Kế hoạch Hula | |
---|---|
Một phần của Chiến tranh Thái Bình Dương của Thế chiến II | |
Phạm vi hoạt động | Chuyển giao tàu Hải quân Mỹ cho Liên Xô thúc đẩy tấn công Nhật Bản |
Địa điểm | |
Ngày | 20 tháng 3 năm 1945 30 tháng 9 năm 1945 | –
Kết quả | Nhật Bản đầu hàng trước khi hoàn thành chiến dịch |
Kế hoạch Hula là một kế hoạch trong Thế chiến II, trong đó Hoa Kỳ chuyển giao các tàu hải quân cho Liên Xô với dự đoán rằng Liên Xô cuối cùng sẽ tham gia cuộc chiến chống Nhật Bản, đặc biệt là để chuẩn bị cho các cuộc tấn công theo kế hoạch của Liên Xô vào nam Sakhalin và quần đảo Kuril. Có căn cứ tại Vịnh Cold ở Lãnh thổ Alaska, dự án đã hoạt động trong suốt mùa xuân và mùa hè năm 1945. Đây là kế hoạch chuyển giao lớn nhất và đầy tham vọng nhất trong Thế chiến II.
Đế quốc Nga và Nhật Bản trước đây đã từng chiến đấu với nhau trong Chiến tranh Nga–Nhật năm 1904–1905, sau đó do Nhật Bản đưa quân tiến vào Siberia trong cuộc viễn chinh vào Siberia tại thời điểm Nội chiến Nga nổ ra từ năm 1918–1920. Tình trạng thù địch tiếp tục tiếp diễn khi cả hai quốc gia vẫn cạnh tranh đối đầu nhau ở Đông Bắc Á sau khi Liên Xô thành lập. Nhật Bản với thái độ ngày càng hung hăng trong chính trị và quân sự ở Đông Á những năm 1930 đã dẫn tới cuộc đụng độ biên giới giữa lực lượng Liên Xô và quân đội Nhật Bản tại Mãn Châu Quốc, một nhà nước bù nhìn của Nhật Bản, Mãn Châu năm 1937, tại Đảo Kanchazu trên sông Amur, và vào năm 1939 là Khalkhin Gol/Sự kiện Nomonhan. Nhưng sau năm 1939, hai nước chuyển sự chú ý sang nơi khác – Nhật Bản tập trung vào Chiến tranh Trung–Nhật tại Trung Quốc và Liên Xô thì ký kết Hiệp ước Molotov–Ribbentrop với Đức Quốc Xã. Cuối cùng, Hiệp ước Trung lập Xô-Nhật đã được ký kết vào ngày 13 tháng 4 năm 1941.[1]
Liên Xô bước vào Thế chiến thứ hai khi Đức xâm lược Liên Xô vào tháng 6 năm 1941, và trong tháng 12 năm 1941 Nhật Bản tham chiến bằng cách tấn công lực lượng các nước Đồng minh và các vùng lãnh thổ ở Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á. Mặc dù những sự kiện này đặt các quốc gia vào hai phe đối nghịch trong cuộc chiến, nhưng cả hai nước đều không quan tâm đến việc tham gia vào các hoạt động quân sự chống lại nhau, cả hai cùng đang hoàn toàn bận rộn với các cuộc chiến tranh mà mình tham gia. Do đó, các quốc gia đã duy trì một thái độ trung lập nghiêm túc đối với nhau cho đến gần cuối Thế chiến II; ngoại trừ việc kiểm tra hàng hóa để đảm bảo chúng không chứa vật liệu chiến tranh và phản đối việc thay đổi cờ trên tàu Mỹ thành tàu Liên Xô,[2] Nhật Bản đã không cố ý can thiệp quân sự vào các đoàn xe Lend-Lease hộ tống chở trang thiết bị chiến tranh từ Hoa Kỳ đến Liên Xô ở Bắc Thái Bình Dương, và Liên Xô đã từ chối yêu cầu của Mỹ đưa máy bay Mỹ tới lãnh thổ Liên Xô để hoạt động chống lại Nhật Bản và phớt lờ yêu cầu của Đồng minh đối với bất kỳ hành động nào khác có thể gây kích động Nhật Bản. Lãnh đạo Liên Xô, Josef Stalin, đã nêu quan điểm rằng Liên Xô tham chiến tấn công Nhật Bản không thể thực hiện được cho tới khi Đức bị bại trận.[3]
Trong cuộc gập Đại sứ Mỹ tại Liên Xô Averell Harriman vào tháng 10 năm 1944, cuối cùng đã chấp nhận đề nghị tham gia cuộc chiến chống Nhật Bản, nhưng phải sau ba tháng kể từ thời điểm Đức đầu hàng, bất cứ khi nào có thể. Liên Xô đã phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề về quân sự, dân sự và kinh tế trong chiến tranh, vì vậy Stalin cũng đưa ra quyết định như vậy khi Đồng minh hỗ trợ đáng kể cho Liên Xô trong việc xây dựng lực lượng vũ trang và quân nhu ở Đông Á và Thái Bình Dương trước bất kỳ hành động nào của Liên Xô chống lại Nhật Bản. Sau khi Liên Xô cung cấp một danh sách các trang thiết bị mà họ yêu cầu, mà người Mỹ đặt mật danh MILEPOST, Hoa Kỳ bắt đầu công việc đáp ứng các yêu cầu của Liên Xô bên ngoài và bên cạnh các khoản viện trợ cho Liên Xô hàng năm.[4]
