Yuri (thể loại)

Yuri (百合) là một thuật ngữ mà những người hâm mộ anime, manga thường dùng để gọi những tác phẩm thuộc thể loại có liên quan đến đồng tính nữ. Ở Nhật, từ GL (Girls Love -ガールズラブ gāruzu rabu?) thường được dùng nhiều hơn.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Yuri (百合?), hay còn được biết tới với một thuật ngữ gọi khác là Girls Love (ガールズラブ gāruzu rabu?), là một thuật ngữ trong giới văn học và otaku Nhật về các tác phẩm thuộc thể loại manga, anime mà trong đó có mối quan hệ hoặc liên quan tới đồng tính nữ. Yuri có thể thể hiện trong các mối quan hệ trên mức bình thường giữa các nhân vật nữ trong các manga, anime. Theo cách gọi của các fan hâm mộ ở các nước phương Tây, Yuri còn được gọi là shōjo-ai.

Tuy vậy, yuri đã xuất hiện từ rất sớm trong các tác phẩm văn học đồng tính của Nhật (Japanese lesbian literature) từ đầu thế kỉ 20 với những tác phẩm như Yaneura no Nishojo của Nobuko Yoshiya. Đến thập niên 1970, yuri bắt đầu xâm nhập và xuất hiện trong các tác phẩm manga mà nổi tiếng nhất thời bấy giờ là các tác phẩm của Ryoko Yamagishi hay Riyoko Ikeda. Thập niên 1990 xuất hiện một xu hướng manga, anime mới, ví dụ như các tác phẩm dōjinshi, việc đưa yuri vào các tác phẩm này thường được chấp nhận và không quá khó khăn như các tác phẩm manga, anime nguyên bản. Năm 2003, tạp chí manga đầu tiên dành riêng cho Yuri ra đời dưới tên gọi Yuri Shimai, sau đó một tạp chí khác là Comic Yuri Hime ra đời năm 2005 sau khi Yuri Shimai bị đình bản năm 2004.

Mặc dù ban đầu yuri thường hướng tới các mục tiêu là nữ giới (shōjo, josei), nhưng hiện nay yuri đã xuất hiện trong cả các tác phẩm dành cho nam thanh niên (shōnen, seinen). Một số Yuri manga hướng tới các nam thanh niên có thể kể tên như Kannazuki no Miko và Strawberry Panic!, và tại Nhật cũng có một tạp chí phụ của Comic Yuri Hime hướng tới mục tiêu là giới nam. Đó là tạp chí Comic Yuri Hime S, được bắt đầu phát hành vào năm 2007.

Các khái niệm

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ yuri (百合?) trong văn học mang ý nghĩa là "lily", là một trong những tên gọi quen thuộc thường được dùng để đặt tên cho các bé gái. Năm 1976, Itō Bungaku, chủ bút của tờ báo Barazoku (薔薇族? lit. rose tribe), một tạp chí hướng về những vấn đề về gay, đã mở thêm một cột báo dành cho những nữ độc giả đồng tính và đặt tên là "Yurizoku". Đây không chắc chắn là lần đầu tiên cụm từ này được sử dụng. Không phải hầu hết các độc giả nữ của tờ báo này đều là lesbian, nhưng cũng có những nữ độc giả les và dần dần từ « yuri » tồn tại trong xã hội với một ý nghĩa mới như đã nhắc tới ở trên. Nhiều dōjinshi kết hợp "Yuri" và "" với những hentai thuộc thể loại đồng tính và dần dần từ Yuri mất đi nghĩa gốc của mình. Thay vào đó, Yuri dần được mang 1 nghĩa hoàn toàn mới để chỉ mối quan hệ tình cảm trên mức bình thường, sex mà nữ giới là người đóng vai trò chủ đạo. Yuri được coi là một kiểu như anime, manga đồng tính

