Thuốc lào | |
---|---|
Phân loại khoa học | |
Giới: | Plantae |
nhánh: | Tracheophyta |
nhánh: | Angiospermae |
nhánh: | Eudicots |
nhánh: | Asterids |
Bộ: | Solanales |
Họ: | Solanaceae |
Chi: | Nicotiana |
Loài: | N. rustica
|
Danh pháp hai phần | |
Nicotiana rustica L.[1] |
Thuốc lào (danh pháp hai phần: Nicotiana rustica) là một loài thực vật thuộc chi Thuốc lá (Nicotiana). Loài này có hàm lượng nicotin rất cao. Lá của nó ngoài việc dùng để hút còn sử dụng rộng rãi trong việc sản xuất các thuốc trừ dịch hại hữu cơ. Thuốc lào có hàm lượng nicotin khoảng 9%, cao hơn nhiều so với thuốc lá thông thường (khoảng 1 - 3%)[2].
Nicotiana rustica thường được sử dụng cho các mục đích tạo phép thuật tôn giáo bởi các pháp sư Nam Mỹ[3]. Nó có thể chứa nhiều nicotin hơn tới 9 lần so với các loài phổ biến trong chi Nicotiana, như thuốc lá (Nicotiana tabacum). Một lý do khác cho việc sử dụng nó cho các mục đích phép thuật tôn giáo là mức độ tương đối cao của các beta-carbolin, bao gồm cả các harmala alkaloit như harman và norharman. Phổ biến nhất trong các cách thức pha chế tại Nam Mỹ là ngâm hay pha với nước, và dung dịch này sau đó được bơm vào dạ dày trong dạng chế phẩm gọi là singado hay singa. Nó cũng được dùng để hút như một dạng xì gà, được sử dụng như là một loại thuốc thụt, chế thành một loại sản phẩm có thể liếm gọi là ambil, và thành loại thuốc bột để hít cùng với vỏ các loài Theobroma spp., chế thành nu-nu - một loại thuốc hướng thần mà người Matsés ở khu vực Amazon sử dụng. Tại khu vực đông nam Thổ Nhĩ Kỳ người ta dùng loài cây thân thảo này trộn cùng tro một số loài cây gỗ khác để chế ra loại thuốc hít dạng ướt gọi là maraş otu. Họ sử dụng nó bằng cách đặt hỗn hợp dưới lưỡi giống như snus của người Thụy Điển hay naswar của người Afghanistan. Nó cũng là loại thuốc pha trộn phổ biến trong ayahuasca sử dụng ở một nơi tại khu vực Amazon.
Tại Nga, N. rustica được gọi là "makhorka" (махорка). Nó được những người ở đẳng cấp thấp hút trước khi thuốc lá trở thành phổ biến rộng khắp (sau Thế chiến 2), và hiện nay đôi khi vẫn được nông dân Nga hút.
Ở Việt Nam, cây thuốc lào được trồng chủ yếu để hút theo tập quán của người Việt vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ đến Đèo Ngang (tỉnh Quảng Bình) và các dân tộc thiểu số từ miền núi phía bắc đến miền tây Thanh Hóa - Nghệ An. Sau này, nó được trồng rộng rãi ở khắp nơi nhưng chỉ vài vùng được xem là cho sản phẩm thuốc lào nổi tiếng như Hải Phòng và Thanh Hóa. Ngoài ra, thuốc lào còn dùng làm phụ gia khi ăn trầu.
Theo Đào Duy Anh, cây thuốc lào vốn từ Lào (Ai Lao) du nhập vào Việt Nam nên mới có tên gọi như thế. Cũng có giả thiết khác cho rằng, thuốc Lào được trồng và thử nghiệm lần đầu tiên bởi cụ Hồ Lào vào thế kỷ 18, chính thức được đặt tên thương hiệu là thuốc Lào và được lưu hành rộng rãi trên thị trường ba nước Đông Dương dưới sự bảo trợ của Pháp. Sách Vân Đài loại ngữ của Lê Quý Đôn và Đồng Khánh dư địa chí gọi cây thuốc lào là tương tư thảo (cỏ nhớ thương), sở dĩ nó có tên gọi như vậy bởi vì người nghiện thuốc lào mà 2, 3 ngày không được hút thì trong người luôn cảm thấy bứt rứt khó chịu trong đầu luôn luôn nghĩ đến 1 hơi thuốc, giống như nhớ người yêu lâu ngày không gặp vậy đó mới có tên là tương tư.[4] Thời xưa, ngoài miếng trầu là đầu câu chuyện, thuốc lào cũng được đem ra để mời khách, hút thuốc lào còn được gọi là ăn thuốc lào.
Thuốc lào sau khi gieo trồng và thu hoạch chủ yếu được chế biến thủ công, lá được rửa, lau sạch sau đó được thái, xắt nhỏ ra, phơi khô rồi hồ để tiện cho việc đóng thành bánh. Thuốc thái sợi nhỏ thì gọi là thuốc rê.
Ở một số vùng, thuốc lào đã thành thương hiệu ngon nổi tiếng, như An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến An (thuộc thành phố Hải Phòng); Quảng Xương, Thanh Hóa. Trong những nơi trồng thuốc lào thì làng An Tử Hạ nay là làng Nam Tử thuộc Tiên Lãng được đánh giá cao hơn hẳn, vì có tiếng là thuốc ngon và đậm khói.
