Giuse Maria Trịnh Văn Căn là một bài viết chọn lọc của Wikipedia tiếng Việt. Bài viết, hoặc một phiên bản trước đây, đã được cộng đồng bình chọn là một trong những bài có chất lượng xuất sắc và tiêu biểu nhất của Wikipedia tiếng Việt. Nếu bạn có thể cập nhật hoặc nâng cao chất lượng của bài viết hơn nữa, xin mời bạn!
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Giám mục Công giáo, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Giám mục Công giáo. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhân vật Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhân vật Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Giuse Maria Trịnh Văn Căn đã được đưa lên Trang Chính Wikipedia tiếng Việt trong mục Bạn có biết của tuần từ ngày 1 tháng 9 năm 2008. Nội dung như sau: "Bạn có biết
…Giuse Maria Trịnh Văn Căn là hồng y Việt Nam thứ hai được phong sau hồng y Giuse Maria Trịnh Như Khuê?"
Giuse Maria Trịnh Văn Căn đã được đưa lên Trang Chính Wikipedia tiếng Việt trong mục Bạn có biết của tuần từ ngày 20 tháng 7 năm 2015. Nội dung như sau: "Bạn có biết
Giuse Maria Trịnh Văn Căn đã được đưa lên Trang Chính Wikipedia tiếng Việt trong mục Bạn có biết của tuần từ ngày 24 tháng 7 năm 2015. Nội dung như sau: "Bạn có biết
“Giuse Maria Trịnh Văn Căn” thuộc loạt bài Hồng y Việt Nam, là một chủ điểm tốt của Wikipedia tiếng Việt. Loạt bài, hoặc một phiên bản trước đây, đã được cộng đồng bình chọn là một trong những chủ điểm có chất lượng tốt của Wikipedia tiếng Việt. Nếu bạn có thể cập nhật hoặc nâng cao hơn nữa chất lượng của bài viết, xin mời bạn!
Góp ý thêm: Cách bạn viết cũng còn lủng củng và không hay lắm như phần nhận xét nhưng mình đã sửa. Có điều này bạn cần rút kinh nghiệm. Nghệ thuật viết hay là không nên viết đi viết lại một câu hay một chữ. Ví dụ như có chữ nhận xét mà bạn viết đi viết lại 3 lần. Ví dụ như 3 lần thì chọn mỗi chữ 1 lần để xài như là nói, xem, nghĩ là, nhận xét, phát biểu... Cách trình bày cũng lập đi lập lại nhiều như vào ngày tháng năm, rồi tổ chức giỗ... Muốn viết hay là một điều không dễ và đó là cả một con đường dài học hỏi và trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng. Ngay như mình đây, đã có kỹ năng viết bài từ rất nhiều năm rồi nhưng cũng phải suy nghĩ vài chục phút mới nghĩ ra cách viết trình bày cho nó hay. Nhưng quyết chí vẫn thành bạn à. Còn cách trình bày cả bài vẫn chưa đạt tiêu chuẩn BVT. Mình chỉ giúp bạn tới đây thôi. Còn lại bạn phải tự học hỏi để phát triển trình độ (hồi xưa mình cũng phải vậy thôi; ai cũng vậy). Mình nói rồi, nên học hỏi các BVCL khác. Ý này nữa mình cũng nói rồi, giờ nói lần cuối: trong bài có quá nhiều cách đoạn nhìn nó không bách khoa, cần phải viết lại và gọp ý lại và sắp xếp nội dung lại một cách hay và bách khoa và tạo ra ít cách đoạn hơn. Chúc bạn may mắn và thành công BVCL, nếu không thì BVT cũng ngon chán! HEEE.Nguyentrongphu (thảo luận) 07:54, ngày 14 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời
Có người nói không có nghĩa là được... Nên nhớ là thất bại thì rất dễ, còn thành công thì cực kỳ khó. Bao nhiêu phiếu ủng hộ không cần biết, chỉ cần 1 phiếu chống là tiêu. Đừng hy vọng quá cao nhé, dễ thất vọng nhiều đấy.Nguyentrongphu (thảo luận) 11:45, ngày 14 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời
Các nhận xét không được khách quan, toàn là mẹ hát con khen hay. Cần thêm các nhận xét của những người không phải theo đạo Công giáo. Có nhận xét nào chê bai Hồng y này mới tốt, mới cân bằng nội dung. Các nhận xét của chính quyền VN về ông này có không? Chẳng hạn ương bướng, cố chấp, cứng đầu, hay khóc v.v... đều nên đưa vào để cho người đọc có cái nhìn bao quát về chủ thể. Tuanminh01 (thảo luận) 12:30, ngày 14 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời
Tuanminh01 qua xem phần đề cử, tui mún nói thêm có đoạn: Ông lạnh nhạt với TGM Thuận :
Năm 1975, Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình ngay từ những ngày đầu sau giải phóng, đã ra Thư Chung kêu gọi giáo dân hợp tác với chế độ mới. Sau này, một số giám mục được nghe Tổng giám mục phó Sài Gòn Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận phê phán các giám mục trong Hội đồng Giám mục Việt Nam là một giáo hội theo nhà nước. Lời phê phán của Tổng giám mục đụng chạm và buồn lòng nhiều người, trong đó có Hồng y Trịnh Văn Căn. Sau này, khi ra tù, tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận về ở 40 phố Nhà Chung Hà Nội. Hồng y Căn tỏ rõ thái độ lạnh nhạt, hầu như không truyện trò, thăm hỏi gì Tổng giám mục Thuận --Tân-Đế (thảo luận) 15:46, ngày 14 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời
Các bài HY, GM khác cũng ghi như vầy thui Be Khung Long (Chưa thấy ngoại lệ), Các chức khác theo thông lệ là ghi các chức vị Hiệu toà đó (HY , TGM, GM hiệu toà, bỏ vô đ1o cũng vậy thui, gọn mới lạ) với lại bên en bài này đâu phải BVCL đâu, hehe -Tân-Đế (thảo luận) 15:49, ngày 14 tháng 7 năm 2015 (UTC)-Trả lời
viết nhiều rối mắt lắm ông >.< tui nói oy, người ta chỉ chú ý tới chức cao nhất thôi. Phần đó bên tiếng Anh người ta cũng chỉ viết cho vị trí cao nhất thôi. Còn các vị trí khác người ta để vào cái bản mẫu dưới cùng (giống như cái ông làm) Be Khung Long (thảo luận) 14:33, ngày 15 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời
[[:Tập tin:Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn - AD LIMA 1980.jpg|nhỏ|phải|250px|Hồng y Trịnh Văn Căn phát biểu trước Giáo hoàng trong chuyến đi Ad Lima 1980.]]
Bình luận mới nhất: 9 năm trước3 bình luận2 người đã thảo luận
Cái hộp thông tin hồng y này cần phải làm gọn lại, bằng cách bỏ các phần sau:
Tổng Giám mục Tổng giáo phận Hà Nội
(1978-1990) [3][4]
Tổng Giám mục phó Tổng giáo phận Hà Nội
(1963 - 1978) [5]
Khẩu hiệuː Thương yêu, vui mừng, bình an
Caritas gaudiam pax [6]
lý do: các wiki khác cũng chỉ nêu chức vụ lớn nhất thôi. Tức là Giáo hoàng -> Giáo hoàng, Hồng y -> Hồng y, Giám mục -> Giám mục. Các chức vụ nhỏ hơn để xuống phần "Các chức vụ khác". Phần khẩu hiệu cũng bỏ do đã có hộp danh xưng hồng y ở dưới. Na Tra (thảo luận) 10:19, ngày 23 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 9 năm trước4 bình luận2 người đã thảo luận
Chú thích 16, trích dẫn forum của bbc. Các lỗi ứng cử lần trước vẫn chưa sửa. Chú thích Lôrensô Chu Văn Minh ((ngày 18 tháng 5 năm 2015)). là gì? Hôm trước bạn nhắn tôi cho ý kiến, nhưng ngứa tay quá phải nói thêm vài dòng ở đây. Nói chung bạn chưa kiểm tra thật kỹ lại đi ứng cử tiếp. Tôi ko trả lời ở đây nữa nhé. Bạn thông cảm.--Prof. Cheers! (thảo luận) 15:38, ngày 20 tháng 8 năm 2015 (UTC)Trả lời
Thiệt là, có lẽ bạn chưa nắm rõ quy định nên tôi đành phải phân tích (dù rằng bạn đã thay bằng link khác). Nguyên đường dẫn là http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2015/01/150106_vietnam_va_sau_vi_hong_y_dxl, trong đường dẫn bạn có thấy chữ /forum không? cuối bài trên trang BBC có ghi dòng
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Đoàn Xuân Lộc, một trí thức Công giáo từ Anh Quốc.
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả.
