Baruj Benacerraf

Baruj Benacerraf
Baruj Benacerraf (1969)
Sinh(1920-10-29)29 tháng 10, 1920
Caracas, Venezuela
Mất2 tháng 8, 2011(2011-08-02) (90 tuổi)
Jamaica Plain, Massachusetts, Hoa Kỳ
Quốc tịchVenezuela
Tư cách công dânVenezuela Venezuela
Nổi tiếng vìMajor histocompatibility complex
Giải thưởngGiải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1980
Sự nghiệp khoa học
NgànhMiễn dịch học

Baruj Benacerraf (29 tháng 10 năm 1920 – 2 tháng 8 năm 2011) là nhà miễn dịch học người Mỹ gốc VenezuelaDo Thái, đã đoạt giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1980 cùng với Jean DaussetGeorge Snell cho công trình nghiên cứu của họ về Major histocompatibility complex[1].

Cuộc đời và Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Sinh tại Caracas, Venezuela trong một gia đình Do Thái Sephardic[2]: cha ông sinh ở vùng Maroc do Tây Ban Nha bảo hộ (thành phố Tetuan) còn mẹ ông sinh tại Algérie.

Gia đình Benacerraf từ Venezuela di chuyển sang Paris năm 1925. Sau khi trở về Venezuela, ông di cư sang Hoa Kỳ năm 1940. Ông lấy bằng cử nhân khoa học tại Khoa Tổng hợp Đại học Columbia. Sau đó ông đậu bằng bác sĩ y khoa tại Trường Y khoa Virginia thuộc Đại học Thịnh vượng chung Virginia.

Sau thời gian làm bác sĩ nội trú và phục vụ trong Quân đội Hoa Kỳ (1945–1948), rồi làm việc trong bệnh viện quân y ở Nancy (Pháp), ông trở thành nhà nghiên cứu ở Trường Y dược và Giải phẫu học thuộc Đại học Columbia (1948–1950). Từ năm 1950–1996, ông sang nghiên cứu ở Paris, từ năm 1956–1968 trở về làm việc ở Đại học New York, từ 1968–1970 làm việc ở Viện Y tế Quốc gia Mỹ[3], rồi Đại học Harvard (1970–1991), đồng thời làm việc ở "Viện Ung thư Dana-Farber Cancer" tại Boston (1980). Ông bắt đầu nghiên cứu các chứng dị ứng từ năm 1948, và trong thập niên 1960 ông phát hiện ra là các gien Ir chi phối việc đẩy cơ quan cấy ghép ra (transplant rejection).

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ tạm dịch: Phức hệ lớn của sự tương hợp mô
  2. ^ người Do Thái ở bán đảo Iberia
  3. ^ Cơ quan trực thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ gồm 27 trung tâm và viện khác nhau, chuyên nghiên cứu Y sinh học liên quan tới sức khỏe con người

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Raju, T N (1999). “The Nobel chronicles. 1980: George Davis Snell (1903-96); Jean Baptiste Dausset (b 1916); Baruj Benacerraf (b 19k20)”. Lancet. 354 (9191): 1738. doi:10.1016/S0140-6736(05)76734-9. PMID 10568613.
  • “The Nobel Lectures in Immunology. The Nobel Prize for Physiology or Medicine, 1980 awarded to Baruj Benacerraf, Jean Daussett & George D. Snell”. Scand. J. Immunol. 35 (4): 373–98. 1992. PMID 1557610.
  • Petrányi, G (1981). “[Nobel Prize winners in medicine for 1980. Immunogenetic significance of the main histocompatibility system (George Snell, Jean Dausset, Baruj Benacerraf)]”. Orvosi hetilap. 122 (14): 835–7. PMID 7019812.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
5 lọ kem chống nắng ngăn ánh sáng xanh
5 lọ kem chống nắng ngăn ánh sáng xanh
Bên cạnh tia UV, bác sĩ Kenneth Howe tại New York cảnh báo rằng ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, TV cũng góp phần gây lão hóa da
Đầu tư cơ bản P.12 - Bề nổi và phần chìm
Đầu tư cơ bản P.12 - Bề nổi và phần chìm
Môi trường đầu tư, theo một cách đặc biệt, luôn rất giống với đại dương. Bạn càng lặn sâu bạn sẽ càng thấy đại dương rộng lớn
Giả thuyết về một thế giới mộng tưởng của Baal
Giả thuyết về một thế giới mộng tưởng của Baal
BẠCH THẦN VÀ LÔI THẦN – KHÁC BIỆT QUA QUAN NIỆM VỀ SỰ VĨNH HẰNG VÀ GIẢ THUYẾT VỀ MỘT THẾ GIỚI MỘNG TƯỞNG CỦA BAAL
Hệ thống Petrodollars - Sức mạnh của đế chế Hoa Kỳ và cũng là gót chân Asin của họ
Hệ thống Petrodollars - Sức mạnh của đế chế Hoa Kỳ và cũng là gót chân Asin của họ
Sự phát triển của loài người đã trải qua nhiều thời kỳ đồ đá, đồ đồng....và bây giờ là thời dầu mỏ. Khác với vàng, dầu mỏ dùng để sản xuất, tiêu thụ, hoạt động