Vương quốc Armenia (cổ đại)

Vương quốc Armenia
hay Đại Armenia
Tên bản ngữ
  • Մեծ Հայք
331 TCN–428 CN
cờ Nhà Artaxiad Đại Armenia
đế quốc Armenia vào thời điểm đỉnh cao của nó dưới thời Tigranes II Đại đế, 69 TCN (bao gồm chư hầu của nó)
đế quốc Armenia vào thời điểm đỉnh cao của nó dưới thời Tigranes II Đại đế, 69 TCN (bao gồm chư hầu của nó)
Đế quốc Armenia
Đế quốc Armenia
Tổng quan
Vị thếĐế quốc trong triều đại của Tigranes Đại đếArtavasdes II
Thủ đôYervandashat: 201 TCN-185 TCN
Artashat: 185 TCN-77 TCN60-120
Tigranakert: 77 TCN-69 TCN
Vagharshapat: 120-330
Dvin: 336-428
Ngôn ngữ thông dụngArmenian
Tôn giáo chính
Thần thoại Armenia
Hy Lạp hóa: Thế kỉ 3 TCN - 301 CN
Kitô giáo: từ năm 301 CN
Chính trị
Chính phủQuân chủ
Vua Armenia, Vua của các vị vua 
Orontes III
Tigranes IVErato
• 66 CN -88 CN
Tiridates I của Armenia
• 422 CN -428 CN
Artaxias IV
Lịch sử
Thời kỳCổ đại, Trung cổ
• Đại Armenia được thành lập
331 TCN
• Orontes III's reign
331 TCN
• Artashat được xây dựng
185 TCN
84 TCN-34 TCN
61 CN
• Kitô giáo trở thành quốc giáo
301 CN
• Artaxias IV bị lật đổ
428 CN
Địa lý
Diện tích 
• 331 TCN
400.000 km2
(154.441 mi2)
• 69 TCN
500.000 km2
(193.051 mi2)
• 301 CN
350.000 km2
(135.136 mi2)
• 428 CN
120.000 km2
(46.332 mi2)
Dân số 
• 69 TCN
20000000
• 301 CN
3000000
Kinh tế
Đơn vị tiền tệTaghand
Tiền thân
Kế tục
Satrapy of Armenia
Armenia thuộc Đế quốc Đông La Mã
Armenia thuộc Ba Tư
Hiện nay là một phần của Armenia
 Azerbaijan
 Georgia
 Iran
 Iraq
 Israel
 Liban
 Syria
 Thổ Nhĩ Kỳ
Redgate, Anne Elizabeth (2000). The Armenians. Wiley-Blackwell. tr. 7. ISBN 0-631-22037-2.