Là một phần của MILEPOST, Tham mưu trưởng Hải quân Xô viết, Đô đốc V. A. Alafusov, và Phó Tư lệnh Phái bộ Quân sự Hoa Kỳ tại Moskva, Chuẩn Đố Đôc Clarence E. Olsen, đã đồng ý vào ngày 20 tháng 12 năm 1944 về một danh sách hàng chục loại tàu và máy bay Hoa Kỳ sẽ chuyển giao cho Liên Xô. Trong số các tàu có nhiều loại tàu hộ tống, tàu đổ bộ, và tàu quét mìn. Olsen cũng khuyến nghị rằng một "chương trình đào tạo nhân viên và chuyển giao một số loại tàu nên được thiết lập ngay lập tức" để các thủy thủ đoàn Liên Xô có thể nhận được hướng dẫn từ nhân viên Mỹ trong việc vận hành các con tàu và phương tiện được chuyển giao cho họ.[4]
Vịnh Cold | |
---|---|
Vịnh Cold nằm trên bán đảo Alaska ở Alaska. | |
Trực thuộc |
Đầu tháng 1 năm 1945, Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô, Đô đốc Nikolai Gerasimovich Kuznetsov, đề nghị Hoa Kỳ thiết lập địa điểm chuyển giao các tàu và đào tạo thủy thủ đoàn tại đảo Aleutian Lãnh thổ Alaska, nơi chỉ có một dân số rất nhỏ hiện diện giúp đảm bảo an ninh cho kế hoạch, được tiến hành trong bí mật nghiêm ngặt để tránh báo động cho quân Nhật và có thể kích động Nhật phát động một cuộc tấn công chống lại Liên Xô. Kuznetsov gợi ý Cảng Hà Lan, trên Đảo Unalaska, là một lựa chọn tốt nhất; cà Hải quân Liên Xô và tàu thương mại thường xuyên ghé thăm ở đó và gần Akutan, vì vậy nhân viên Liên Xô quen thuộc nhất với những vùng biển đó.[5]
Ngày 18 tháng 1 năm 1945, Chủ nhiệm tác chiến Hải quân Hoa Kỳ và Tổng Tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ, Đô đốc Hạm đội Ernest J. King, đã liên lạc với Tư lệnh Lực lượng Bắc Thái Bình Dương, Đô đốc Frank Jack Fletcher, thông báo với ông rằng Hoa Kỳ có kế hoạch chuyển khoảng 250 tàu chiến cho Liên Xô từ tháng 4 đến tháng 12 năm 1945, và khoảng 2500 nhân viên sẽ có mặt tại bất kỳ thời điểm nào tại địa điểm chuyển giao với chu kỳ luân chuyển nhân sự kéo dài hai tuần; J. King cũng hỏi liệu Cảng Hà Lan có thể đáp ứng một kế hoạch như vậy hay không. Fletcher trả lời vào ngày 29 tháng 1 năm 1945, từ chối Cảng Hà Lan vì thiếu nhà ở và không gian đào tạo ở đó và vì bến cảng của nó quá nhỏ để chứa số lượng tàu dự kiến và quá gần với biển lớn để huấn luyện an toàn. Fletcher khuyến nghị Vịnh Cold, trên Bán đảo Alaska, là lựa chọn tốt hơn nhiều vì có bến cảng được bảo vệ, các cơ sở trên bờ và hoàn toàn không có dân thường, khiến an ninh của kế hoạch dễ dàng hơn nhiều so với tại Cảng Hà Lan. Kodiak, trên Đảo Kodiak, nơi có đầy đủ cơ sở vật chất trên bờ nhưng một bến cảng được bảo vệ không đầy đủ trước biển động, là lựa chọn thứ hai của Fletcher, và Cảng Hà Lan chỉ là lựa chọn thứ ba của ông. J. King đã thông báo lý do chính đáng cho Phái đoàn Quân sự Hoa Kỳ tại Moskvaf về việc lựa chọn Vịnh Cold.[6]
Trong cuộc gặp với King tại Hội nghị Yalta ngày 8 tháng 2 năm 1945, Kuznetsov tuyên bố rằng Cảng Hà Lan là lựa chọn đầu tiên của Liên Xô và Kodiak là lựa chọn thứ hai. King thông báo với ông rằng Hoa Kỳ đã chọn Vịnh Cold. Kuznetsov không quen thuộc với Vịnh Cold, nhưng khi tìm thấy nó trên bản đồ, ngay lập tức đồng ý chọn nó là địa điểm huấn luyện.[7]
Chính thức thành lập chương trình chuyển giao và đào tạo với tên gọi Kế hoạch Hula vào giữa tháng 2 năm 1945 và ra lệnh cho Fletcher bắt đầu cải tạo các cơ sở của Lục quân Hoa Kỳ tại Pháo đài Randall trong Vịnh Cold, nơi đã bị đóng cửa vào tháng 11 năm 1944. Ông tư vấn với Fletcher rằng một sĩ quan được chỉ định phụ trách khóa huấn luyện và nhân viên của ông sẽ đến Vịnh Cold vào ngày 24 tháng 3 năm 1945, và 2500 học viên Liên Xô đầu tiên sẽ đến vào ngày 1 tháng 4 năm 1945, với 550 người khác tiếp theo vào ngày 1 tháng 5 và 2000 người khác vào ngày 1 tháng 6.[7]
