Trận rừng Hürtgen

Trận chiến rừng Hürtgen
Một phần của Mặt trận phía Tây trong Chiến tranh thế giới thứ hai

Xe jeep Willys MB của quân đội Hoa Kỳ đằng sau rừng Hürtgen.
Thời gian19 tháng 9 năm 1944tháng 2 năm 1945[1]
Địa điểm
50°42′31″B 6°21′46″Đ / 50,70861°B 6,36278°Đ / 50.70861; 6.36278
Biên giới Đức-Bỉ
Kết quả
Tham chiến
 Hoa Kỳ  Đức
Chỉ huy và lãnh đạo
Hoa Kỳ Courtney Hodges (Tập đoàn quân thứ nhất của Hoa Kỳ)
Hoa Kỳ Leonard T. Gerow
Quân đoàn V (Hoa Kỳ)
Hoa Kỳ Joseph Lawton Collins
Quân đoàn VII (Hoa Kỳ)
Đức Quốc xã Walter Model
Lực lượng
120.000 quân 80.000 quân
Thương vong và tổn thất
32.000[4]-33.000 thương vong[5]
(12.000 quân tử trận, 9,000 người không trực tiếp chiến đấu thương vong)[6]
28.000 thương vong (12.000 quân tử trận)[6]

Trận rừng Hürtgen (tiếng Đức: Schlacht im Hürtgenwald) là tên gọi hàng loạt những trận đánh khốc liệt giữa quân đội Hoa Kỳquân đội Đức trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai tại khu rừng Hürtgen, đã trở thành trận chiến dai dẳng nhất trên lãnh thổ Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai, và là một trận đánh lâu dài nhất mà quân đội Hoa Kỳ đã từng chiến đấu.[7] Diễn ra trên Mặt trận phía Tây của cuộc chiến tranh[8], các trận đánh này đã kéo dài từ ngày 19 tháng 9 năm 1944 cho đến ngày 10 tháng 2 năm 1945, chỉ cách biên giới Đức - Bỉ hơn 50 dặm vuông Anh (130 km2) về hướng Đông.

Mục tiêu ban đầu của các cấp chỉ huy Hoa Kỳ là giam chân quân đội Đức trong khu vực này để ngăn ngừa họ tăng viện cho các tiền tuyến về cực bắc trong trận Aachen, nơi quân lực Đồng Minh đang chiến đấu trong một cuộc chiến tranh chiến hào giữa một chuỗi các thị trấn và làng được bố phòng gắn liền với các công sự chiến trường, bẫy xe tăng và bãi mìn. Một mục tiêu thứ hai có lẽ là để bọc sườn tiền tuyến của quân Đức. Những ý định ban đầu của người Mỹ là chiếm giữ và "dọn sạch" Monschau. Khối Đồng Minh mong muốn tiến đánh sông Rur như là một phần của Chiến dịch Queen trong giai đoạn thứ hai. Thống chế Đức (Generalfeldmarshall) Walter Model đã dự định sẽ đẩy cuộc công kích của quân Đồng Minh vào tình trạng bế tắc. Trong khi ông ít can thiệp vào các vận động ngày qua ngày của các đơn vị hơn tại Arnhem, ông vẫn luôn luôn nắm bắt tình hình, cản bước tiến của quân Đồng Minh, gây cho đối phương thiệt hại nặng nề và nắm vững lợi thế từ hệ thống công sự mà người Đức gọi là Trường thành phía Tây (Westwall), được khối Đồng Minh biết nhiều hơn với cái tên "Tuyến phòng thủ Siegfried".

Trong trận rừng Hürtgen, Tập đoàn quân thứ nhất của Mỹ đã chịu thiệt hại ít nhất là 33.000 người chết và bị tàn phế (trong đó có cả người trực tiếp tham chiến lẫn người không trực tiếp tham chiến), trong khi quân Đức bị thiệt hại 28.000 người. Aachen cuối cùng đã thất thủ vào ngày 22 tháng 10, cũng với cái giá đắt cho Tập đoàn quân thứ 9 của Mỹ. Cuộc thọc sâu của Tập đoàn quân thứ 9 vào sông Rur (Roer - con sông nằm ở hướng Đông khu rừng[9]) cũng không thành công hơn, và quân Mỹ đã không thể vượt sông Rur hoặc là giành lấy các đập của sông này từ tay quân Đức. Sau này (từ ngày 14 cho đến ngày 26 tháng 1 năm 1945), tam giác Roer đã bị xóa sổ trong Chiến dịch Blackcock.

Cái giá đắt của trận Hürtgen đã khiến cho nó từng được gọi là "thất bại mang tầm trọng đại nhất" của quân Đồng Minh, với công trạng đặc biệt được gán cho Model.[10][11]:391

Quân đội Đức đã phòng ngự quyết liệt tại khu vực này vì hai lý do: nó là bàn đạp cho họ thực hiện Chiến dịch tấn công Ardennes vốn đang được chuẩn bị, và dãy núi ngự trị con đường tới đập Schwammenauel[12] tại đầu nguồn hồ Rur (Rurstausee). Nếu đập Schwammenauel bị quân Đức phá vỡ, quân Đồng Minh sẽ bị mắc kẹt giữa sông Rur và sông Rhine, do nước sẽ ngập trên những đoạn đường tiếp tế của họ[9]. Phe Đồng Minh chỉ có thể nhận ra điều này sau một vài thất bại nặng nề của họ, và quân đội Đức đã có thể cầm cự tại khu vực này cho đến khi họ phát động chiến dịch tấn công cuối cùng của mình trên Mặt trận phía Tây vào vùng núi Ardennes.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ MacDonald (1984), p. 492
  2. ^ MacDonald (1984), p. 594
  3. ^ Zaloga (2007), p. 91
  4. ^ MacDonald (1984), p. 593
  5. ^ The legacy of the Purple Heart
  6. ^ a b “World War II Database”.
  7. ^ Regan, More military blunders, p.178.
  8. ^ “Battle at the Huertgen Forest 1944/45”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2012.
  9. ^ a b Jörg Friedrich, The Fire: The Bombing of Germany, 1940-1945, trang 12
  10. ^ Whiting, Battle of Hurtgen Forest, pp.xi-xiv, 271-274.
  11. ^ MacDonald, Charles B. Siegfried Line Campaign Center of Military History, United States Army, 1984.
  12. ^ The Schwammenauel Dam holds back the Rurstausee and is the major structure in a network. Upstream are other, smaller, structures: the Paulushof Dam holding the Obersee and the Urft Dam holding the Urfttalsperre.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Sơ lược về Đế quốc Phương Đông trong Tensura
Sơ lược về Đế quốc Phương Đông trong Tensura
Đế quốc phương Đông (Eastern Empire), tên chính thức là Nasca Namrium Ulmeria United Eastern Empire
Paimon từng là Công chúa Đảo Thiên Không
Paimon từng là Công chúa Đảo Thiên Không
Vương miện Trí thức - mảnh ghép còn thiếu trong giả thuyết Paimon từng là Công chúa Đảo Thiên Không
Giải nghĩa 9 cổ ngữ dưới Vực Đá Sâu
Giải nghĩa 9 cổ ngữ dưới Vực Đá Sâu
Tìm hiểu những cổ ngữ được ẩn dấu dưới Vực Đá Sâu
Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng
Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng
Bản vị vàng hay Gold Standard là một hệ thống tiền tệ trong đó giá trị của đơn vị tiền tệ tại các quốc gia khác nhau được đảm bảo bằng vàng (hay nói cách khác là được gắn trực tiếp với vàng.