Đại Armenia (tiếng Armenia: Մեծ Հայք Mets Hayk), cũng gọi là Vương quốc Đại Armenia ,[1] là một vương quốc độc lập từ năm 190 TCN tới năm 387, và là một quốc gia chư hầu của La Mã và đế quốc Ba Tư cho tới năm 428. Lãnh thổ của vương quốc này vào thời thịnh trị trải dài từ Caspian đến biển Địa Trung Hải. Sau sự sụp đổ của Đế chế Achaemenid, vùng lãnh thổ của phó vương Armenia cũ được chia thành khoảng 120 vùng đất cho các gia tộc cai trị bởi những nakharar.Chúng được thống nhất dưới thời Artaxias I, người sáng lập của triều đại Artaxiad, sau này giai đoạn đầu của vương quốc cũng được biết đến là Artaxias Armenia (tiếng Armenia: Արտաշեսյանների Թագավորություն Artashesianneri Tagavorutyun). Armenia đã có lãnh thổ rộng lớn nhất và có ảnh hưởng lớn nhất dưới thời vua Tigranes II (r. 95-55 trước Công nguyên) kéo dài từ biển Địa Trung Hải tới phía đông bắc sông Kura. Nhà Artaxiad đã bị lật đổ bởi những người La Mã vào năm 12, kết quả của một giai đoạn hỗn loạn và nội chiến. Hai vị vua chư hầu của La Mã đã được đưa lên ngôi, Tigranes VTigranes VI. Sau năm 54CN, vương quốc được cai trị bởi triều đại Arsaces sau đó nó còn được gọi là Arsaces Armenia (tiếng Armenia: Արշակունիների Թագավորություն Arshakunineri Tagavorutyun). Trong năm 387CN, Armenia được chia thành Armenia thuộc Byzantine ở phía tây và Armenia thuộc Ba Tư ở phía đông. Armenia thuộc Ba Tư vẫn nằm dưới sự cai trị của vua chư hầu nhà Arsaces cho đến năm 428 CN.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Những người cai trị thời kì đầu của vương quốc là phó vương của Armenia ("Armina" trong Tiếng Ba Tư cũ, "Harminuya" trong ngôn ngữ Elamite, và "Urartu" trong tiếng Babylon, một phần của Văn bia Behistun của Darius Đại đế) là một chư hầu của đế quốc Achaemenes, sau đó là một vương quốc độc lập dưới nhà Orontes (với sự ảnh hưởng của Macedonia). Trong năm 331 TCN, sau Trận Gaugamela, phó vương của Armenia, Orontes III và người cai trị của tiểu Armenia Mithridates đã tự công khai nền độc lập của họ. Orontes III cũng đánh bại tướng Menon của Alexandros Đại đế, người muốn chiếm các mỏ vàng của Sper. Sau đó do sự suy yếu của vương quốc bởi sự tấn công của đế quốc Seleukos, trong năm 201 TCN vị vua Orontes cuối cùng Orontes IV bị lật đổ và vương quốc đã rơi vào tay của Artashes, vị tướng người Armenia của Đế chế Seleukos, cũng là một hậu duệ của triều đại Orontes.

Nhà Artaxias

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau sự suy sụp của vương quốc Seleukos bởi thất bại trước người La Mã trong trận Magnesia, một quốc gia Hy Lạp hóa đã được thành lập bởi Artaxias I vào năm 190 TCN. Artaxias đã chiếm Yervandashat, thống nhất cao Nguyên Armenia và thành lập thủ đô hoàng gia mới Artaxata gần sông Araxes [2] Theo StraboPlutarch, Hannibal Barca đã được chào đón nồng nhiệt tại triều đình Armenia của Artaxias I. Các tác giả thêm một giai thoại về việc Hannibal đã lên kế hoạch và giám sát xây dựng Artaxata [3] thành phố mới đã chiếm giữ một vị trí chiến lược vào thời điểm các tuyến đường thương mại kết nối thế giới Hy Lạp cổ đại với Bactria, Ấn Độ và Biển Đen đã cho phép Armenia phát triển thịnh vượng [2] Vào thời đỉnh cao của nó, từ 95 đến 66 TCN, Armenia mở rộng sự cai trị tới Caucasus và những vùng đất ngày nay là đông Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Liban. Vào thời điểm ấy, Armenia là một trong những thế lực mạnh nhất ở phía đông La Mã.

La Mã cai trị

[sửa | sửa mã nguồn]
Đồng xu La Mã ban hành năm 141 CN, cho thấy hoàng đế Antoninus Pius đội vương miện Armenia

Nó chịu ảnh hưởng của La Mã sau trận Tigranocerta năm 66 TCN và sau sự thất bại hoàn toàn của đồng minh Mithridates VI của Pontus. Marcus Antonius xâm lược và đánh bại vương quốc này vào năm 34 TCN, nhưng người La Mã lại đánh mất quyền kiểm soát trong cuộc chiến tranh cuối cùng của Cộng hòa La Mã vào khoảng năm 32-30 TCN. Năm 20 TCN, Augustus dàn xếp một hiệp ước với người Parthia, biến Armenia thành một vùng đệm giữa hai thế lực.

