Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án bài cơ bản, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về bài cơ bản. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Quân sự, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Quân sự. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Hy Lạp, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Hy Lạp. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Thổ Nhĩ Kỳ, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Đảo, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Đảo. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Bình luận mới nhất: 16 năm trước2 bình luận2 người đã thảo luận
Xin được hỏi, chữ "Síp" trong "Cộng hoà Síp", có như chữ "Đức" trong "nước Đức" mà phải lấy tên bài chính là Kypros. Đề nghị chuyển tên bài chính thành Cộng hòa Síp hoặc Síp. Casablanca1911 11:06, 12 tháng 9 2006 (UTC)
"Síp" là cách đọc theo tiếng Pháp Chypre (tôi ko rõ nguyên nhân), tên sát gốc nhất là Κύπρος tức Kýpros theo tiếng Hy Lạp. Nguyễn Thanh Quang 11:12, 12 tháng 9 2006 (UTC)
Không đề cập đến việc chuyển âm, cũng tương tự như các từ Nhật, Bỉ, Đức, Hoa Kỳ... Tôi thấy đa số dùng từ "Cộng hòa Síp", còn "Cộng hòa Kypros" thì chẳng có đâu dùng [1], ngoài Wikipedia. Casablanca1911 11:19, 12 tháng 9 2006 (UTC)
"Đức", "Nhật"... là các tên đọc theo âm Hán-Việt đã phổ biến từ rất lâu. Nếu Casa muốn thay đổi cách chọn tên chính cho danh từ riêng thì mời tiếp tục thảo luận lần trước về đề tài này. Nguyễn Thanh Quang 11:25, 12 tháng 9 2006 (UTC)
Có rất nhiều từ Việt Nam hiện có nguồn gốc từ tiếng Pháp, được Việt hóa. Những từ đó dùng hằng ngày, chúng ta vẫn sử dụng, tại sao tên nước thì loại ra khỏi trường hợp này. Từ được dùng nhiều ở Việt Nam, được Việt hóa từ tiếng Pháp, theo tôi, không nên phủ nhận nó là tên chính. Trong khi bao nhiêu từ khác hiện đang là mục từ ở Wiki là phiên từ các ngoại ngữ khác. Casablanca1911 11:39, 12 tháng 9 2006 (UTC)
Các từ gốc tiếng Pháp được Việt hóa và được đưa vào từ điển thông thường cách đây khá lâu (thường là trước khi Pháp rút khỏi VN). Riêng "Síp" tôi nghĩ là từ mới gần đây nếu Casa chứng minh nó tồn tại từ lâu như "xà phòng" thì thử tìm dẫn chứng. Riêng về thảo luận này nếu Casa muốn tiếp tục thì xin mời qua Thảo luận:Danh sách quốc gia. Nguyễn Thanh Quang 13:05, 12 tháng 9 2006 (UTC)
Tôi chỉ muốn nói rằng
Hệ thống từ vựng trong tiếng Việt có gốc từ tiếng Trung hoặc Pháp là rất nhiều. Từ "Síp" có gần đây, hay không, nhưng rõ ràng nó xuất phát từ một nhóm người biết tiếng Pháp (nhóm người này, khi Pháp rút khỏi Việt Nam thì vẫn sống và có thể chưa quên tiếng Pháp, và có thể sống đến tận bây giờ !). Việc tồn tại lâu hay không, không là vấn đề mà cần quan tâm đến viế sử dụng rộng rãi từ này.
Xin mời so sánh:
"người Síp" : 581 kết quả; "người Kypros" : không có kết quả nào.
"đảo Síp" : 8.080 kết quả; "đảo Kypros" : có 4 kết quả, trong đó có 3 kết quả từ Wiki này.
"Bắc Síp" : 108 kết quả; "Bắc Kypros" : không kết quả nào
"Cộng hòa Síp": 1.050 kết quả; "Cộng hòa Kypros" : không kết quả nào. Casablanca1911 13:22, 12 tháng 9 2006 (UTC)
Từ Síp tồn tại từ khi người ta nhắc đến nước này. Lý do: qua tiếng Pháp là tiếng nhiều người biết đọc. Ở VN hầu như không ai biết tiếng Hi Lạp. Trên báo chí cũng không ai dùng Kypros, đúng như Casablanca nói. Chỉ có 2 dạng được dùng trong sách báo: Síp hoặc Cyprus (theo tiếng Anh). Do vậy theo tôi nên dùng Síp, cùng lắm là Cyprus. Ở phía bắc đảo Síp hiện nay, cộng đồng người Thổ Nhĩ Kỳ đã lập 1 nhà nước riêng , gọi là CH Thổ Nhĩ Kỳ Bắc Síp, nếu máy móc dùng nguyên dạng thì phải dùng tiếng TNK là Kibris. Như vậy cùng 1 tên lại biến thành 2 tên gọi khác nhau: Kypros và Kibris!--Nguyễn Việt Long 13:50, 12 tháng 9 2006 (UTC)
Síp nhiều người dùng, bao gồm cả chính phủ Việt Nam. Không hề gây nhầm lẫn (như Niu**). Vậy tôi bỏ phiếu Síp.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 14:56, 12 tháng 9 2006 (UTC)
Từ khi mới tham gia Wiki, tôi đã muốn sử dụng tên này nhưng nhiều người phản đối với lý do dùng tên nguyên bản và có ít người ủng hộ tôi. Và bây giờ tôi vẫn muốn sử dụng tên chính là Síp. An Apple of Newtonthảo luận 15:01, 12 tháng 9 2006 (UTC)
Có vẻ như không có ai phản đối với tên chính của bài là "Síp". Nếu không ai còn ý kiến khác, tôi sẽ di chuyển bài này. Casablanca1911 15:44, 13 tháng 9 2006 (UTC)
Các sách giao khoa và sách bản đồ của Việt Nam vẫn thường dùng "Síp" nhiều hơn. Trên báo đài người ta toàn nói "Síp" hoặc "Cộng hòa Síp" chứ chẳng bao giờ nghe thấy "Cộng hòa Kip-rôts" cả !