Một vấn đề cần giải quyết sớm là vấn đề làm thế nào để vận chuyển các nhân viên Hải quân Liên Xô đến Vịnh Cold. Tại Hội nghị Yalta vào tháng 2 năm 1945, Kuznetsov ban đầu đề xuất rằng các tàu thương mại của Đồng minh quay trở lại Bắc Mỹ sau khi vận chuyển hàng hóa ở Châu Âu sẽ vận chuyển nhân viên Liên Xô đến Bờ Đông Hoa Kỳ, từ đó Liên Xô có thể đi xuyên lục địa Hoa Kỳ tới Bờ Tây Hoa Kỳ và sau đó đi tàu đến Vịnh Cold; tuy nhiên, sự thiếu hụt tàu thuyền của Đồng minh ở Thái Bình Dương đã khiến kế hoạch này trở nên khó khăn. Một ngày sau hội nghị, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Cung ứng Dân ủy Liên Xô, Đô đốc A. A. Yakimov, đề xuất Hoa Kỳ chuyển ba Tàu Liberty hoặc các tàu tương tự cho cơ quan đăng kiểm của Liên Xô, và những tàu này chở nhân viên Liên Xô đến Vịnh Cold, có thể từ các cảng ở Viễn Đông Liên Xô, nhưng sự thiếu hụt tàu thuyền của Đồng minh đã cản trở ý tưởng này. Vào ngày 24 tháng 2 năm 1945, Phó Tổng Tư lệnh Hải quân Liên Xô, Phó Đô đốc Richard S. Edwards, thông báo cho Yakimov rằng đã chuyển giao Thuyền phóng lôi có động cơ và hai thuyền phao xà lan tự hành tháo rời sẽ được vận chuyển trên các tàu thương mại của Liên Xô từ Bờ Tây Hoa Kỳ đến thẳng vùng Viễn Đông Liên Xô mà không cần ghé qua Vịnh Cold, làm giảm yêu cầu vận chuyển các nhân viên Liên Xô cần thiết đến Vịnh Cold. Người Liên Xô cuối cùng đã quyết định vận chuyển nhân viên của họ đến Vịnh Lạnh trên các tàu thương mại của mình trong khi các tàu này đang thực hiện các chuyến đi thường xuyên để chở vật liệu Lend-Lease từ Bờ Tây Hoa Kỳ đến Viễn Đông Liên Xô, với mỗi tàu chở khoảng 600 người ở một chuyến.[16]
Khi kế hoạch được hoàn tất, Hoa Kỳ sẽ chuyển giao 180 tàu – 30 khinh hạm lớp Tacoma (ký hiệu phân loại thân tàu Hải quân Hoa Kỳ PF), 24 tàu quét mìn lớp Admirable(AM), 36 tàu quét mìn động cơ phụ trợ (YMS), 30 tàu đổ bộ (LCI(L)), 56 tàu săn ngầm (SC), và 4 xưởng nổi (YR) – đến Liên Xô, vào ngày 1 tháng 11 năm 1945, đào tạo khoảng 15,000 nhân viên Hải quân Liên Xô để vận hành trang thiết bị. Sau khi chạy thử trong Hải quân Liên Xô, tại Vịnh Cold sẽ diễn ra việc chuyển giao, các con tàu sẽ thành một loạt các đoàn vận tải từ Vịnh Cold với sự hộ tống của Hải quân Hoa Kỳ, đi qua Đèo Unimak, được coi là con đèo an toàn nhất ở Quần đảo Aleutian, và sau đó di chuyển về phía tây dọc theo phía bắc của Quần đảo Aleutian, với các tàu nhỏ hơn không thể thực hiện chuyến đi liên tục - tàu quét mìn động cơ phụ trợ và tàu săn ngầm - tạm dừng tại Adak, để tiếp nhiên liệu và kiểm tra lại. Ở phía tây bắc của Attu, Hải quân Hoa Kỳ hộ tống chuyển đoàn vận tải sang Hải quân Liên Xô hộ tống, và mỗi đoàn sau đó sẽ đi về phía bắc của Quần đảo Commander đến Petropavlovsk-Kamchatsky, từ đó các tàu được chuyển giao sẽ phân tán đến các cảng nội địa được chỉ định.[17]
Liên Xô đã lên kế hoạch cho những nhân viên Liên Xô đầu tiên đến Vịnh Cold, trên 5 tàu thương mại vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4 năm 1945, tùy thuộc vào điều kiện băng ở Viễn Đông Liên Xô. Con tàu đầu tiên sẽ mang theo một biên chế gồm 23 người do một chuẩn đô đốc đứng đầu, ba nhân viên phụ (trong số năm kế hoạch) mỗi người từ 11 đến 17 nhân viên, và 45 đến 50 thông dịch viên. Khi xuống tàu tại Vịnh Cold, các nhân viên Liên Xô phải chịu sự chỉ huy chung của sĩ quan Hoa Kỳ chỉ huy kế hoạch đào tạo và chuyển giao, và được lệnh tuân theo mệnh lệnh của Mỹ khi ở Vịnh Cold.[18]
Hải quân Hoa Kỳ thành lập Biệt đội Hải quân số 3294 đặc biệt cho Kế hoạch Hula; cơ quan chịu trách nhiệm cho tất cả các hoạt động huấn luyện và chuyển giao tại Vịnh Cold. Vào ngày 7 tháng 3 năm 1945, giao cho Sĩ quan William S. Maxwell, lúc đó đang ở Washington, D.C., chỉ huy biệt đội. Trước khi rời Washington, Maxwell khuyến nghị tăng số lượng người phiên dịch tiếng Nga cho Vịnh Cold và kêu gọi Cục Tàu Hải quân Hoa Kỳ đảm bảo rằng mỗi con tàu được chuyển giao đều được tải và lắp đặt tất cả các thiết bị được phép của nó và không có thiết bị nào không được phép chuyển lên tàu trước khi đến Vịnh Cold. Sau đó ông rời đến Vịnh Cold.[19]