Trong nhiều năm sau đó, Armenia luôn là nơi tranh chấp giữa người La Mã và Parthia, cũng như các thế lực được sự hậu thuẫn của hai bên trong việc tranh đoạt ngôi vua. Người Parthia từng buộc người Armenia phải quy phục năm 37, nhưng đến năm 47, người La Mã lại nắm được quyền kiểm soát nó.

Triều đại Arsaces

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới thời Nero, người La Mã đã tiến hành một chiến dịch chống lại người Parthia (55 - 63), vốn đã xâm chiếm vương quốc của Armenia, đồng minh của người La Mã. Sau khi chiếm lại được Armenia vào năm 60 và sau đó mất nó năm 62, người La mã đã gửi quân đoàn lê dương XV Apollinaris từ Pannonia tới chỗ Gnaeus Domitius Corbulo, legatus của Syria. Năm 63, với sự tăng cường thêm quân đoàn III Gallica, V Macedonica, X FretensisXXII, tướng Corbulo đã tiến vào lãnh thổ của vua Vologases I của Parthia, người sau đó trở lại vương quốc Armenia với Tiridates.

Một chiến dịch khác đã được lãnh đạo bởi Hoàng đế Lucius Verus từ năm 162 đến 165, sau khi vua Vologases IV của Parthia đã xâm chiếm Armenia và đưa tướng lĩnh của ông lên ngai vàng. Để chống lại mối đe dọa của Parthia ở phía đông, Verus đã tiến về phía đông. Quân đội của ông đã giành chiến thắng quan trọng và chiếm lại thủ đô. Sohaemus, một công dân La Mã có nguồn gốc Armenia được đưa lên làm một vị vua chư hầu mới. Nhưng khi quân La mã gặp phải bệnh dịch hạch, người Parthia tái chiếm lại phần lớn lãnh thổ của họ bị mất trong năm 166. Sohaemus phải rút về Syria và nhà Arsaces khôi phục lại quyền lực tại Armenia.

Sau sự sụp đổ của nhà Arsaces tại Ba Tư, triều đại kế tục là nhà Sassanid khao khát khôi phục lại quyền kiểm soát trước kia của Ba Tư. Nhà Sassanid của Ba Tư chiếm Armenia trong năm 252. Tuy nhiên, trong năm 287, Tiridates III Đại đế được lập làm vua của Armenia bởi quân đội La Mã. Sau khi Grigor Người khai sáng truyền bá Kitô giáo ở Armenia, Tiridates chấp nhận Kitô giáo và nhận làm tôn giáo chính thức của vương quốc.

Năm 387, Vương quốc Armenia đã được phân chia giữa đế quốc Đông La Mã và người Ba Tư. Tây Armenia nhanh chóng trở thành một tỉnh của đế quốc La Mã dưới tên Armenia nhỏ; Đông Armenia vẫn còn tồn tại như một vương quốc phụ thuộc Ba Tư cho đến năm 428, khi các quý tộc địa phương đã lật đổ nhà vua, và người Sassanids bổ nhiệm một thống đốc ở vị trí của ông ta. Năm 885, sau nhiều năm nằm dưới sự cai trị của La Mã, Ba Tư, và Ả Rập, Armenia giành lại được độc lập dưới triều đại Bagratid.

Các vua Armenia

[sửa | sửa mã nguồn]

Phó vương Ba Tư của Armenia

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Orontes I Sakavakyats: 570 - 560 TCN, lật đổ vua cuối cùng của Urartu là Rusa IV
  2. Tigranes Orontid: 560 – 535 TCN
  3. Vahagn Vishapakagh: 530 – 515 TCN
  4. Hydarnes I: 521 - 480 TCN
  5. Hidarnes II
  6. Hidarnes II
  7. Hidarnes III
  8. Artasyrus: ? - 570 TCN, phó vương cuối cùng của Ba Tư ở Armenia, cha của Orontes

