Phụ nữ mua vui | |||||||||
Phụ nữ mua vui Hàn Quốc bị quân đội Hoa Kỳ thẩm vấn sau trận Myitkyina ở Burma vào ngày 14 tháng 8 năm 1944.[1] | |||||||||
Tên tiếng Nhật | |||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Kanji | 慰安婦 | ||||||||
Hiragana | いあんふ | ||||||||
| |||||||||
Tên tiếng Nhật thay thế | |||||||||
Kanji | 従軍慰安婦 | ||||||||
| |||||||||
Tên tiếng Trung | |||||||||
Phồn thể | 慰安婦 | ||||||||
Giản thể | 慰安妇 | ||||||||
| |||||||||
Tên tiếng Triều Tiên | |||||||||
Hangul | 위안부 | ||||||||
Hanja | 慰安婦 | ||||||||
| |||||||||
Tên tiếng Triều Tiên thay thế | |||||||||
Hangul | 일본군 성노예 | ||||||||
Hanja | 日本軍性奴隸 | ||||||||
Nghĩa đen | Nhật Bản quân sinh nô lệ | ||||||||
|
Phụ nữ giải khuây hay phụ nữ mua vui (tiếng Trung: 慰安婦; Hán-Việt: Ủy an phụ) là những người phụ nữ bị quân đội Đế quốc Nhật Bản hãm hiếp, ép buộc làm nô lệ tình dục khi chiếm đóng đất nước của họ trong Thế chiến II; tiêu biểu như Trung Quốc, Triều Tiên và Đông Nam Á.[2][3][4][5]
Theo ước tính của các học giả Nhật Bản thì ít nhất cũng có khoảng 20.000 người liên quan còn theo phía Trung Quốc thì có đến 410.000 người[6] nhưng con số chính xác vẫn đang được nghiên cứu và tranh cãi. Các nhà sử học và các nhà nghiên cứu tuyên bố rằng đa số nạn nhân là những người phụ nữ Hàn Quốc-Bắc Triều Tiên, Trung Quốc và Đông Nam Á[7]. Phụ nữ ở những quốc gia-khu vực này bị đưa vào các trạm của quân đội Nhật nằm trên khắp những lãnh thổ mà đế quốc này chiếm được.[8]
Phụ nữ trẻ thường bị lính Nhật bắt cóc khỏi gia đình, một số trường hợp khác được tuyển mộ để "vào làm việc trong quân đội"[9], có tài liệu ghi chép lại rằng quân đội Nhật tuyển dụng những người "phụ nữ giải khuây" thông qua sự ép buộc.[10] Tuy nhiên, lại có một vài người Nhật như nhà sử học Hata Ikuhiko tuyên bố bác bỏ ý kiến cho rằng có sự cấu kết tuyển mộ ép buộc phụ nữ giải khuây có tổ chức giữa chính phủ và quân đội nước này.[11]