Đến Cold Bay vào ngày 19 tháng 3 năm 1945, và mới được thăng cấp thuyền trưởng, nắm quyền chỉ huy căn cứ hải quân ở đó vào ngày hôm sau. Dưới quyền chỉ huy của ông có 694 nhân viên Hải quân Hoa Kỳ và nhân viên Tuần duyên Hoa Kỳ, 47 người Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, và một nhóm nhỏ Lục quân Hoa Kỳ gồm 605 người; số quân hiện có của ông nhanh chóng ổn định ở mức khoảng 1500 người khi các nhân viên Lục quân chuyển đi và các nhân viên hải quân thay thế. Ông xây dựng một nhóm tiến công dưới quyền chỉ huy thứ hai của ông, Trung úy Tuần duyên Hoa Kỳ John J. Hutson, đã thành lập Ban Tác chiến Chống tàu ngầm thuộc Biệt đội 3294. Ông cũng phát hiện ra rằng các cơ sở hải quân cần được phục hồi nhiều hơn những gì ông đã nghĩ, vì vậy ông chuyển quyền chỉ huy của mình đến Pháo đài Randall, nơi đã bị đóng cửa từ tháng 11 năm 1944, và chuẩn bị sẵn sàng các cơ sở của nó để hỗ trợ Kế hoạch Hula, bao gồm cả việc thành lập nhà ở, lớp học, rạp chiếu phim, đài phát thanh và sân bóng mềm; việc lựa chọn giảng viên cho các khóa học về vận hành vô tuyến và radar, kỹ thuật, pháo, quét mìn, kiểm soát thiệt hại và vận hành tàu đổ bộ; và mua sắm radio, radar, thiết bị quét mìn, la bàn hồi chuyển, động cơ, máy chiếu phim, phim đào tạo và các công cụ giáo dục khác.[20]
Những người Liên Xô đầu tiên đến Vịnh Cold là các thành viên của Ủy ban Cung ứng Liên Xô, những người đã xuống tàu tại căn cứ vào ngày 23 tháng 3 năm 1945. Maxwell tin rằng sẽ cần rất nhiều khóa huấn luyện trong lớp học trước khi các nhân viên Liên Xô bắt đầu huấn luyện trên biển, nhưng các sĩ quan Liên Xô không đồng ý, họ thích tập trung hơn vào việc huấn luyện trên biển. Họ đã làm việc trong một tuần về một chương trình đào tạo mà cả hai bên có thể đồng ý và đạt được một thỏa hiệp thành công trước khi những thực tập sinh đầu tiên đến.[21]
Các học viên Liên Xô đầu tiên đến Vịnh Cold trên 5 tàu thương mại Liên Xô, mỗi tàu chở gần 500 học viên Liên Xô, mỗi ngày một chuyến từ ngày 10 đến ngày 14 tháng 4 năm 1945, vào thời điểm đó có 2358 nhân viên Liên Xô trở thành Sư đoàn Quét mìn số 16 và Sư đoàn Săn ngầm số 2 Hải quân Liên Xô đã đổ bộ lên bờ, cùng với 1350 nhân viên Mỹ. Chuẩn Đô đốc Boris Dimitrievich Popov đến vào ngày 11 tháng 4 trên tàu hơi nước Sevastopol và nắm quyền chỉ huy các nhân viên Liên Xô tại Vịnh Cold, Hải quân Liên Xô đã bổ nhiệm làm tư lệnh Lữ đoàn Độc lập số 5 thuộc Hải quân Liên Xô.[21]
220 sĩ quan Liên Xô đầu tiên và 1895 hạ sĩ quan bắt đầu được huấn luyện tại Vịnh Cold vào ngày 16 tháng 4 năm 1945, được chia theo loại tàu và sau đó được chia nhỏ hơn theo phân công từng tàu. Mặc dù các nhân viên Liên Xô rất coi trọng việc đào tạo của họ, một thách thức trước mắt đối với các hướng dẫn viên người Mỹ là người Liên Xô hoàn toàn không quen với radar, sonar, và máy móc động cơ trên tàu, ngoài ra còn thiếu sách hướng dẫn đào tạo bằng tiếng Nga. Nhân viên Ủy ban Cung ứng Liên Xô và Lữ đoàn Độc lập số 5 đã khắc phục điều này bằng cách sản xuất sách hướng dẫn bằng tiếng Nga để sử dụng trong Kế hoạch Hula.[22]
Các vấn đề thiết bị cũng nảy sinh liên quan đến chính các con tàu. Cục Tàu đã không để ý đến yêu cầu của Maxwell để đảm bảo rằng tất cả các tàu được chuyển đến đều được trang bị phù hợp, và ngay từ đầu chương trình, mọi tàu đến Vịnh Cold mà không có tất cả các thiết bị được phép hoặc vẫn được lắp đặt các thiết bị trái phép. Rất nhiều thiết bị cần thiết phải được đưa tới Trường bay Lục quân Pháo đài Randall hàng ngày, và một số tàu đã phải tiến hành sửa đổi ngay lập tức danh sách thiết bị được phép. Một khó khăn nữa là hư hại đối với các tàu vỏ mỏng - tàu quét mìn động cơ phụ trợ (YMS) và tàu săn ngầm - trong vùng biển động tại khu vực huấn luyện. Cơ sở sửa chữa gần nhất cho những con tàu này gần 200 hải lý (370 km; 230 mi) là Cảng Hà Lan, và 1 tàu quét mìn động cơ phụ trợ và 9 tàu săn ngầm phải cập Cảng Hà Lan để sửa chữa lớn, khiến chương trình săn tàu ngầm bị trì hoãn 8 ngày.[23]
Bất chấp những khó khăn đó, đoàn tàu đầu tiên được chuyển giao – ba tàu quét mìn và năm tàu quét mìn động cơ phụ trợ – đã rời Vịnh Cold đến Liên Xô vào ngày 28 tháng 5 năm 1945; lần thứ hai – ba tàu quét mìn và sáu tàu săn ngầm – khởi hành vào ngày 30 tháng 5, với một trong số các tàu săn ngầm phải dừng ở Adak để sửa chữa, và lần thứ ba gồm ba tàu quét mìn và bảy tàu săn ngầm, khởi hành vào ngày 7 tháng 6 năm 1945.[10] Tuy nhiên, công việc sửa chữa tốn kém và các vấn đề về nguồn cung ở Seattle đã cản trở chương trình săn ngầm, và Maxwell buộc phải bố trí những tàu săn ngầm được chỉ định làm nhiệm vụ tại Hải Quận số 13 Hải quân Hoa Kỳ để thay thế cho một số tàu được dự kiến chuyển giao ban đầu để đáp ứng thời hạn chuyển giao tất cả các tàu trước ngày 1 tháng 10 năm 1945.[14]
Việc đào tạo 100 sĩ quan Liên Xô và 800 hạ sĩ quan để chuyển giao 30 tàu đổ bộ bộ binh cỡ lớn (LCI(L)) trong hai khóa huấn luyện bắt đầu vào ngày 7 tháng 5 năm 1945 và được chứng minh là thành công nhất trong các chương trình đào tạo của Kế hoạch Hula. Khóa đầu tiên kéo dài 15 ngày, và kinh nghiệm thu được trong đó cho phép khóa thứ hai giảm xuống còn chín ngày. Đoàn tàu vận tải thứ tư khởi hành Vịnh Cold, bao gồm bốn tàu LCI(L)s, hai tàu quét mìn, và sáu tàu săn ngầm, rời đi vào ngày 11 tháng 6 năm 1945, là chuyến đầu tiên bao gồm LCI(L)s, và tát cả LCI(L) của Liên Xô các thủy thủ đoàn khởi hành đến Liên Xô trên tàu cuối tháng 7 năm 1945.[24]
30 Khinh hạm lớp Tacoma là những tàu lớn nhất, vũ trang mạnh nhất và đắt tiền nhất dự kiến chuyển giao trong Kế hoạch Hula. 572 sĩ quan và quân nhân đầu tiên của Lữ đoàn Tàu chiến 10 Hải quân Liên Xô đã đến Vịnh Cold vào ngày 12 tháng 6 năm 1945 trên tàu hơi nước Felix Dzerzhinski cả Liên Xô và bắt đầu huấn luyện để tiếp quản các khinh hạm tuần tra vào ngày 14 tháng 6, cùng ngày với chín khinh hạm tuần tra đầu tiên – USS Charlottesville (PF-25), USS Long Beach (PF-34), USS Belfast (PF-35), USS Glendale (PF-36), USS San Pedro (PF-37), USS Coronado (PF-38), USS Allentown (PF-52), USS Machias (PF-53), và USS Sandusky (PF-54) – đã đến Vịnh Cold. 570 nhân viên khác của Lữ đoàn Tàu chiến 10 đã đến vào ngày 15 tháng 6 năm 1945 trên tàu hơi nước Chaikovskii của Liên Xô. Chín khinh hạm tuần tra đầu tiên, cùng với USS Ogden (PF-39), đến Vịnh Cold ngày 27 tháng 6 năm 1945,[25] tạo thành nhóm 10 khinh hạm đầu tiên được chuyển giao cho Liên Xô vào ngày 12 tháng 7 năm 1945; rời Vịnh Cold trong một đoàn hộ vệ vào ngày 15 tháng 7 năm 1945.[26]
Bốn xưởng nổi (YR) dự kiến chuyển giao, tất cả đều được di chuyển bởi các tàu thương mại Liên Xô ghé cảng Vịnh Cold trên đường từ Bờ Tây Hoa Kỳ đến Viễn Đông Liên Xô trong mùa hè năm 1945.[14]
Mối quan hệ giữa các nhân viên Liên Xô và Mỹ tại Vịnh Cold rất thân thiện và hợp tác trong suốt thời gian của kế hoạch. Các học viên Liên Xô có thành tích tốt nhất được giữ lại tại Vịnh Cold để phục vụ cùng với các hướng dẫn viên người Mỹ trong việc đào tạo các nhân viên Liên Xô khác đến sau đó. Đến ngày 31 tháng 7 năm 1945, Kế hoạch Hula đã chuyển giao 100 trong số 180 tàu theo kế hoạch cho Liên Xô.[27]
Như Stalin đã hứa, Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản vào ngày 8 tháng 8 năm 1945, đúng ba tháng sau khi Đức đầu hàng, và bắt đầu một cuộc tấn công chống lại các lực lượng Nhật Bản ở Đông Bắc Á vào ngày hôm sau. Mặc dù một cuộc đình chiến đã tạm dừng giao tranh giữa các nước Đồng minh khác và Nhật Bản vào ngày 15 tháng 8 năm 1945 (14 tháng 8 ở phía bên kia của Đường đổi ngày quốc tế ở Vịnh Cold) và Nhật Bản chính thức surrendered Đồng minh trên chiếm hạm USS Missouri (BB-63) ở Vịnh Tokyo ngày 2 tháng 9 năm 1945, Liên Xô vẫn tiếp tục hoạt động tấn công cho đến ngày 5 tháng 9 năm 1945, khi đó quân đội Liên Xô đã tràn vào nhà nước bù nhìn Mãn Châu Quốc ở Mãn Châu, nửa phía bắc của Triều Tiên, tỉnh Karafuto của Nhật Bản trên nửa phía nam của Đảo Sakhalin, và Quần đảo Kuril. Bất chấp việc Liên Xô hiện đã công khai tham chiến, Kế hoạch Hula vẫn bí mật và chịu sự kiểm duyệt nghiêm ngặt.[28]