Vương triều Armenia độc lập (triều Orontid)

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Orontes I: 401 – 344 TCN
  2. Darius III Codomannus: 344 – 336 TCN
  3. Orontes II: 336–331 TCN
  4. Mithranes: 331–323 TCN
  5. Neoptolemus Orontid (non-dynastic): 323–321 TCN
  6. Mithranes: 321–317 TCN
  7. Orontes III: 317–260 TCN
  8. Sames: 260–243 TCN
  9. Arsames: 243–228 TCN
  10. Xerxes: 228–212 TCN
  11. Orontes IV: 212–200 TCN

Vương triều Artaxid

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Artaxias I (190–159 BC)
  2. Artavasdes I (159–123 BC)
  3. Tigranes I (123–95 BC)
  4. Tigranes II Đại đế (Tigranes II, 95–55 BC)
  5. Artavasdes II (55–34 BC)
  6. Artaxias II (33–20 BC)
  7. Tigranes III (20–10 BC)
  8. Tigranes IV with Erato (10 BC–2 BC)
  9. Ariobarzanes, 2 BC to 4 (Roman protectorate)
  10. Artavasdes III: 4 - 6
  11. Tigranes V, 6 then ruled with Erato 6–12

La Mã cai trị

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Vonones (former king of Parthia) 12–16 (Roman protectorate)
  2. Roman interregnum 16–18 (Vonones as nominal king)
  3. Artaxias III 18–35 (Roman protectorate)
  4. Arsaces I of Armenia (son of Artabanus III) 35 (Parthian protectorate)
  5. Orodes of Armenia (pretender, son of Artabanus III) 35
  6. Mithridates 35–37 (Roman protectorate)
  7. Orodes (now king) 37–42 (Parthian protectorate)
  8. Mithridates (second time) 42–51 (Roman protectorate)
  9. Rhadamistus (son of Pharasmanes I of Iberia) 51–53 (Roman protectorate)
  10. Tiridates I (son of Vonones II of Parthia) 53 (Roman protectorate)
  11. Rhadamistus (second time) 53–54 (Roman protectorate)
  12. Tiridates I (second time) 52–58
  13. Tigranes VI 59–62 (Roman protectorate)
  14. Tiridates I 62–88
  15. Sanatruces (Sanatruk) 88–110
  16. Axidares (Ashkhadar) 110–113
  17. Parthamasiris (Partamasir) 113–114
  18. Vologases I (Vagharsh I) 117/8–144
  19. Sohaemus 144–161
  20. Bakur 161–164

Vương triều Arsaces

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Sohaemus (second time) 163/4–186?
  2. Vologases II (Vagharsh II) 186–198
  3. Khosrov I 198–217
  4. Tiridates II 217–252
  5. Khosrov II c. 252
  6. Sassanid Occupation 252–287
  7. Artavasdes IV 252–287 Sassanid Client King
  8. Tiridates III 287–330 (Roman protectorate again)
  9. Khosrov III 330–339
  10. Tigranes VII (Tiran) 339 – c. 350
  11. Arsaces II (Arshak II) c. 350–368
  12. Sassanid Occupation 368
  13. Papas (Pap) 370–374
  14. Varasdates (Varazdat) 374–378
  15. Arsaces III (Arshak III) 378–387 with co-ruler Vologases III (Vagharsh III) 378–386
  16. Khosrov IV 387–389
  17. Vramshapuh 389–417
  18. Local Independent Government 417–422
  19. Artaxias IV (Artashir IV) 422–428

Quân đội

[sửa | sửa mã nguồn]