Hút thuốc lào sử dụng công cụ gọi là điếu, có bốn loại chính:
Trong quá trình sử dụng, nõ điếu bị tàn thuốc trộn với nước bám vào nên phải dùng thông điếu để thông. Cả ba loại điếu trên thường kèm theo một que bằng kim loại gọi là cái thông điếu, nhiều khi chỉ cần dùng một chiếc lông gà cũng được.
Điếu bát và điếu ống có nhiều biến thể về hình khối rất đa dạng, kết hợp với chế tác cầu kỳ, bằng vật liệu có giá trị cao nên có thể coi là một tác phẩm nghệ thuật và trở thành món đồ sưu tập của những người yêu thích.
Ngoài ra khi không có sẵn điếu, người ta có thể dùng lá chuối, giấy cuộn lại, miệng ngậm một ngụm nước là có thể hút được thuốc lào.
Phần nước giữ trong điếu lâu ngày tức nước điếu tích nhiều hóa chất của thuốc lào nên có tính khử độc và được dùng trong các bài thuốc dân gian chống côn trùng như khử rệp, bắt ve chó.
Sợi thuốc lào được vê tròn lại thành viên kích cỡ như đầu ngón tay út và tra vào nõ điếu. Sau đó dùng lửa để đốt cho thuốc cháy tạo thành khói đồng thời dùng miệng để hút. Châm lửa, tốt nhất là dùng đóm, là những mảnh tre, nứa, gỗ làm diêm... mỏng để lửa cháy trong một khoảng thời gian vừa đủ, lại không có mùi lẫn vào như khi dùng diêm, bật lửa ga. Lúc bắt đầu hút, người hút hít vào từng hơi ngắn để có thêm oxy cho thuốc cháy đều và khói tích tụ trong thân điếu rồi mới hít một hơi thật sâu kèm theo một lượng khói lớn. Trước đó, người hút thường thổi một hơi ngắn và mạnh để xái thuốc lào văng ra khỏi nõ điếu. Động tác này đòi hỏi phải khéo léo để xái thuốc bắn ra đúng vị trí mình muốn (đối với điếu bát là cái chậu đựng bát điếu, đối với điếu cày thì hay dùng một chiếc bồ nhỏ đựng xái) và phải có kinh nghiệm mới thực hiện thuần thục được.
Khói thuốc lào đã được làm giảm nhiệt và lọc bớt một số chất nhờ đi qua nước chứa trong thân điếu. Trong khi hút, hơi và khói thuốc khiến cho nước chứa trong điếu và khí phát ra tiếng kêu; người hút thích tiếng kêu phải giòn giã để tăng phần thú vị. Âm thanh này phụ thuộc cấu tạo của điếu và lượng nước đổ vào đó. Thành phần của lá thuốc lào cũng tương tự thuốc lá và người hút hít vào lượng khói khá nhiều trong một lần hút nên cảm giác say thuốc mạnh hơn thuốc lá và có thể gây nghiện. Cảm giác say thuốc lào mạnh đến mức người mới hút hoặc người nghiện nhưng hút vào buổi sáng thường bị mất thăng bằng, nếu tư thế ngồi hút không vững rất dễ bị ngã.
Ngoài cách hút thuốc, thuốc lào còn dùng để nhai như trường hợp ăn trầu. Khi nhai riêng thì gọi là thuốc xỉa và người "ăn" ngậm một nhúm thuốc lào khô trong miệng, kẹp giữa răng và má, thỉnh thoảng nhai để chắt lấy nước chứ thực ra không nuốt phần bã thuốc.
Ở phương Tây cũng có thuốc lá nhai (tiếng Anh: chewing tobacco) tương tự, nhưng sản phẩm dùng để nhai là N. tabacum.
|
|
|
|
|
Một cây chỉ để ba nhành Ăn sống, ăn chín đều được, Nấu canh thì đừng Là cây gì? |
Nhiều dân tộc thiểu số cũng có tập quán hút thuốc lào, một số nét đặc thù:
Cùng một nguyên tắc hút qua một bộ phận chứa nước để lọc và làm mát khói, trên thế giới cũng có nhiều kiểu sử dụng các công cụ tương tự để hút các loại lá hay sản phẩm đã được chế biến khác nhau:
Chưa có một điều tra nào về tỷ lệ người nghiện thuốc lào ở nông thôn nhưng có thể ước lượng khoảng 50% nam nông dân tại miền Bắc Việt Nam ở độ tuổi tuổi từ 30 trở lên hút thuốc lào[6]. Một số ít phụ nữ cũng hút thuốc lào. Thuốc lào còn khá phố biến ở các đô thị miền Bắc, hầu như tất cả các quán nước vỉa hè, trong các trường học bậc trên phổ thông, các trường dạy nghề... đều có điếu cày. Tác hại của thuốc lào tương tự thuốc lá.
Theo kinh nghiệm dân gian, thuốc lào là một vị thuốc Nam dễ kiếm. Khi bị đứt tay, đứt chân, lấy một ít sợi thuốc lào vê tròn rồi đắp trực tiếp lên chỗ đứt, sẽ giúp cầm máu ngay. Nước điếu lấy ở điếu cầy được bôi chữa hắc lào. Ngoài ra lá thuốc lào có thể chữa bỏng, hoặc phòng đỉa cắn, sơ cứu khi bị rắn cắn; chữa ghẻ cho súc vật; trừ rệp, diệt sâu hại cây trồng;...