Hy Lạp hóa

Bản đồ cho thấy các vùng lãnh thổ và thuộc địa của người Hy Lạp dưới thời kỳ Archaic.

Hy Lạp hóa (tiếng Anh: Hellenisation; tiếng Mỹ: Hellenization) là sự truyền bá nền văn hóa Hy Lạp cổ đại trong lịch sử, và ở một mức độ thấp hơn là ngôn ngữ lên người nước ngoài bị Hy Lạp xâm chiếm hoặc đưa vào phạm vi ảnh hưởng của mình, đặc biệt là trong thời kỳ Hy Lạp hóa sau các chiến dịch của Alexandros Đại đế (Vua xứ Macedonia năm 336-323 TCN). Kết quả của Hy Lạp hóa là những yếu tố gốc Hy Lạp kết hợp các hình thức và mức độ khác nhau với các thành phần địa phương. Trong thời hiện đại, Hy Lạp hóa đã gắn liền với việc tiếp nhận nền văn hóa Hy Lạp hiện đại, đồng nhất dân tộc cũng như văn hóa của Hy Lạp.[1][2]

Hy Lạp hóa thời xưa

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời kỳ Cổ đại

[sửa | sửa mã nguồn]

Khái niệm này được áp dụng cho một số bối cảnh lịch sử cổ đại khác, bắt đầu với tiến trình Hy Lạp hóa của những cư dân Hy Lạp sớm nhất như người Pelasgia, Lelege, Lemnia, EteocypriotSíp, EteocretaMinoanCrete (trước thời Cổ điển), cũng như người Sicel, Elymia, SicaniSiciliaOenotria, Brutii, Lucani, Messapii và nhiều nhóm dân khác trong vùng lãnh thổ tạo thành Magna Graecia.

Thời kỳ Hy Lạp hóa

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ Đế quốc Macedonia vào khoảng năm 323 TCN

Trong suốt thời kỳ Hy Lạp hóa, từ sau cái chết của Alexandros Đại đế, số lượng đáng kể người Assyria, Do Thái, Ai Cập, Ba Tư, Parthia, Armenia và một số dân tộc khác cùng khu vực Balkan, Biển Đen, Đông Nam Địa Trung Hải, Anatolia, Trung ĐôngTrung Á đều bị Hy Hạp hóa. Người Bactria, một nhóm dân tộc Iran sống ở Bactria (miền bắc Afghanistan) đã bị Hy Lạp hóa dưới thời Vương quốc Hy Lạp-Bactria và ngay sau khi các bộ lạc khác nhau tại vùng tây bắc của tiểu lục địa Ấn Độ (ngày nay là Pakistan) dưới thời Vương quốc Ấn-Hy Lạp. Cũng có quá trình Hy Lạp hóa các giống dân Thracia,[3] Dardania, PaeoniaIllyria[4][5][6][7] phía nam Lằn ranh Jireček và ngay cả Getae.[8]

Hy Lạp hóa trong thời kỳ Hy Lạp hóa tuy vậy vẫn có những giới hạn của nó. Ví dụ, các khu vực ở miền nam Syria chịu ảnh hưởng bởi nền văn hóa Hy Lạp chủ yếu kéo theo các trung tâm đô thị Seleukostiếng Hy Lạp được sử dụng khá phổ biến. Các vùng nông thôn thì phần lớn đều không bị ảnh hưởng vì hầu hết cư dân nơi đây vẫn nói tiếng Syria và tiếp tục duy trì truyền thống bản địa của họ.[9] Ngoài ra, Hy Lạp hóa không nhất thiết phải liên quan đến sự đồng hóa của các dân tộc không thuộc Hy Lạp kể từ khi người Hy Lạp bị Hy Lạp hóa trong khu vực chẳng hạn như Tiểu Á đã có ý thức về dòng dõi tổ tiên của mình.[10]

Thời kỳ Trung Cổ

[sửa | sửa mã nguồn]

Hy Lạp hóa cũng có thể liên quan đến Đế quốc Byzantine thời Trung Cổ và việc thành lập Constantinopolis của Constantinus Đại đế (thực chất đó chính là Đế quốc Đông La Mã đã bị Hy Lạp hóa). Ngoài ra, nó có thể dựa vào tính ưu việt của nền văn hóa Hy Lạp và tiếng Hy Lạp từ sau triều đại của hoàng đế Heraclius (trị vì 610-641) vào thế kỷ thứ 7.

Nội thuộc Ottoman

[sửa | sửa mã nguồn]

Hy Lạp hóa cũng là kết quả của tình trạng cao hơn mà nền văn hóa Hy LạpGiáo hội Chính Thống giáo Hy Lạp được thừa hưởng giữa đám dân cư Kitô giáo Chính Thống của các nước vùng Balkan thời nội thuộc Ottoman.

Hy Lạp hóa thời nay

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1909, một ủy ban do chính phủ Hy Lạp bổ nhiệm đã báo rằng một phần ba các ngôi làng của Hy Lạp đã thay đổi tên gọi thường là do nguồn gốc không phải Hy Lạp của chúng.[1] Trong các trường hợp khác tên gọi đã được thay đổi từ một cái tên hiện đại có gốc gác Hy Lạp đến khái niệm địa danh của Hy Lạp cổ đại. Một số tên làng được hình thành từ một từ gốc Hy Lạp với một hậu tố nước ngoài, hoặc ngược lại. Phần lớn việc thay đổi tên gọi diễn ra tại các khu vực có người Hy Lạp cư trú, nơi mà một tầng lớp xã hội nước ngoài, hoặc khác nhau về địa danh đã tích lũy qua nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, trong một số bộ phận cư dân miền Bắc Hy Lạp lại không nói tiếng Hy Lạp và nhiều địa danh cũ phản ánh nguồn gốc, ngôn ngữ và sự khác biệt về nhân chủng của cư dân nơi đây. Quá trình thay đổi địa danh ở Hy Lạp hiện đại đã được mô tả như là một quá trình Hy Lạp hóa.[1] Việc sử dụng thời nay nhằm kết nối với các chính sách theo đuổi "hài hòa văn hóa và giáo dục của các ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong lòng quốc gia Hy Lạp hiện đại" (Cộng hòa Hy Lạp), tức là Hy Lạp hóa nhóm dân tộc thiểu số ở Hy Lạp ngày nay.[2]

Năm 1870, chính phủ Hy Lạp đã bãi bỏ tất cả các trường học Ý tại quần đảo Ionia được sáp nhập vào Hy Lạp sáu năm trước đó. Điều này dẫn đến sự suy giảm cộng đồng người Ý Corfiot vốn đã cư ngụ tại Corfu từ thời Trung Cổ; vào những năm 1940 chỉ có bốn trăm dân Ý Corfiot là còn ở lại.[11]

Ép buộc Hy Lạp hóa sắc tộc Macedonia ở Hy Lạp

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo một báo cáo năm 1994 của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền dựa trên một sứ mệnh tìm hiểu thực tế trong năm 1993 tại huyện FlorinaBitola, Hy Lạp đã áp bức người thiểu số Macedonia và thực hiện một chương trình nhằm ép buộc Hy Lạp hóa họ.[12] Theo những khám phá của tổ chức này, dân tộc thiểu số Macedonia đã bị chính phủ Hy Lạp từ chối thừa nhận sự tồn tại của họ, từ chối việc giảng dạy ngôn ngữ của họ và những biểu hiện khác của văn hóa dân tộc Macedonia; những thành viên của sắc tộc này "thường bị phân biệt đối xử về công ăn việc làm trong khu vực công trong quá khứ, và có thể phải chịu đựng nạn phân biệt đối xử kiểu này như hiện nay"; các nhà hoạt động dân tộc thiểu số "đã bị truy tố và kết án về sự biểu lộ ôn hòa trong quan điểm của họ" và thường bị "quấy nhiễu bởi chính quyền, theo dõi và bị đe dọa bởi lực lượng an ninh, và phải chịu áp lực về kinh tế và xã hội gây ra từ sự sách nhiễu của chính phủ", dẫn đến một bầu không khí lo sợ.[12] Chính phủ Hy Lạp vẫn tiếp tục phân biệt đối xử với dân tị nạn sắc tộc Macedonia đã trốn sang Nam Tư trong cuộc nội chiến Hy Lạp; trong khi những người tị nạn chính trị Hy Lạp được phép đòi lại quyền công dân của mình thị họ lại không.[12]

Nhà nước Hy Lạp đã yêu cầu các đài phát thanh phải phát sóng bằng tiếng Hy Lạp, do đó không bao gồm ngôn ngữ các dân tộc thiểu số và vì vậy mà phát ngôn viên Slavơ của người Hy Lạp Macedonia (bị chính đảng Cầu Vòng coi là thuộc sắc tộc Macedonia) phải dừng việc đưa vào đài phát thanh tiếng dân tộc thiểu số nói ở Hy Lạp chẳng hạn như tiếng Macedonia.[13]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Zacharia 2008, tr. 232.
  2. ^ a b Koliopoulos & Veremis 2002, tr. 232–241.
  3. ^ D. Samsaris, The Hellenization of Thrace during the Greek and Roman Antiquity (in Greek), Thessaloniki 1980
  4. ^ Athanassakis 1977, tr. 263: "It seems that the original home of the Albanians was in Northern Albania (Illyricum) rather than in the partly Hellenic and partly Hellenized Epirus Nova."
  5. ^ Hammond 1976, tr. 54: "The line of division between Illyricum and the Greek area, 'Epirus Nova', in terms of Roman provincial administration ran somewhere between Scodra and Dyrrachium and then eastwards on the north side of the Shkumbi and Lake Ochrid..."
  6. ^ Lewis & Boardman 1994, tr. 423: "Through contact with their Greek neighbors some Illyrian tribe became bilingual (Strabo VII.7.8. diglottoi) in particular the Bylliones and the Taulantian tribes close to Epidamnus."
  7. ^ Pomeroy và đồng nghiệp 2008, tr. 255.
  8. ^ Webber & McBride 2001, tr. 14: "Reconstruction of the procession drawn on the lunette (back wall) of the 3rd century BC Sveshtari tomb; the original is in charcoal, as the tomb was unfinished. It shows a Hellenised king of the Getai being crowned by the Thracian mother goddess."
  9. ^ Boyce & Grenet 1975, tr. 353: "South Syria was thus a comparatively late addition to the Seleucid empire, whose heartland was North Syria. Here Seleukos himself created four cities—his capital of Antiochia-on-the-Orontes, and Apamea, Seleucia and Laodicia—all new foundations with a European citizen body. Twelve other Hellenistic cities are known there, and the Seleucid army was largely based in this region, either garrisoning its towns or settled as reservists in military colonies. Hellenization, although intensive, seems in the main to have been confined to these urban centers, where Greek was commonly spoken. The country people appear to have been little affected by the cultural change, and continued to speak Syriac and to follow their traditional ways. Despite its political importance, little is known of Syria under Macedonian rule, and even the process of Hellenization is mainly to be traced in the one community which has preserved some records from this time, namely the Jews of South Syria."
  10. ^ Isaac 2004, tr. 144: "Apparently the best and most pleasing compliment one could pay to a Hellenistic establishment in Asia Minor was to insist on the lineage of its ancestors: they were not a city of nondescript migrants but of Greeks and Macedonians of true blood. Once again, we see that such views were very common, but there were critics."
  11. ^ Vignoli Giulio. Gli Italiani Dimenticati. Minoranze Italiane In Europa, p. 132.
  12. ^ a b c “DENYING ETHNIC IDENTITY - The Macedonians of Greece” (PDF). Human Rights Watch/Helsinki. 1994. ISBN 1-56432-132-0.
  13. ^ MHRMI 2008 Annual Report The Macedonian Minority in Greece

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Top 5 nhân vật bạn nên roll trong Genshin Impact
Top 5 nhân vật bạn nên roll trong Genshin Impact
Thứ tự của DS này là thứ tự mà account không có 5* nào NÊN quay
Danh sách những người sở hữu sức mạnh Titan trong Shingeki no Kyojin
Danh sách những người sở hữu sức mạnh Titan trong Shingeki no Kyojin
Sức mạnh Titan được kế thừa qua nhiều thế hệ kể từ khi bị chia ra từ Titan Thủy tổ của Ymir Fritz
Hướng dẫn vượt La Hoàn Thâm Cảnh tầng 7 Genshin Impact
Hướng dẫn vượt La Hoàn Thâm Cảnh tầng 7 Genshin Impact
Tầng 7 toàn bộ quái đều là lính Fatui, sau 1 thời gian nhất định sẽ xuất hiện khiên nguyên tố giúp giảm 1 lượng lớn sát thương nhận vào
Nhân vật Ponison Pop Perlia - Cô bé tinh linh nhút nhát Overlord
Nhân vật Ponison Pop Perlia - Cô bé tinh linh nhút nhát Overlord
Cô có vẻ ngoài của một con người hoặc Elf, làn da của cô ấy có những vệt gỗ óng ánh và mái tóc của cô ấy là những chiếc lá màu xanh tươi