Quân đội của Vương quốc Armenia đã ở đỉnh cao dưới sự trị vì của vua Tigranes Đại đế. Theo tác giả của Judith, quân đội của ông bao gồm chiến xa và 12.000 kị binh, có thể chỉ gồm kỵ binh nặng hoặc cataphract, thường được sử dụng bởi vương quốc Seleukosđế quốc Parthia. Ông cũng đã có 120.000 lính bộ binh và 12.000 cung thủ, cũng là một bộ phận quan trọng trong quân đội Parthia. Cũng giống như vương quốc Seleukos, phần lớn quân đội Tigranes là những người lính bộ. Sử gia Do Thái Flavius Josephus nói là có khoảng 500.000 người trong tổng số, bao gồm cả những người theo trại. Kết quả là, quân đội Armenia hành quân là một "lực lượng lớn bất thường, không đếm xuể, giống như châu chấu hay bụi của trái đất ". Dẫu vậy, nó không giống như những dân tộc du mục phương Đông. Bất chấp điều đó những đội quân Cappadocian nhỏ hơn, người Hy Lạp-Phoenicia, và quân đội Nabatea đều không đối chọi lại số lượng tuyệt đối những người lính của họ. Tuy nhiên, tổ chức quân đội La Mã với quân đoàn của nó đã đặt ra một thách thức lớn hơn nhiều cho người Armenia.[4]

Lưu ý rằng những con số được đưa ra bởi các sử gia Do Thái vào thời gian đó có thể được phóng đại, xem xét thực tế rằng nhà Hasmonea của người Do Thái đã thua cuộc chiến tranh chống lại Tigranes.

Lính bộ binh Armenia đội chiếc mũ giáp Mithras truyền thống.

Dưới triều đại của vua Pap trong năm 370 CN,quân đội của vương quốc Armenia có 90,000 người. Một số nguồn cho biết, 16.000 kị binh và 24.000 lính bộ binh được bổ sung cho Crassus trong năm 54 TCN bởi Artavasdes II và một đội quân 13.000 người đã được trao cho Marcus Antonius trong năm 36 trước Công nguyên.

Từ thời cổ đại ở Armenia đã tồn tại lực lượng kỵ binh "Azatavrear" bao gồm từ tầng lớp tinh túy của các bộ lạc Armenia, sau đó từ tầng lớp tinh túy của người dân Armenia. Kỵ binh"Azatavrear" là một phần chính của triều đình vua Armenia. Sau đó, trong thời trung cổ kỵ binh "Azatavrear" hoặc kỵ binh nặng Armenia đã được tuyển mộ từ quý tộc (con trai út của lãnh chúa Armenia) và được biết đến là AYRUDZI (người đàn ông và con ngựa, kị binh). Trong thời bình, kỵ binh Armenia được chia thành một số nhóm nhỏ có vai trò bảo vệ của nhà vua và gia đình của ông như những lãnh chúa Armenia. Một số kỵ binh Armenia tuần tra biên giới Armenia dưới sự chỉ huy của những tướng quân Armenia (sparapet). Nhóm kỵ binh Armenia này có nhiệm vụ chính là bảo vệ nhà vua Armenia và gia đình của ông trong thời kỳ cổ đại bao gồm từ 6000 kỵ binh giáp sắt nặng, và trong thời kỳ trung cổ - vào khoảng 3000 kỵ binh. Trong thời gian chiến tranh số lượng kỵ binh Armenia có thể đạt từ 10.000 lên 20.000 kỵ binh hoặc thậm chí cao hơn. Bên cạnh kỵ binh nặng Armenia, còn có kỵ binh nhẹ Armenia, mà chủ yếu là bao gồm từ kỵ cung[6]

Legio I Armeniaca

[sửa | sửa mã nguồn]

"Legio Armeniaca "dịch từ tiếng La tinh là lê dương Armenia và " prima " là "thứ nhất". Quân đoàn lê dương này là một trong những quân đoàn vào thời kì cuối của đế chế La Mã. Quân đoàn này được đề cập trong tác phẩm vào giai đoạn cuối thời cổ đại, được biết đến là Notitia Dignitatum. Nhiều khả năng Lê dương Armenia thứ nhất được thành lập vào thế kỷ thứ 2 hoặc 3 ở phần phía Tây của Vương quốc Armenia và có nhiệm vụ bảo vệ những vùng đất của Armenia khỏi sự xâm nhập. Đầu tiên là đơn vị đồn trú trên những vùng đất của Armenia mà nằm dưới sự kiểm soát của Đế chế La Mã. Lê dương Armenia thứ nhất đã tham gia chiến dịch Ba Tư của hoàng đế Julianus Tà Giáo trong năm 363.