Việc Liên Xô tham chiến dường như là làm cho sự hợp tác Xô-Mỹ tại Vịnh Cold thậm chí còn tốt hơn trước, và Maxwell và Popov, đã làm việc để đẩy nhanh quá trình huấn luyện và chuyển giao để đưa tàu vào biên chế Liên Xô càng nhanh càng tốt để hỗ trợ cho cuộc tấn công của Liên Xô. Các nhân viên Liên Xô được đào tạo trước đây đã quay trở lại Vịnh Cold để làm thủy thủ đoàn trung tâm cho các tàu mới được chuyển giao, và việc đào tạo các thủy thủ đoàn đã được cắt giảm đến mức tối thiểu cần thiết để các thủy thủ đoàn Liên Xô có thể đưa tàu chở về Liên Xô. Vào ngày 25 tháng 8 năm 1945, Biệt đội Hải quân 3294 đã hoàn thành khóa cuối cùng của khóa huấn luyện trên lớp cho các nhân viên Liên Xô.[27]
Tại Vịnh Cold vào ngày Nhật Bản đầu hàng, ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hải quân Liên Xô kiểm soát các tàu khinh hạm tuần tra USS Bayonne (PF-21) và USS Poughkeepsie (PF-26). Vào ngày 4 tháng 9 năm 1945, bốn tàu cuối cùng được chuyển giao trong Kế hoạch Hula – khinh hạm tuần tra USS Gloucester (PF-22), USS Newport (PF-27), USS Bath (PF-55), and USS Evansville (PF-70) – được đưa vào biên chế Hải quân Liên Xô tại Vịnh Cold.[29]
Vào ngày 5 tháng 9 năm 1945, vài giờ sau khi lực lượng Liên Xô hoàn thành việc chiếm đóng Quần đảo Kuril, Maxwell nhận được lệnh ngừng chuyển giao các tàu không phải là các tàu mà các thủy thủ đoàn Liên Xô đã được huấn luyện; điều này đã hủy bỏ việc chuyển giao hai khinh hạm tuần tra, năm tàu quét mìn động cơ phụ và 24 tàu săn ngầm. Lệnh dừng chuyển giao đã giữ một số tàu dự kiến chuyển giao, bao gồm các tàu khinh hạm tuần tra USS Annapolis (PF-15) và USS Bangor (PF-16), khi chúng đang trên biển từ Bờ Tây Hoa Kỳ đến Vịnh Cold. Các tàu khác quay lại, nhưng Annapolis và Bangor đến Vịnh Cold, đưa các nhân viên Hoa Kỳ lên tàu cần thiết vận chuyển đến lục địa Hoa Kỳ, và quay trở lại Seattle.[30]
Tại Vịnh Cold, các nhân viên Liên Xô và Mỹ bắt tay vào việc đóng cửa Kế hoạch Hula. Bốn khinh hạm tuần tra cuối cùng được chuyển giao vẫn ở Vịnh Cold để huấn luyện bổ sung và chạy thử trước khi khởi hành đến Liên Xô trong đoàn tàu vận tải Kế hoạch Hula cuối cùng vào ngày 17 tháng 9 năm 1945. Các nhân viên còn lại của Lữ đoàn Độc lập số 5 của Hải quân Liên Xô – Popov, nhân viên của ông, và các thủy thủ đoàn được đào tạo một phần của 31 con tàu không còn theo lịch trình chuyển giao – rời Vịnh Cold về Liên Xô trên tàu hơi nước của Liên Xô Carl Schurz vào ngày 27 tháng 9 năm 1945. Maxwell cho ngừng hoạt động căn cứ tại Vịnh Cold vào ngày 30 tháng 9 năm 1945.[31]
Kế hoạch Hula là "chương trình chuyển giao lớn nhất và tham vọng nhất trong Thế chiến II."[32] Trong 142 ngày kể từ khi bắt đầu các hoạt động huấn luyện tại Vịnh Cold từ ngày 16 tháng 4 năm 1945 và chuyển giao bốn tàu cuối cùng tại đó vào ngày 4 tháng 9 năm 1945, Biệt đội 3294 Hải quân Hoa Kỳ đã đào tạo khoảng 12000 nhân viên Hải quân Liên Xô - khoảng 750 sĩ quan và 11250 hạ sĩ quan - và chuyển giao 149 tàu chiến - 28 khinh hạm tuần tra (PF), 24 tàu quét mìn (AM), 30 Tàu đổ bộ bộ binh cỡ lớn (LCI(L)), 31 tàu quét mìn động cơ phụ (YMS), 32 tàu săn ngầm (SC), và bốn xưởng nổi (YR) – tại Vịnh Cold.[33]
Trong thời gian biên chế trong Liên Xô, ác khinh hạm tuần tra được đặt tên lại là storozhevoi korabl ("tàu hộ tống") và ký hiệu là "EK"; tàu quét mìn và tàu quét mìn động cơ phụ được đặt lại tên là tralshik ("tàu quét mìn") và ký hiệu là "T"; Tàu đổ bộ bộ binh cỡ lớn được đặt lại tên là desantiye suda ("tàu đổ bộ") và ký hiệu là "DS"; và tàu săn ngầm được đặt tên là bolshiye okhotniki za podvodnimi lodkami ("săn ngầm lớn"), và ký hiệu là "BO". Không có con tàu nào được đặt tên theo biên chế của Liên Xô.[14]
Popov, thông báo với Maxwell tại Vịnh Cold vào cuối tháng 8 năm 1945 rằng LCI(L) được chuyển giao theo Kế hoạch Hula đóng một vai trò quan trọng trong cuộc tấn công của Liên Xô vào quần đảo Kuril chỉ sau mười ngày đến Petropavlovsk-Kamchatsky, và các tàu Kế hoạch Hula khác đã tham gia vào các chiến dịch của Liên Xô chống lại quân Nhật ở miền bắc Triều Tiên và phía nam đảo Sakhalin. Ông không đế cập đến mất mát.[29] Năm tàu được chuyển giao trong Kế hoạch Hula, tất cả các tàu cũ LCI(L)s – DS-1 (ex-USS LCI(L)-672), DS-5 (ex-USS LCI(L)-525), DS-9 (ex-USS LCI(L)-554), DS-43 (ex-USS LCI(L)-943), và DS-47 (ex-USS LCI(L)-671) – bị mất tích trong các trận chiến,[34] tất cả chúng đều bị pháo bờ biển Nhật Bản đánh chìm vào ngày 18 tháng 8 năm 1945 trong cuộc đổ bổ của Liên Xô lên Shumshu.[35]