Cách sử dụng theo Tiếng Nhật và các nước phương Tây

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính tới thời điểm hiện tại, năm 2008, từ "yuri" vẫn được dùng để chỉ mối quan hệ giữa các nhân vật nữ (sexual hay tình cảm, rõ ràng hay ẩn ý) trong các manga, anime và nhiều phương tiện truyền thông khác như là một thể loại truyện riêng biệt chuyên nói về vấn đề này. Ngoài ra, cụm từ "Girls Love" (ガールズラブ gāruzu rabu?), thường được phát âm là "Girl's Love" hoặc "Girls' Love", hoặc thậm chí viết tắt thành "GL", đều được sử dụng và mang cùng một hàm ý, ý nghĩa với yuri. Yuri vốn chỉ là một thuật ngữ trong giới fan, tuy nhiên từ năm 2005, "yuri" bắt đầu được nhiều nhà văn và nhà xuất bản sử dụng. Còn cụm từ "Girls Love" gần như được sử dụng duy nhất bởi các nhà xuất bản.

Bắc Mĩ, yuri được sử dụng gần như là để dành cho một kết thúc rõ ràng của các truyện hentai. Giống như shōnen-ai, được dùng để chỉ mối quan hệ giữa các nhân vật nam (non-sexual), giới fan phương Tây sử dụng cụm từ shōjo-ai để nói về yuri nhưng không có cảnh sex. Ở Nhật, cụm từ shōjo-ai (少女愛? lit. girl love) lại không được sử dụng với nghĩa như phương Tây mà được sử dụng để chỉ "pedophilia", với một nghĩa tương đương trong tiếng Anh là "girl love".

Nghĩa của từ "yuri" được mở rộng ra tại các nước phương Tây kể từ năm 2000, với các ý nghĩa gần giống như nghĩa của Yuri được sử dụng tại Nhật. Các công ty xuất bản của Mỹ như ALC PublishingSeven Seas Entertainment thậm chí đã sử dụng ý nghĩa của từ Yuri trong tiếng Nhật để chỉ về các truyện manga Yuri mà họ xuất bản.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tác phẩm văn học Nhật đầu tiên mang nội dung đồng tính nữ là của Nobuko Yoshiya, một tiểu thuyết gia sống trong thời kì TaishōShōwa ở Nhật, và là tác phẩm thuộc dạng "Class S genre" đầu tiên của thế kỉ 20. Những câu truyện trong tiểu thuyết của bà nói về mối quan hệ lesbian, thậm chí là "platonic relationship" trong trường học, hôn nhân và sau khi chết. "Class S story" thường được dùng để nói về mối quan hệ giữa các nữ sinh, một mối quan hệ giữa học sinh lớp trên và học sinh lớp dưới.

Trong thập niên 70, Yuri bắt đầu xuất hiện trong các shōjo manga, ban đầu chỉ là giới thiệu, vẽ lại một số nhân vật lesbian trong các tác phẩm văn học đầu thế kỉ 20. Những tác phẩm có genre yuri ban đầu này có đặc trưng với 2 nhân vật chính: một phụ nữ tương đối lớn tuổi với một nhân vật trẻ và vụng về. Trong những tác phẩm này, hai nhân vật thường có những mối quan hệ bất hòa giữa 2 gia đình, tuy nhiên những tin đồn về mối quan hệ lesbian giữa họ được xác thực và 2 nhân vật gặp phải những scandal, rắc rối. Kết thúc của các manga này thường là tragedy và nhân vật nữ lớn hơn thường chết vào cuối truyện. Nói chung, yuri manga trong giai đoạn này không thể tránh khỏi được những kết thúc bi kịch, có thể lấy ngay tác phẩm manga đầu tiên nói về mối quan hệ lesbian, Shiroi Heya no Futari của tác giả Ryoko Yamagishi làm ví dụ. Đó cũng là giai đoạn mà Shōjo manga bắt đầu xuất hiện phong cách mới với sự thay đổi giới tính và với những nhân vật nữ có cách ăn mặc như nam giới, đôi lúc khiến người đọc lầm tưởng những nữ nhân vật này là nam, như trong Takarazuka Revue. Cách vẽ này càng được thể hiện rõ ràng trong các tác phẩm của Riyoko Ikeda, đặc biệt là trong các tác phẩm The Rose of Versailles, Oniisama e...Claudine...!. Một vài các tác phẩm manga shōnen trong giai đoạn này, ví dụ như Cutie Honey của Go Nagai, cũng vẽ các nhân vật nữ lesbian, tuy nhiên chúng thường được ví như các tác phẩm fanservice hoặc comic relief.