Legio II Armeniaca

[sửa | sửa mã nguồn]

"Legio Armeniaca" dịch từ tiếng Latin là "lê dương Armenia" và "Secunda" là "thứ hai".Lê dương Armenia thứ hai cũng như quân đoàn lê dương Armenia thứ nhất là một trong những quân đoàn vào thời kỳ cuối của Đế chế La Mã. Quân đoàn này cũng đề cập đến trong Notitia Dignitatum. Lê dương Armenia thứ hai có thể được thành lập vào cuối thế kỷ thứ 3 hoặc đầu thế kỷ thứ 4. Lê dương Armenia thứ hai đã có một trại đóng quân thường trú tại một trong các tỉnh phía Bắc của phương Đông. Quân đoàn này xây dựng một trại tại Satala. Quân đoàn lê dương Armenia thứ hai hơn nữa được đề cập đến trong năm 360 như một phần của các đơn vị đồn trú ở Bezabda (xưa gọi là Phoencia) ở thượng nguồn sông Tigris. Ở Bezabda, Lê dương Armenia Thứ hai đã phục vụ cùng với lê dương Parthica và II Flavia. Năm 390, Bezabda bị chiếm bởi người Ba Tư và một cuộc tắm máu khủng khiếp đã được tiến hành đối với cư dân và đơn vị đồn trú. Tuy nhiên, quân đoàn dường như đã sống sót trong trận chiến, bởi vì nó xuất hiện trong Notitia Dignitatum đã được viết vào thế kỷ thứ 5.

Sau đó quân đoàn lê dương Armenia thứ hai đã trở thành một phần của quân đội Byzantine.

Thần thoại

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản đồ

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Kingdom of Greater Armenia”. Oxford University Press. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2013.
  2. ^ a b Hovannisian, Richard G. (2004). The Armenian People From Ancient to Modern Times, Volume I: The Dynastic Periods: From Antiquity to the Fourteenth Century. Palgrave Macmillan. tr. 49. ISBN 1-4039-6421-1.
  3. ^ Bournoutian, George A. (2006). A Concise History of the Armenian People: From Ancient Times to the Present. Costa Mesa, CA: Mazda, p. 29. ISBN 1-56859-141-1.
  4. ^ W, Aa. (2005). Materia Giudaica X/1. Editrice La Giuntina. tr. 93. ISBN 8880572261.
  5. ^ Gevork Nazaryan, Armenian Empire.
  6. ^ “Armenian heavy Cavalry (Ayrudzi)”. Truy cập 10 tháng 2 năm 2015.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • M. Chahin, The Kingdom of Armenia (1987, reissued 1991)
  • Vahan Kurkjian, Tigran the Great (1958)
  • Ashkharbek Kalantar, Armenia: From the Stone Age to the Middle Ages, Civilisations du Proche Orient, Se´rie 1, Vol. 2, Recherches et Publications, Neuchâtel, Paris, 1994;ISBN 978-2-940032-01-3
  • Ashkharbek Kalantar, The Mediaeval Inscriptions of Vanstan, Armenia, Civilisations du Proche-Orient: Series 2 - Philologie - CDPOP 2, Vol. 2, Recherches et Publications, Neuchâtel, Paris, 1999;ISBN 978-2-940032-11-2
  • Ashkharbek Kalantar, Materials on Armenian and Urartian History (with a contribution by Mirjo Salvini), Civilisations du Proche-Orient: Series 4 - Hors Série - CPOHS 3, Neuchâtel, Paris, 2004;ISBN 978-2-940032-14-3

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan