The Game Awards 2022 | ||||
---|---|---|---|---|
Ngày | 8 tháng 12 năm 2022 | |||
Quốc gia | Mỹ | |||
Dẫn chương trình | Geoff Keighley | |||
Dẫn chương trình trước | Sydnee Goodman | |||
Nhiều danh hiệu nhất | God of War Ragnarök (6) | |||
Nhiều đề cử nhất | God of War Ragnarök (11) | |||
Trang chủ | thegameawards | |||
Truyền hình | ||||
Thời lượng | 3 giờ[1] | |||
Nhà sản xuất |
| |||
Đạo diễn | Richard Preuss | |||
Kết quả | ||||
Game of the Year | Elden Ring | |||
|
The Game Awards 2022 là một chương trình trao giải vinh danh trò chơi điện tử năm 2022 hay nhất. Sự kiện do Geoff Keighley tổ chức, ông là người sáng tạo và cũng là nhà sản xuất của The Game Awards, và được tổ chức tại Nhà hát Microsoft ở Los Angeles ngày 8 tháng 12 năm 2022. Buổi chiếu trước buổi lễ do Sydnee Goodman dẫn. Sự kiện phát trực tiếp trên hơn 40 nền tảng kỹ thuật số, cùng với trải nghiệm IMAX bổ sung. Ngoài ra còn có phần trình diễn âm nhạc của Halsey, Hozier, và Bear McCreary, và các bài thuyết trình của các khách mời nổi tiếng, bao gồm Reggie Fils-Aimé, Al Pacino, Pedro Pascal, Bella Ramsey, Ken và Roberta Williams. Chương trình giới thiệu thêm giải thưởng mới là Chuyển thể hay nhất cho phương tiện chuyển thể từ trò chơi điện tử.
God of War Ragnarök dẫn đầu với 11 đề cử[a] và 6 giải thưởng; game giành giải Kể chuyện hay nhất và Trò chơi phiêu lưu/hành động hay nhất, trong khi nam diễn viên chính là Christopher Judge giành giải Diễn xuất xuất sắc nhất cho vai diễn Kratos và nhà soạn nhạc McCreary đã giành giải Nhạc nền và Âm nhạc hay nhất. Elden Ring nhận giải Trò chơi của năm, cũng như Đạo diễn trò chơi hay nhất và Trò chơi nhập vai hay nhất. Một số trò chơi mới cũng công bố trong chương trình, bao gồm Crash Team Rumble, Death Stranding 2, Hades II và Judas, và clip đầy đủ đầu tiên cho bộ phim The Super Mario Bros. Movie. Chương trình đã nhận nhiều sự chú ý của giới truyền thông sau khi một cá nhân lẻn lên sân khấu và có một bài phát biểu ngắn trước khi sự kiện kết thúc. Chương trình có hơn 103 triệu lượt xem, nhiều nhất trong lịch sử giải. Các bài đánh giá về buổi lễ còn nhiều ý kiến trái chiều, khen ngợi các thông báo và bài phát biểu nhưng lại chỉ trích tập trung vào việc tiếp thị hơn là giải thưởng và thiếu đại diện trò chơi indie.
Như với các lần trao giải trước đó của The Game Awards, chương trình năm 2022 vẫn do nhà báo về trò chơi điện tử người Canada là Geoff Keighley tổ chức và sản xuất. Ông trở lại với tư cách là nhà sản xuất điều hành cùng với Kimmie Kim, Richard Preuss và LeRoy Bennett cũng lần lượt trở lại với tư cách là giám đốc và giám đốc sáng tạo.[2] Sydnee Goodman trở lại với vai trò dẫn chương trình chiếu trước dài 30 phút,[3] đổi tên thành Opening Act.[4] Buổi trao giải diễn ra tại Nhà hát Microsoft ở Los Angeles ngày 8 tháng 12 năm 2022, phát trực tiếp trên hơn 40 nền tảng trực tuyến và dịch vụ truyền thông xã hội, bao gồm Facebook, TikTok, Twitch, Twitter và YouTube,[5] cũng như giới thiệu Instagram Live trên toàn thế giới[3] và hợp tác với Tiki tại Ấn Độ.[6] Lần đầu tiên kể từ 2019 do đại dịch COVID-19, chương trình mở cửa cho công chúng tham dự,[3] với khoảng 1.000 người,[7] mặc dù tổng số người tham dự chỉ giới hạn ở mức vài nghìn người để tránh những hạn chế khác. Kim mong đợi có lượng khách quốc tế nhiều hơn, đặc biệt là từ Nhật Bản, do việc hạn chế đi lại đã dễ dàng hơn.[3] Vé công khai bán từ ngày 1 tháng 11,[8] mặc dù chương trình vẫn có thể thay đổi các nguyên tắc an toàn và sức khỏe chờ xử lý do COVID-19 ở California.[2]
Keighley muốn chương trình mang tính điện ảnh hơn,[7] chọn thời lượng ngắn hơn các năm trước—khoảng 2,5 giờ[3]—để đáp lại phản hồi của người xem; ông thấy người xem cảm thấy mệt mỏi với các chương trình trước đó và cố gắng hợp lý hóa bằng cách cắt bớt một số nội dung.[9] Keighley đã phải vật lộn với sự cân bằng giữa phần trao giải thưởng và thông báo, nhấn mạnh rằng các thành viên trong ngành phần lớn coi trọng giải thưởng trong khi khoảng 75% cộng đồng thích cái sau hơn.[3] Chương trình đã hợp tác với IMAX để tạo The Game Awards: The IMAX Experience, một sự kiện cộng đồng trực tiếp cho phép mọi người có thể tham gia trên toàn thế giới và giới thiệu độc quyền loạt trò chơi sắp ra mắt là Dead Space;[2][10] phát sóng 40 địa điểm ở Mỹ và Canada, bán vé vào ngày 16 tháng 11.[10] Trong suốt chương trình, Valve tặng một Steam Deck cho mỗi phút mà người xem đủ điều kiện trên Steam ở Canada, Liên minh Châu Âu, Anh và Mỹ.[11] Người xem Twitch đủ điều kiện sẽ nhận phần thưởng, cho phép họ đổi Rogue Legacy trên Epic Games Store và các vật phẩm trong trò chơi như trang phục mặt nạ Keighley trong Among Us, Emote Twitch trong Cult of the Lamb, và trang phục Kait Diaz trong Fall Guys.[12]
Keighley ước tính chương trình có hơn 50 trò chơi,[7] khoảng 30 đến 40 trong số đó là các trò chơi đã công bố có nội dung mới.[4] Đoạn clip đầu tiên của The Super Mario Bros. Movie cũng được tiết lộ trong buổi chiếu. Thông báo về các trò chơi đã phát hành và sắp ra mắt được thực hiện cho:[13]
Trò chơi mới được công bố bao gồm:[13]
Một số người hâm mộ và nhà báo bày tỏ sự thất vọng vì thiếu thông báo của hệ máy Xbox trong sự kiện;[14][15] Ryan McCaffrey của IGN gọi đó là "một cú tát vào mặt người chơi".[16] Một số giả thuyết cho rằng sự vắng mặt của công ty có thể là do Ủy ban Thương mại Liên bang thông báo rằng họ sẽ cố gắng chặn việc Microsoft mua Activision Blizzard vào buổi sáng ngày trao giải, mặc dù các nhà báo lưu ý rằng có khả năng không liên quan.[14][16] Aaron Greenberg, phó chủ tịch tiếp thị trò chơi Xbox, đã trả lời các khiếu nại bằng cách nói rằng công ty đã lên kế hoạch thông báo cho năm 2023.[17]
Chiến thắng được liệt kê đầu tiên, đánh dấu bằng in đậm và có biểu tượng chữ thập kép ().[19]
Trò chơi thể thao điện tử hay nhất | Vận động viên thể thao điện tử hay nhất |
---|---|
| |
Đội thể thao điện tử xuất sắc nhất | Huấn luyện viên thể thao điện tử xuất sắc nhất |
|
|
Sự kiện thể thao điện tử hay nhất | Người tạo nội dung của năm |
|
God of War Ragnarök dẫn đầu chương trình với mười một đề cử, đồng hạng nhất trong lịch sử của chương trình.[a] Tiếp theo là Elden Ring với tám, Horizon Forbidden West và Stray với bảy. Sony Interactive Entertainment dẫn đầu với 21 đề cử, tiếp theo là Annapurna Interactive với 12 và Nintendo với 11.[25][26] Ngoài các nhà phát hành trò chơi điện tử, Netflix đã nhận được ba đề cử cho các sản phẩm truyền hình ở hạng mục Chuyển thể xuất sắc nhất.[27]
Đề cử | Nhà phát hành |
---|---|
21 | Sony Interactive Entertainment |
12 | Annapurna Interactive |
11 | Nintendo |
9 | Bandai Namco Entertainment |
6 | Square Enix |
5 | Electronic Arts |
Focus Entertainment | |
4 | Finji |
Warner Bros. Interactive Entertainment | |
3 | Activision |
Half Mermaid Productions | |
miHoYo | |
Sega | |
Sloclap | |
2 | 2K |
Bungie | |
Devolver Digital | |
Dotemu | |
Epic Games | |
Funcom | |
Riot Games | |
Ubisoft | |
Valve | |
Xbox Game Studios |
God of War Ragnarök dẫn đầu chương trình với sáu chiến thắng, tiếp theo là Elden Ring với bốn chiến thắng, Final Fantasy XIV và Stray với hai chiến thắng mỗi game. Sony Interactive đã giành tổng cộng bảy giải thưởng, tiếp theo là Bandai Namco Entertainment và Nintendo với bốn giải thưởng mỗi giải.[28]
Awards | Game |
---|---|
6 | God of War Ragnarök |
4 | Elden Ring |
2 | Final Fantasy XIV |
Stray |
Awards | Publisher |
---|---|
7 | Sony Interactive Entertainment |
4 | Bandai Namco Entertainment |
Nintendo | |
2 | Annapurna Interactive |
Square Enix |