Ngày chuyển giao cho các tàu thuộc Kế hoạch Hula theo danh sách sau. Hải quân Hoa Kỳ cho loại khỏi biên chế từng con tàu vào ngày chuyển giao và Hải quân Liên Xô đồng thời đưa nó vào biên chế. Mỗi con tàu được xác định bằng tên và ký hiệu của Hải quân Hoa Kỳ, sau đó là ký hiệu của Hải quân Liên Xô.[note 1] Không bao gồm bốn xưởng nổi (YRs), được chuyển giao cho Liên Xô vào mùa hè năm 1945.[14]
Theo luật pháp Hoa Kỳ, tất cả các tàu được chuyển giao cho nước ngoài theo phương thức Lend-Lease phải được trả lại cho Hoa Kỳ bảo lưu sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc, và vào tháng 2 năm 1946, Hoa Kỳ bắt đầu đàm phán với Liên Xô để trả lại các tàu đã chuyển giao. Tuy nhiên, quan hệ giữa Liên Xô và các nước Đồng minh phương Tây, xấu đi nhanh chóng sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, khi Chiến tranh Lạnh bắt đầu, việc trao trả bị gây trở ngại.[36]
Trừ đi 5 chiếc LCI(L)s cũ bị mất trong chiến đấu và một tàu quét mìn động cơ phụ bị chìm vào năm 1945, 143 tâu trong Kế hoạch Hula phải được trao trả về cho Hoa Kỳ. Ngày 7 tháng 3 năm 1947, Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ James V. Forrestal, đã trình Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ danh sách 480 tàu chiến mà Bộ Hải quân Hoa Kỳ muốn Liên Xô trao trả, bao gồm tất cả 28 khinh hạm tuần tra được chuyển giao trong Kế hoạch Hula. Năm 1948, Liên Xô cuối cùng đã đồng ý trao trả các khinh hạm tuần tra, và đã bàn giao 27 chiếc trong số đó vào tháng 10 và tháng 11 năm 1949; chiếc thứ 28, EK-3, ex-USS Belfast (PF-35), bị mắc cạn và gần như bị chìm trong một cơn bão ngoài khơi Petropavlovsk-Kamchatsky, vào ngày 17 tháng 11 năm 1948, không thể sửa chữa, và không bao giờ được trả lại, thay vào đó bị bỏ khỏi biên chế ở Liên Xô, vào năm 1960. Các cuộc đàm phán với Bộ Hải quân trọng tâm chính khác là the 25 LCI(L)s cũ còn hoạt động, kéo dài thời gian hơn, nhưng cuối cùng Liên Xô đã trả lại 15 chiếc trong số đó cho Hoa Kỳ, vào năm 1955.[37] Đến năm 1957, Văn phòng Tình báo Hải quân Hoa Kỳ báo cáo rằng trong 149 tàu thuộc Kế hoạch Hula, còn duy nhất 18 chiếc còn đang bị Liên Xô chiếm giữ – 9 tàu quét mìn (AM), 5 tàu săn ngầm (SC), và 4 xưởng nổi (YR) – còn hoạt động được.[38]
Trớ trêu thay, Hải quân Hoa Kỳ thực sự không muốn nhận nhiều tàu cho mượn bởi vì chúng không còn hữu dụng và sẽ tốn kém để quản lý và xử lý; kết quả là một số tàu đã trải qua một cuộc chuyển giao hành chính đơn thuần cho Hoa Kỳ bảo lưu đáp ứng theo luật định và sau đó được bán để làm phế liệu ở Liên Xô, hoặc bị phá hủy trong vùng biển Liên Xô dưới sự giám sát trực tiếp của các nhà chức trách hải quân Hoa Kỳ. Liên Xô đã chuyển giao hai tàu quét mìn có động cơ phụ cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nhưng tất cả 97 tàu Kế hoạch Hula còn lại trong tay Liên Xô sau khi trao trả 15 chiếc LCI (L) vào năm 1955, hoặc đã được bán để làm phế liệu ở Liên Xô (81 tàu) hoặc bị phá hủy ngoài khơi của Liên Xô (16 tàu), có lẽ là gần Nakhodka.[39]
Nhiều người tin rằng Kế hoạch Hula sẽ mang lại cho Liên Xô khả năng xâm chiếm các hòn đảo của Nhật Bản. Tuy nhiên, nhiều nhà sử học đồng ý rằng vẫn chưa đủ để Liên Xô tạo ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với Tokyo. Tính đến ngày 20 tháng 12 năm 1945, 3,741 tàu cho mượn của Mỹ đã được trao cho Liên Xô, 36 trong số đó có khả năng thực hiện một cuộc xâm lược Nhật Bản. Điều này rõ ràng là không đủ để gây ra một mối đe dọa lớn cho các lực lượng Nhật Bản ở đại lục.[40] Với cách Liên Xô tiến hành cuộc xâm lược miền nam Sakhalin và Quần đảo Kuril, với số lượng tàu và tàu đổ bộ hạn chế của Hải quân Hoa Kỳ, có khả năng Liên Xô sẽ không thành công trong việc chiếm toàn bộ lãnh thổ do Nhật Bản quản lý, bao gồm cả Hokkaido.
