Usui Yoshito | |
---|---|
Sinh | (Usui Yoshihito) 21 tháng 4, 1964 Shizuoka (thành phố), Shizuoka, Nhật Bản |
Mất | 11 tháng 9, 2009 Shimonita, Gunma, Nhật Bản | (45 tuổi)
Quốc tịch | Người Nhật |
Nghề nghiệp | Mangaka |
Nổi tiếng vì | Shin - cậu bé bút chì |
Một phần của loạt bài |
Manga và anime |
---|
Cá nhân |
Liên quan |
Cổng thông tin Anime và manga |
Usui Yoshito (
Năm 1977, ông tốt nghiệp trường trung học kĩ thuật Saitama Kasukabe. Sau khi tốt nghiệp, ông nhập học tại một trường cao đẳng bán thời gian liên quan đến ngành thiết kế nhưng sau đó thì bỏ học. Vào năm 1979, ông tham gia vào một công ty quảng cáo có tên là POP Advertising. Ông ra mắt công chúng với tư cách là một họa sĩ vẽ tranh vào năm 1987 khi tạp chí Weekly Manga Action bắt đầu đăng tải series truyện tranh Darakuya Store Monogatari của ông.
Vào tháng 8/1990, bộ truyện tranh Shin - cậu bé bút chì của ông bắt đầu được đăng tải trên tạp chí Weekly Manga Action, bộ truyện này ban đầu là một spin-off của nhân vật Shinnosuke Nikaido (二階堂信之介) từ truyện tranh Darakuya Store Monogatari. Một sê-ri phim hoạt hình dựa trên truyện tranh đã được bắt đầu thực hiện vào năm 1992. Và sau khi ra mắt vào năm 1993, bộ phim đã tạo ra một cơn sốt mang tên Shin - cậu bé bút chì. Một năm sau kể từ 1995, loạt truyện tranh Super Shufu Tsukimi-San của Usui đã được đăng tải trên tạp chí Manga Life.
Ông và vợ mình có hai người con gái; cả hai đều đã rời khỏi gia đình tại thời điểm Usui chết.
Tháng 9 năm 2009, gia đình Usui thông báo rằng ông đã bị mất tích sau khi Usui không trở về sau một chuyến đi bộ đường dài gần tỉnh Gunma. Vào ngày 19 tháng 9 năm 2009, một thi thể với bộ quần áo có những đặc điểm trùng khớp với mô tả trong báo cáo của gia đình Usui đã được tìm thấy bên dưới một vách đá tại ngọn núi Arafune ở tỉnh Gunma. Thi thể đã được xác nhận là của Usui thông qua hồ sơ nha khoa và gia đình nạn nhân vào ngày hôm sau. Máy ảnh của ông đã được phục hồi và bức ảnh cuối cùng được chụp từ vách đá.
Tang lễ của ông được tổ chức vào ngày 23 tháng 9 tại một dịch vụ tư nhân.
Tranh cãi nảy sinh khi giới truyền thông Trung Quốc đăng tải sai hình ảnh của Usui Yoshito khi đưa tin về cái chết của ông. Hình ảnh được đăng tải là của họa sĩ người Nhật Kuroda Seitarō (黒田征太郎) - một người còn sống. Kuroda Seitarō đã từng chụp hình chung với Usui Yoshito một lần; điều này gây ra sự nhầm lẫn vì Usui không có nhiều hình ảnh trên web.