Trường Trung học phổ thông Trần Phú – Hoàn Kiếm

Trường Trung học phổ thông Trần Phú - Hoàn Kiếm
Logo THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm (Hà Nội).
Cổng trường, hè 2009
Cổng trường, hè 2009
Cổng trường, hè 2009
Địa chỉ
Map
Số 8 phố Hai Bà Trưng, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm
21°01′25″B 105°51′22″Đ / 21,023476°B 105,856195°Đ / 21.023476; 105.856195
, ,
Thông tin
Tên khácLycée Albert Sarraut
THPT Trần Phú
LoạiTHPT
Thành lập1 tháng 11 năm 1960; 64 năm trước (1960-11-01)
Hiệu trưởngTrần Thị Hải Yến
Số học sinh~ 2000
Website[1]

Trường Trung học Phổ thông Trần Phú - Hoàn Kiếm, tiền thân là Trường Petit Lycée, rồi Trường Albert Sarraut. Là một trong các trường trung học phổ thông công lập hệ không chuyên nổi tiếng với lịch sử lâu đời và chất lượng giáo dục hàng đầu được đánh giá cao trong số các trường trung học phổ thông của thủ đô.Trường thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1919, Pháp cho thành lập hai trường Trung học dành cho tầng lớp cao tại Đông Dương, là trường Grand Lycée và Petit Lycée. Trường Petit Lycée đào tạo các lớp dưới, 11 đến 15 tuổi, trường Grand Lycée đào tạo các lớp trên, 16 đến 18 tuổi. Trường Petit Lycée chính là trường Trần Phú ngày nay. Năm 1923, trường Grand Lycée được đổi tên là Trường Albert Sarraut, năm 1954 thì chuyển hoàn toàn về trường Petit Lycée, đào tạo toàn bộ tại đây. Sau đó xoá bỏ tên Albert Sarraut.

Năm 1960, trường này được phân chia thành buổi sáng là trường cấp 3 Phổ thông Công nghiệp Hà Nội, buổi chiều là trường phổ thông Hoàn Kiếm. Năm 1975 trường đổi tên là Trường phổ thông cấp 3 Hoàn Kiếm, rồi Trường phổ thông trung học Hoàn Kiếm. Trường phát triển với quy mô rộng gồm 54 lớp. Đến năm 1979,Trường Phổ thông trung học Hoàn Kiếm thu nhỏ quy mô, chỉ học ca sáng, ca chiều nhường chỗ cho Trường Phổ thông trung học Trần Phú từ 80 Thợ Nhuộm chuyển về.

Đến tháng 5 năm 1995,Trường Phổ thông trung học Hoàn Kiếm và TrườngPhổ thông trung học Trần Phú sáp nhập thành Trường THPT Trần Phú, do thầy Hoàng Trọng Tuấn làm hiệu trưởng theo tên của nhà hoạt động cách mạng, tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam[1].. Đến tháng 2 năm 2009 trường đổi tên thành trường Trung học phổ thông Trần Phú - Hoàn Kiếm (để phân biệt với một trường cùng tên trên địa bàn Hà Nội 2).

Câu lạc bộ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Humans of Tran Phu - Hoan Kiem High School (HoTP) (đã ngừng hoạt động)
  • Tran Phu Dance (TPD)
  • Bóng rổ Trần Phú (TPBC)
  • Music of Tran Phu (MOTP)
  • Tran Phu Artists (TPA)
  • Tran Phu Photography Club (TPPC)
  • Tran Phu Volunteer Club (TPVC)
  • Drama of Tran Phu (DOTP)
  • Tran Phu Badminton (TPB)
  • Tran Phu MC Club (TPMC)
  • Tran Phu Speak Out (TPS)
  • LAMER - Tran Phu English Seekers
  • CLB Văn Hoá Nhật Bản Trần Phú - Tran Phu No Hinode (TPNH)
  • Luftmensch | LENS of Tran Phu
  • KOTP - Kpop Of Trần Phú
  • Tran Phu Robocon - TPRC
  • YOTP - Youth of Tran Phu
  • Cuisine de Tran Phu - CLB Ẩm thực Trần Phú
  • Tran Phu Football Club (TPFC)