Ví dụ, Liên Xô, trong cuộc xâm lược miền nam Sakhalin, vào ngày 11 tháng 8, đông hơn quân Nhật gấp ba nhưng họ không thể tiến lên do sự kháng cự mạnh mẽ của quân Nhật. Cuộc tấn công cuat Liên Xô đối với quần đảo Kuril diễn ra sau khi Nhật Bản đầu hàng vào ngày 15 tháng 8, và mặc dù vậy, các lực lượng Nhật Bản tại các đảo này đã chống trả khá quyết liệt (mặc dù một số lính Nhật không sẵn sàng chiến đấu do Nhật Bản đầu hàng vào ngày 15 tháng 8). Trong Trận Shumshu, Liên Xô có 8,821 quân không được hỗ trợ bởi xe tăng và không có tàu chiến lớn. Lực lượng đồn trú vững chắc của Nhật Bản có 8,500 quân và có khoảng 77 xe tăng. Trận Shumshu kéo dài trong năm ngày Liên Xô mất hơn 516 quân và năm trong số mười sáu tàu đổ bộ (hầu hết các tàu này là của Hải quân Hoa Kỳ) trước pháo bờ biển Nhật Bản trong khi quân Nhật mất hơn 256 quân. Cuối cùng, thương vong của Liên Xô lên tới 1,567 người trong khi quân Nhật chịu 1,018 thương vong, đây là trận chiến duy nhất trong 1945 Chiến tranh Xô-Nhật năm 1945 mà tổn thất của Nga vượt quá quân Nhật. Nếu chiến tranh tiếp diễn, số người chết Liên Xô trong cuộc xâm lược quần đảo Kuril sẽ còn cao hơn nhiều và nguồn cung cấp hậu cần sẽ trở nên căng thẳng nghiêm trọng do Liên Xô thiếu khả năng cung cấp lực lượng và thiết bị ở nước ngoài. Vào thời điểm Nhật Bản đầu hàng, ước tính có khoảng 50,000 lính Nhật đang đóng quân ở Hokkaido.[41][42][43][44][cần số trang]
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, người Nhật có một căn cứ hải quân tại Paramushiro, thuộc quần đảo Kuril, và một số căn cứ ở Hokkaido. Biển Nhật Bản được Hải quân Đế quốc Nhật Bản tuần tra cả ngày lẫn đêm. Nếu có bất kỳ sự hiện diện nào của Hải quân Liên Xô trên vùng biển này, người Nhật có thể đã biết về điều đó.Kể từ khi Nhật Bản và Liên Xô trung lập cho đến khi Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản, vào ngày 8 tháng 8 năm 1945, cảng Vladivostok, và cảng biển khác ở Liên Xô, liên tục bị theo dõi bởi các quan sát viên Nhật Bản trên lãnh thổ Nhật ở Mãn Châu, Triều Tiên, Sakhalin và quần đảo Kuril.[45]
Hội nghị Yalta trao cho Liên Xô quyền xâm chiếm nam Sakhalin và quần đảo Kuril, nhưng không phải là các đảo chính của Nhật Bản. Theo Thomas B. Allen và Norman Polmar, các kế hoạch chi tiết của Liên Xô cho các cuộc xâm lược Viễn Đông đã được vạch ra cẩn thận, ngoại trừ việc đổ bộ vào Hokkaido "chỉ tồn tại một cách chi tiết" trong suy nghĩ của Stalin và "không chắc rằng Stalin có lợi ích trong việc chiếm Mãn Châu và thậm chí chiếm Hokkaido. Ngay cả khi muốn giành được càng nhiều lãnh thổ ở châu Á càng tốt, ông ấy đã tập trung quá nhiều vào việc thiết lập một đầu tàu ở châu Âu so với châu Á."[46] Hai ngày trước khi Nhật Bản đầu hàng vào ngày 15 tháng 8 năm 1945, Chính ủy Nikita Khrushchev và Nguyên soái Meretskov, gợi ý rằng Liên Xô nên xâm lược Hokkaido, nhưng phần lớn các quan chức ngoại giao và sĩ quan Liên Xô, bao gồm Vyacheslav Molotov và Georgy Zhukov, phản đối với lý do họ vẫn chưa có đủ tàu đổ bộ và trang thiết bị cần thiết cho cuộc xâm lược; do đó, nếu Liên Xô cố gắng bằng mọi cách, điều đó sẽ khiến quân đội Liên Xô phải đối mặt với sự phòng thủ quyết liệt của quân Nhật một cách nguy hiểm, và hơn nữa điều đó sẽ vi phạm hiệp định Yalta với Đồng minh Phương Tây, cấm Liên Xô xâm lược các đảo chính của Nhật Bản.[47]
Vào ngày 11 tháng 9 năm 1947, một bản ghi nhớ được các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ viết về việc quân đội Hoa Kỳ rút khỏi sự Chiếm đóng Nhật Bản:
Nhật Bản không có khả năng gây ra mối đe dọa đối với an ninh của Hoa Kỳ bất cứ lúc nào trong tương lai gần. Do đó, các biện pháp an ninh của Hoa Kỳ ở Viễn Đông được thiết kế chủ yếu để bảo vệ, mà không có các phương tiện sẵn có, chống lại sự xâm lược có vũ trang của Nga ở Phương Đông. Đối với Nhật Bản, các ước tính hiện tại về khả năng của Liên Xô thừa nhận việc Nga không có đủ lực lượng hải quân để thực hiện một cuộc tấn công đổ bộ vào Quần đảo Nhật Bản... Các lực lượng trên không và trên bộ của Hoa Kỳ hiện tại ở Nhật Bản được coi là đủ để làm gián đoạn sự hỗ trợ liên tục của một cuộc xâm lược như vậy sau các cuộc tấn công bất ngờ ban đầu, thành công của Liên Xô sẽ rất hạn chế.[48]