về các bài học có viết: "không phán đoán đúng thời gian tiến công của địch. Trước tiên ta phán đoán địch tiến công vào sau mùa khô (10-11/1971), tức là khoảng trước hoặc sau khi bầu thượng nghị viện Mỹ""Mãi đến ngày 30 tháng 1 năm 1971, khi địch điều động và triển khai lực lượng tiến công ta mới xác định được thời gian". Đó là về tài liệu, còn về suy luận, tôi thấy rằng: Không như xuôi về phía nam,nơi hệ thống đường mòn trải rộng. Sê phôn là điểm đầu cầu của toàn tuyến đường Trường Sơn. Sê Phôn gần như là cuống phổi của cả hệ thống. Vậy nên, QGP sẽ không bao giờ muốn để Mỹ-VNCH đánh tới tận đây, chưa nói đến chuyện họ đóng chốt lại, chỉ cần họ đánh ra được và phá vỡ hệ thống đường xá, kho tàng, hậu cần rồi rút thì cũng đã là tổn thất quá to lớn. Cộng thêm với việc đánh giá về lực lượng phòng thủ tuyến Lao Bảo-Bản Đông và thậm chí là đến tận Sê Phôn, lực lượng ở đây quá mỏng(Binh đoàn B70, chủ lực được thành lập để đối phó với đợt tiến công 1971 tại Quảng Trị - Quảng Bình không có trong khu vực này), tôi thấy việc "chờ sẵn" là không có. Nếu nghi binh, giấu lực lượng thì ít nhất họ cũng phải để lại hoặc cơ động được một lực lượng đủ mạnh chốt trước Bản Động khi Mỹ-VNCH đánh tới chứ không để như đã xảy ra.

Ngoài lề, trước đó, từ đầu mùa khô 1970 Mỹ và VNCH đã tuyên truyền rầm rộ về kế hoạch đánh ra vùng Quảng Trị - Quảng Bình. Do vậy nên Binh đoàn 70 phải đóng ở khu vực giữa Bản Đông và đồng bằng khu 4 để đề phòng cả hai khả năng.

Vo quoc tuan 17:49, ngày 13 tháng 7 năm 2007

OK, vậy tôi sẽ từ từ dịch và bổ sung dần từ bên tiếng Anh (họ chú thích rất kỹ). Bạn có tài liệu tiếng Việt, nhờ bạn bổ sung các phần liên quan. Tmct 18:23, ngày 13 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi sẽ cố gắng bổ sung và đưa thông tin so sánh. Tuy vậy, có lẽ chỉ được phần nào hay phần đấy do quỹ thời gian hạn hẹp, ngay cả Bài viết ở trên tôi cũng chưa đọc hết. Tôi có đọc qua một chút bên tiếng Anh và thấy nhiểu điểm cũng chưa rõ và chưa chính xác(nhất là các hoạt động của phía QGP), nên để hiệu quả, có điểm nào bạn thấy cần thông tin so sánh thì mong được "gạch đầu dòng" và đưa lên Thảo luận này để chúng tôi dễ theo dõi và góp ý. Rất mong các bạn sẽ xây dựng được một Chiến dịch Lam sơn 719 theo đúng tiêu chí của wiki. 58.187.109.143 23:01, ngày 13 tháng 7 năm 2007

Thương vong

[sửa mã nguồn]

Xem thêm chú thích trên trang English: Official Vietnamese figures are unavailable. MACV claimed 20,000 PAVN troops as killed. This figure was reduced to 13,462 by the ARVN. Bernard Nalty, Air War Over South Vietnam. Washington DC: Air Force History and Museums Program, 2000, p. 273. Hinh gave figures of 19,360 killed and 57 captured. Nolan, p. 132. MACV intelligence later learned from a Polish military advisor to the International Control Commission that North Vietnamese official figures were 16,224 total casualties. Lewis Sorley, A Better War. New York: Harvest Books, 1999, p. 262.

Vậy MACV ước lượng 20000 thương vong, VNCH nói 13000, Ba Lan nói có 16000.

--Saigon punkid 19:31, ngày 5 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thiệt hại của VNCH

[sửa mã nguồn]

Đa số đều cho rằng chỉ ở mức cỡ 1.500 người.

1.500 chết, 5.500 bị thương và 600 mất tích, Nguyen Duy Hinh, Lam Son 719. Washington DC: U.S. Army Center of Military History, 1979, tr. 129.