Sang đến thập niên 1990, bắt đầu có những sự thay đổi trong cách vẽ các manga yuri. Một số manga, có thể lấy điển hình là Jukkai me no Jukkai của Wakuni Akisato, xuất bản năm 1992, bắt đầu có những cốt truyện linh hoạt hơn và bắt đầu thoát khỏi kết thúc tragic như các yuri manga thời kì trước. Những tác phẩm này tồn tại song song với các dōjinshi works, mà nổi bật nhất trong giai đoạn này là bộ truyện Sailor Moon, bộ mangaanime đầu tiên có cách nhìn thoáng hơn về các lesbian couple. Các tác phẩm hướng về phái nam như serie anime Devilman Lady với cốt truyện từ một seinen manga của Go Nagai, cũng bắt đầu có sự thay đổi cách nhìn "mature manner" hơn về lesbian themes. Tạp chí đầu tiên đặc biệt hướng về các mối quan hệ lesbian cũng được phát hành những số đầu tiên trong giai đoạn này, với các tác phẩm chính là các yuri manga. Các manga này có nội dung chính xoay quanh các cuộc tình lesbian trong trường học với những mức độ khác nhau. Cũng chính tại thời điểm này (giữa thập niên 1990), các tác phẩm lesbian-themed bắt đầu được chấp nhận.

Cuối thập niên 1990, tác phẩm Maria-sama ga Miteru của Oyuki Konno ra đời, đây là bộ yuri manga nổi tiếng nhất với số lượng bán luôn nằm trong top best-seller của thể loại Yuri tới tận 2004. Một trong những tác giả Yuri nổi danh trong thời kì này phải kể tới Kaho Nakayama, mangaka đã bắt đầu viết những yuri manga từ đầu thập niên 1990 với những tác phẩm nói về tình yêu giữa các nhân vật nữ. Vào khoảng đầu thế kỉ 21, tạp chí manga đầu tiên đặc biệt hướng tới các tác phẩm yuri manga chính thức được phát hành với những truyện được chia ra làm nhiều thể loại và mức độ khác nhau: những mối quan hệ tình cảm được dấu kín hoặc từ một phía như Voiceful hay những mối quan hệ rõ ràng hơn giữa nữ sinh trong First Love Sisters, hoặc thậm chí là mối quan hệ tình cảm lesbian ở mức độ cao hơn nữa trong một số tác phẩm như Rakuen no Jōken. Một số truyện cũng hướng về các độc giả nam trong thời điểm này, nhưng phần lớn thường được kết hợp với các themes khác, ví dụ như mecha hay khoa học viễn tưởng. Các tác phẩm có thể kể ra trong thời điểm này như Kannazuki no Miko, Blue Drop, và Kashimashi: Girl Meets Girl. Thêm vào đó, các truyện dành cho độc giả nam cũng bắt đầu sử dụng những thuật ngữ như "moe""bishōjo" characterizations.

