Cuộc vây hãm Tobruk | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Một phần của Chiến dịch Sa mạc Tây trong Chiến tranh thế giới thứ hai | |||||||
Quân lính Úc chiếm giữ một vị trí trận tuyến tại Tobruk | |||||||
| |||||||
Tham chiến | |||||||
Đức Ý | |||||||
Chỉ huy và lãnh đạo | |||||||
Leslie Morshead (đến tháng 9/1941) Ronald Scobie (từ tháng 9/1941) | Erwin Rommel | ||||||
Lực lượng | |||||||
27.000[2] | 35.000 | ||||||
Thương vong và tổn thất | |||||||
Ít nhất 3.836 thương vong[Gc 1] |
Không rõ Ít nhất 74-150 máy bay bị tiêu diệt[Gc 2] |
Cuộc vây hãm Tobruk là một cuộc đối đầu dai dẳng kéo dài 241 ngày đêm giữa các lực lượng Phe Trục và phe Đồng Minh tại Bắc Phi trong Chiến dịch Sa mạc Tây thuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Cuộc vây hãm bắt đầu ngày 11 tháng 4 năm 1941, khi đội quân Ý-Đức của trung tướng Erwin Rommel tấn công Tobruk, và tiếp diễn 240 ngày cho đến 27 tháng 11 năm 1941, khi thành phố được Tập đoàn quân số 8 Anh giải vây trong Chiến dịch Crusader.
Đối với Đồng Minh, việc nắm giữ thành phố cùng bến cảng của nó có vai trò then chốt đối với việc bảo vệ Ai Cập và Kênh đào Suez, bởi như vậy sẽ buộc đối thủ của họ phải vận chuyển phần lớn các hàng tiếp tế bằng đường bộ từ cảng Tripoli qua quãng đường 1500 km sa mạc, cũng như phải phân tán bớt binh lính không thể tham gia tiến công. Tobruk đã phải hứng chịu những đòn tấn công trên bộ lặp đi lặp lại cũng như các cuộc pháo kích và oanh tạc gần như là liên tục. Bộ máy tuyên truyền Quốc xã đã gọi đội quân phòng thủ ngoan cường tại đây là 'những con chuột cống', một thuật ngữ mà binh lính Úc chấp nhận như một lời khen ngợi mỉa mai.
|author=
và |last=
(trợ giúp); Liên kết ngoài trong |publisher=
(trợ giúp)|supp=
(trợ giúp)). ngày 2 tháng 7 năm 1946.