William Nolan đưa ra các con số 1.529 chết, 5.483 bị thương và 625 mất tích, William Nolan, Into Laos. Novato CA: Presidio Press, 1986, tr. 358

Còn ở đây ghi là the South Vietnamese lost nearly 1,600 men. The U.S. Army’s lost 215 men killed, 1,149 wounded, and 38 missing. The Army also lost 108 helicopters [1]

Có nên tin các con số của tài liệu Quân đoàn XXIV Hoa Kỳ. David Fulgham & Terrence Maitland, South Vietnam on Trial. Boston: Boston Publishing Compnay, 1984, tr. 90 ko nhỉ, khác các số liệu còn lại quá. Tài liệu của Nolan ghi có vẻ rõ nhất, lấy số đó có lẽ chính xác nhấtMì gói (thảo luận) 09:00, ngày 15 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi đã từng chứng minh: Hạ thấp thiệt hại của bên mình và thổi vống thiệt hại của đối phương là một trong những thói quen của Mỹ và QLVNCH. Dẫn chứng: chỉ riêng tại năm điểm cao: 345, 456, 500, 31 và Sa Mưu, QLVNCH đã tổn thất đến 3500 lính chết, 5800 bị thương, khoảng 41 xe tăng và 216 xe bọc thép bị phá hủy rồi. Những người viết bài về các trận đánh trong chiến tranh Việt Nam ở WIKI vẫn không tránh khỏi việc sao chép thói quen của người Mỹ. Thế thì làm sao WIKI trở thành Từ điển được???

Minh Tâm-T41-BCA (thảo luận) 08:19, ngày 30 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Xin đề nghị làm rõ: QLVNCH đã đến Sê pôn chưa?

[sửa mã nguồn]

Mong mọi người cho ý kiến, tài liệu làm rõ.QLVNCH da den Se Phon va da rut ve luc do CS da cung kiet que vi B52 da rai tham lam chet vo so can binh CS.Xac cua CSBV da bi sinh thoi vi khong kip chon.

  Tom lai VNCH cung da thiet hai nhu'ng CSBV cung the tham vi bom cua B52.nen cuoc rut quan cua QLVNCH cung tuong doi de dang.

Bạn này cho rằng tiến đến Sepol là dấu hiệu thắng lợi của Lam Sơn 719 chứ gì? Tôi xin giải đáp ngay: Một tiểu đội biệt lích dù QLVNCH đã đến Sepol. Nhưng điều quan trọng rằng đó chỉ là một thủ đoạn để lừa dối cấp trên của họ ở Sài Gòn và Wasington rằng mục tiêu chiến dịch đã hoàn tất!!! Xin bạn hãy xem lại, mục tiêu của Lam Sơn 719 là cắt đứt đường mòn HCM kia mà?! còn thê thảm vì B52 hay vì cái gì đó trên trời thì người miền Bắc thê thảm mãi đến mức họ bất chấp tất cả những cái đó rồi, khỏi cần bạn phải cảm thương!!! (cảm động quá!!! hu hu!!!) Chính vì vậy mà họ chiến thắng được Mỹ và QLVNCH. Thua thì cứ nhận là mình thua đi! Cay cú để làm gì? Minh Tâm-T41-BCA (thảo luận) 08:19, ngày 30 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mỹ chỉ ném B52 lấy lệ thôi, đa số cán binh Việt cộng chết vì súng cá nhân và pháo. Đơn giản nếu Mỹ nó muốn hủy diệt cả trung đoàn, sư đoàn BV thì chỉ cần điều vài tốp B52 rải thảm trong phạm vi vài cây số vuông nơi bộ đội BV đang đóng quân thì coi như xong, chẳng cần đánh đấm gì nữa. Đằng này, quân cộng sản BV còn rất nhiều quân để bao vây, phục kích dài ngày QLVNCH khắp các cứ điểm. Đọc lịch sử cần sử dụng cái đầu để phát hiện đâu là sự thật, đâu là "faked sử" đc chế biến nhằm mục đích tuyên truyền.

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Review sách] Bay trên tổ cúc cu - Ken Kesey
[Review sách] Bay trên tổ cúc cu - Ken Kesey
Wire, briar, limber-lock Three geese in a flock One flew east, one flew west And one flew over the cuckoo's nest.
Clorinde – Lối chơi, hướng build và đội hình
Clorinde – Lối chơi, hướng build và đội hình
Clorinde có bộ chỉ số khá tương đồng với Raiden, với cùng chỉ số att và def cơ bản, và base HP chỉ nhỉnh hơn Raiden một chút.
Visual Novel Bishoujo Mangekyou 1 Việt hóa
Visual Novel Bishoujo Mangekyou 1 Việt hóa
Onogami Shigehiko, 1 giáo viên dạy nhạc ở trường nữ sinh, là 1 người yêu thích tất cả các cô gái trẻ (đa phần là học sinh nữ trong trường), xinh đẹp và cho đến nay, anh vẫn đang cố gắng giữ bí mât này.
Quân đội Israel - Nguồn Gốc và Sức Mạnh
Quân đội Israel - Nguồn Gốc và Sức Mạnh
Đây là lời tuyên chiến đầu tiên của Israel kể từ năm 1973, tỏ rõ ý định muốn chơi tới cùng với Hamas và chắc chắn sẽ giành được chiến thắng chung cuộc.