Những tác phẩm đã phát hành về đề tài này

[sửa | sửa mã nguồn]

Sun Magazine bắt đầu xuất bản tạp chí dành cho yuri manga, Yuri Shimai trong khoảng giữa 6/2003 và 11/2004 với định kì 3 tháng một số và dừng lại chỉ sau 5 số báo. Sau khi tạp chí này ngừng phát hành, Comic Yuri Hime được Ichijinsa phát hành vào tháng 7/2005 như một sự hồi sinh của tạp chí, trong đó đăng những tác phẩm manga của những tác giả mangaka đã từng có tác phẩm đăng trên Yuri Shimai. Giống như tạp chí trước, Comic Yuri Hime cũng chỉ phát hành định kì 3 tháng một số. Một tạp chí khác được Ichijinsa phát hành vào 6/2007 song song với Comic Yuri HimeComic Yuri Hime S. Không giống như Yuri Shimai hay Comic Yuri Hime, Comic Yuri Hime S hướng về các độc giả nam là chính. Ichijinsa cũng bắt đầu xuất bản các light novel có nội dụng được lấy trong các manga được phát hành trên Comic Yurri Hime và những yuri novel nguyên gốc trong mạch xuất bản các shojo novel light của Nhà xuất bản: Ichijinsha Bunko Iris, bắt đầu được ấn hành từ 19/7/2008.

Công ty đầu tiên xuất bản các tác phẩm manga yuri tại thị trường Mỹ là ALC PublishingYuricon, với tạp chí Yuricon. Tác phẩm yuri manga mà nhà xuất bản này ấn hành là Rica 'tte Kanji!? Của Rica Takashima. Bộ truyện, được giáo sư Luis Kerridwen lấy làm nền tảng cho giáo án về nhân loại học tại đại học BrandeisYuri Monogatari, bộ manga yuri xuất bản hàng năm đều được phát hành vào năm 2003. Ngoài ra còn có những tác phẩm khác của các tác giả Mỹ, Châu ÂuNhật như Akiko Morishima, Althea Keaton, Kristina Kolhi, Tomomi NakasoraEriko Tadeno. Những tác phẩm của các tác giả kể trên từ ảo mộng cho đến thực tế, đều xoay quanh những vấn đề như định hướng giới tính. Bên cạnh ALC Publishing, một công ty khác của Mỹ là Seven Seas Entertainment cũng có tiếng tăm trong việc xuất bản các version tiếng Anh của các bộ yuri như manga "Kashimashi: Girl Meets Girl và light novel "Strawberry Panic!. Vào tháng 10/2006, Seven Seas bắt đầu cho ra mắt dòng yuri manga đặc biệt bao gồm những yuri manga như Strawberry Panic!, The Last Uniform, ngoài ra còn một số yuri manga nổi bật đã từng được Comic Yuri Hime ấn hành như Voiceful and First Love Sisters.

Anime "Yuri"/"Shoujo-Ai"

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Những cửa hàng thức uống giúp bạn Detox ngày Tết
Những cửa hàng thức uống giúp bạn Detox ngày Tết
Những ngày Tết sắp đến cũng là lúc bạn “ngập ngụa” trong những chầu tiệc tùng, ăn uống thả ga
7 kẻ không thể không build trong Honkai: Star Rail
7 kẻ không thể không build trong Honkai: Star Rail
Chúng ta biết đến cơ chế chính trong combat của HSR là [Phá Khiên]... Và cơ chế này thì vận hành theo nguyên tắc
Profile và tội của mấy thầy trò Đường Tăng trong Black Myth: Wukong
Profile và tội của mấy thầy trò Đường Tăng trong Black Myth: Wukong
Trong Black Myth: Wukong thì Sa Tăng và Tam Tạng không xuất hiện trong game nhưng cũng hiện diện ở những đoạn animation
Tóm tắt và phân tích tác phẩm
Tóm tắt và phân tích tác phẩm "Đồi thỏ" - Bản hùng ca về các chiến binh quả cảm trong thế giới muôn loài
Đồi thỏ - Câu chuyện kể về hành trình phiêu lưu tìm kiếm vùng đất mới của những chú thỏ dễ thương