Tower (thảo luận) 03:58, ngày 24 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
Thế là cuối cùng tên chính đã trở lại cái tên quen thuộc với người Việt, không phải dùng cái tên Kypros đặc biệt của wiki nữa :)) Mà chuyển tên từ bao giờ ấy nhỉ, thấy Tân đang chuyển tên ở một số tiêu bản mới biết là bài này đã đổi tên. conbotrả lời16:12, ngày 16 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 16 năm trước1 bình luận1 người đã thảo luận
Nếu vậy thì chúng ta cần có một guideline nhất quán cho cách chọn tên chính cho các nước, chứ không thể xử lý theo kiểu case by case được. Nếu thế thì cần tiếp tục vấn đề này tại Wikipedia:Biểu quyết/Tên quốc gia. Nguyễn Thanh Quang 14:07, 12 tháng 9 2006 (UTC)
Trường hợp này cũng coi như tương tự trường hợp Cộng hòa Séc đã xử lý trong Wiki Việt. Trong mọi thứ tiếng, các tên riêng đều có ngoại lệ. Tại sao người Anh vẫn dùng China, Korea, India, Egypt, Bavaria, Vienna, Moscow... (không dùng Zhongguo, Chosun hoặc Tae Han, Bharat, Misr, Bayern, Wien, Moskva...), người Pháp vẫn dùng Chine, Corée, Londres, Bavarie, Ecosse, Galles. Moscou... Lý do là những tên đó đã ăn sâu vào đời sống. Tiếng Việt cũng vậy. Đưa 1 từ đúng nhưng lạ hoắc, không ai dùng liệu có hợp lý?--Nguyễn Việt Long 14:36, 12 tháng 9 2006 (UTC)
Tôi cũng muốn Việt hóa lắm, và tôi nghĩ người khác cũng thế, vấn đề là chưa thấy một quy định nào chặt chẽ, khoa học tại VN cũng như tại Wikipedia cho việc Việt hóa các tên chung/ riêng tiếng nước ngoài. Lấy ví dụ New Zealand thì tên gọi Việt hóa nào được coi là ăn sâu vào đời sống: Niu Di-lân, Niu Di-lơn, Niu Di-lan, Niu Di-len? Nguyễn Thanh Quang 14:52, 12 tháng 9 2006 (UTC)
Vậy ta chọn case-by-case approach hay là đưa ra một guideline khoa học, nhất quán, tổng quát, ví dụ như những đề xuất tại Wikipedia:Biểu quyết/Tên quốc gia? Nguyễn Thanh Quang 15:10, 12 tháng 9 2006 (UTC)
case-by-case approach cũng là một đề xuất trong "guideline khoa học, nhất quán, tổng quát" - Trần Thế Trung | (thảo luận) 15:20, 12 tháng 9 2006 (UTC)
Thế thì mỗi khi có từ mới thì lại lôi ra cãi nhau xem từ nào làm từ chính. Nguyễn Thanh Quang 15:23, 12 tháng 9 2006 (UTC)
Thế có khi đỡ mất thời gian hơn là làm một cái "guideline khoa học, nhất quán, tổng quát"- Trần Thế Trung | (thảo luận) 15:26, 12 tháng 9 2006 (UTC)
Quy định về tên gọi các quốc gia đã có trong trang quy định của Bộ Ngoại giao Việt Nam, ở Wikipedia chỉ nên thống nhất về tên gọi các quốc gia không có trong đó. Casablanca1911 15:28, 12 tháng 9 2006 (UTC)
trường hợp này khác trường hợp New Zealand vì:
Hầu như chưa ai dùng trong tiếng Việt
thuộc ngôn ngữ phi Latinh, rất ít người biết
chỉ có 1 version phiên âm
trường hợp New Zealand nếu để nguyên cũng được vì là tiếng Anh (dùng tương đối phổ biến trên một số sách báo), còn phiên âm tiếng Việt chưa thống nhất. Nên xếp những trường hợp như trên vào ngoại lệ chứ không phải case-by-case approach.--Nguyễn Việt Long 16:18, 12 tháng 9 2006 (UTC)