Từ năm 1975, Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình ngay từ những ngày đầu sau chiến tranh (ngày 5 tháng 5 năm 1975[1] hoặc ngày 12 tháng 5 năm 1975[2]) đã ra Thư Chung kêu gọi linh mục, tu sĩ, và giáo dân hợp tác với chế độ mới, trong thư có đoạn:
"Một trang sử mới đã mở ra cho dân tộc Việt Nam. Từ ngày 30 tháng 4 vừa qua, chiến tranh đã chấm dứt, hoà bình đã trở lại trên đất nước thân yêu của chúng ta. Từ nay không còn bom đạn, tang tóc, hận thù, phân ly... Tất cả những tại hoạ đó đã thuộc về dĩ vãng. Đây là một niềm vui chung của dân tộc và, với cái nhìn theo đức tin cuả người tín hữu, đây cũng chính là một hồng ân của Thiên Chúa. Cùng với toàn thể đồng bào, chúng ta hãy hân hoàn chào mừng nền hoà bình độc lập mà hết mọi người yêu nước vẫn hằng mong đợi. Chúng ta hãy vui sướng trong cảnh gia đình đoàn tụ và đồng thời ghi ơn tất cả những ai đã tận tình hy sinh để kiến tạo hạnh phúc cho toàn dân. Chúng ta hãy cảm tạ Thiên Chúa vì muôn ngàn ân phúc Ngài đã ban cho toàn thể dân tộc chúng ta" [1]
Sau này, một số giám mục được nghe Tổng giám mục phó Sài Gòn Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận phê phán các giám mục trong Hội đồng Giám mục Việt Nam là một giáo hội theo nhà nước.[3] Lời phê phán của Tổng giám mục đụng chạm và buồn lòng nhiều người, trong đó có Hồng y Trịnh Văn Căn.[3] Sau này, khi ra tù (tháng 11 năm 1988), Tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận về ở nhà địa chỉ 40 phố Nhà Chung Hà Nội.[3] Hồng y Căn tỏ rõ thái độ lạnh nhạt, hầu như không truyện trò, thăm hỏi gì Tổng giám mục Thuận.[3] Cuối năm này, ông hoàn thành bản dịch cựu ước.[4]
Bình luận mới nhất: 9 năm trước1 bình luận1 người đã thảo luận
Theo nguồn https://web.archive.org/web/20160104030627/http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=home&v=detail&ia=6342 thì chỉ Sự thành lập Hội đồng Giám mục Việt Nam manh nha từ 1976 trong dịp Đức Tổng Giám mục Trịnh Như Khuê đi Roma nhận chức Hồng Y trở về. Nhưng mãi đến năm 1979 khi Đức Tổng giám mục Trịnh Văn Căn đi Roma nhận chức Hồng Y trở về, Ngài khẩn trương tiếp xúc với chính quyền và ban Tôn giáo trung ương để thu xếp công việc, được Thủ tướng chính phủ chấp thuận. . Theo tôi không thể lấy điều này làm suy luận ngược là quan hệ chính quyền với Công giáo trước 1979 là không có hay hoàn toàn cắt đứt. A l p h a m a Talk06:14, ngày 9 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 9 năm trước2 bình luận2 người đã thảo luận
Vị đó nói rất hùng hồn và lôi cuốn, nhưng đa số những lời đó là để chỉ trích bôi nhọ các Thánh Tử Đạo Việt Nam là những người bán nước, đầu trộm, gian thương, xấu nết từ nguồn [3] không có ghi trực tiếp Mai Chí Thọ, đây là có phải 1 kiểu suy luận để ghép với đoạn trên? A l p h a m a Talk08:56, ngày 16 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời
Hiếm khi thấy bài viết được đề cử mà rất thiều nguồn hàn lâm dễ gây tranh cãi như bài này, có lẽ đặc thù Công giáo không được chen chân vào được chính trị Việt Nam đậm nét. Bài này mà muốn lên BVCL có lẽ nên rà lại nội dung, chỗ nào dễ gây tranh cãi thì bỏ đi hoặc tìm 2-3 nguồn hàn lâm vào, từ ngày tôi soi bài này chỗ nào cũng là chỗ chết. Sở dĩ bài tiếng Anh dịch sang không phải ngẫu nhiên là bài viết CL ngay mà vì ở Wikipedia tiếng Anh người ta tranh cãi đấu đá sửa đi sửa lại hàng trăm lần mới ra nội dung chất lượng để mà dịch. Bài ở tiếng Việt viết mà không dịch thì phải chịu khó hơn về nguồn hàn lâm theo tôi mới đúng đắn. Không phải vì viết ra khó, mà người ta chỉ cần viết gọn dẫn nguồn đầy đủ ít tranh cãi đi, ổn định đâu ra đó là được rồi. Dù sao cũng cảm ơn các bạn đã quan tâm rất nhiều, nếu bài này nâng cấp như ý tôi nói có lẽ lần thứ 4 biểu quyết có thể là BVCL. A l p h a m a Talk10:37, ngày 26 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời
Ngày hôm sau, một thông cáo từ tòa tổng giám mục Hà Nội đến các giáo phận, thông báo quyết định bổ nhiệm Trịnh Văn Căn làm tổng giám mục phó của tổng giáo phận có nội dung chính là: Tổng giám mục Trịnh Như Khuê đột nhiên đau mắt nặng, tưởng chừg như mù, tuy thế chỉ ít phút sau khi ăn cơm, ông nhìn lại thấy rõ ràng, nhưng chính vì sợ căn bệnh trở lại và nghĩ cho giáo phận, ông chọn linh mục Căn truyền chức Tổng giám mục Phó.
Bức phông treo sau bàn thờ lễ tang hôm đó có một hình vẽ Chúa Giêsu Phục sinh, cao 10 mét, bên dưới có hàng chữ: “Ta là sự sống và là sự sống lại” đến nỗi đứng trước nhà thờ giáo dân cũng có thể trông thấy.[cần dẫn nguồn]