Danh sách hiệu trưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đỗ Xuân Vọng: 1960-1967
  • Nguyễn Đức Thanh: 1967-1971 phân hiệu thôn Ngọc Chi giữ tên trường Phổ thông Công nghiệp cấp 3 Hà Nội
  • Lê Mới: 1967-1971 phân hiệu thôn Thành Công lấy tên trường Phổ thông Công nghiệp cấp 3 Hoàn Kiếm
  • Trịnh Cương: 1971- trường sáng Phổ thông Công nghiệp cấp 3 Hà Nội
  • Phạm Xuân Vị: 1971- trường chiều Phổ thông Công nghiệp cấp 3 Hoàn Kiếm
  • Trần Đức Sinh: trường Phổ thông Công nghiệp cấp 3 Hoàn Kiếm
  • Hoàng Xuân Hoài:
  • Dương Xuân Hiển: 1975-
  • Hoàng Trọng Tuấn:
  • Nguyễn Chính Nghĩa 1985
  • Ngô Đan Quế: 1990-1994
  • Hoàng Tuấn: 1994-
  • Nguyễn Hữu Chiệu: - 2012
  • Bùi Thị Minh Nga: (quyền hiệu trưởng) 2012- trường Trung học Phổ thông Trần Phú - Hoàn Kiếm
  • Phạm Đức Doanh: 2013-2018
  • Trần Thị Hải Yến: 3/4/2018-nay

Các cựu học sinh trường Albert Sarraut

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số nhân vật nổi tiếng tốt nghiệp từ trường này:

Thành tích

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Huân chương Lao động hạng Ba 1965
  • Huân chương Lao động hạng Ba 1990
  • Huân chương Lao động hạng Nhì 2000
  • Huân chương Lao động hạng Nhì (lần 2) 2020
Thành tích của học sinh nhà trường tại cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia
Thí sinh Năm thi Tuần Tháng Quý Chung Kết Năm
Trần Kim Quý Olympia 11 Giải Ba - 50 điểm
Cao Tuấn Việt Giải Ba - 135 điểm
Phan Thị Phương Thảo Olympia 13 Giải Nhất - 280 điểm Giải Ba - 80 điểm
Nguyễn Trần Minh Hoàng Giải Nhất - 340 điểm Giải Ba - 160 điểm
Nguyễn Thái Uy Giải Ba - 110 điểm
Nguyễn Hoàng Minh Olympia 19 Giải Nhất - 410 điểm Giải Nhất - 310 điểm Giải Nhì - 235 điểm

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Bài giới thiệu trên trang web của trường”. Trường THPT Trần Phú. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2009.
  2. ^ “Senior General Vo Nguyen Giap remembers - Journal of Third World Studies, Fall 2003 by Currey, Cecil B, page 1”.
  3. ^ Nhà văn Vũ Bằng[liên kết hỏng]: Cậu học sinh trường Hàng Vôi (đồng môn với Vũ Trọng Phụng, Vũ Đình Liên...) rồi trường Lyceé Albert Sarraut đã đến với nghề báo quá sớm

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

(tiếng Anh)

(tiếng Việt)

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Gaming – Lối chơi, hướng build và đội hình
Gaming – Lối chơi, hướng build và đội hình
Là một nhân vật cận chiến, nên base HP và def của cậu khá cao, kết hợp thêm các cơ chế hồi máu và lối chơi cơ động sẽ giúp cậu không gặp nhiều vấn đề về sinh tồn
Tôi thích bản thân nỗ lực như thế
Tôi thích bản thân nỗ lực như thế
[RADIO NHUỴ HY] Tôi thích bản thân nỗ lực như thế
Akatsuki no Goei - Trinity Complete Edition [Tiếng Việt]
Akatsuki no Goei - Trinity Complete Edition [Tiếng Việt]
Cậu chuyện lấy bối cảnh Nhật Bản ở một tương lai gần, giai đoạn cảnh sát hoàn toàn mất kiểm soát, tội phạm ở khắp nơi
Những Điều Cần Biết Khi Quyết Định Đi Làm Tại Philippines
Những Điều Cần Biết Khi Quyết Định Đi Làm Tại Philippines
Philippines GDP gấp rưỡi VN là do người dân họ biết tiếng Anh (quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về số người nói tiếng Anh) nên đi xklđ các nước phát triển hơn