Bình luận mới nhất: 10 tháng trước1 bình luận1 người đã thảo luận
Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Khởi nghĩa Lam Sơn mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể. Nội dung: Bạn có biết...
Chúc mừng bạn với bài viết thứ 1 trong năm được lên mục Bạn có biết, với dung lượng 110 nghìn byte. Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!
Bình luận mới nhất: 10 tháng trước2 bình luận2 người đã thảo luận
Ngôi sao Cần mẫn
Tôi đã đọc bài Khởi nghĩa Lam Sơn và rất cảm phục bạn về độ am hiểu lịch sử và nguồn sử liệu mà bạn đem lại trong bài viết. Hy vọng bạn tiếp tục đóng góp để những độc giả có nhu cầu đọc lịch sử có được nguồn sử liệu dồi dào, nội dung chất lượng và quan trọng nhất là được kiểm chứng. — Dr.Voirloup💬07:08, ngày 3 tháng 4 năm 2024 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 3 tháng trước21 bình luận5 người đã thảo luận
Trong tiểu mục Sự cai trị của nhà Minh bạn có đề cập vấn đề Kinh Trại và tôi xin phép dùng TK phụ này để thảo luận với bạn chút về ý kiến riêng của tôi. Toàn thư đúng là có câu như bạn trích, nhưng thông tin này được viết ở quyển 9 (không phải quyển 10) với mốc thời gian năm 1407, ngay sau câu "Quý Ly và Hán Thương đều trở về Thanh Hóa". Điều này có nghĩa là nhà Hồ vẫn đang tồn tại và nhà Minh chưa cai trị Việt Nam. Dân Kinh lộ lúc này bất mãn và muốn lật đổ nhà Hồ, trong đó bao gồm cả việc dẫn đường cho quân Minh. Tôi không ý kiến gì với thông tin này, nhưng nó cần được đặt đúng chỗ, có lẽ là tiểu mục Nhà Minh xâm lược. Hoặc thậm chí nó có khi không quá cần thiết cho bài này mà chỉ cần ở bài Chiến tranh Đại Ngu – Đại Minh thôi. Việc bạn nhấn mạnh vào nội dung này trong mục Cai trị tôi cho là có vấn đề.
Nguồn nói People in the Red River plain tended to support Ming government. People in the lowlands of the southern provinces of Thanh Hoa and Nghe An were generally responsive to Ming government as well. But in the foothills and uplands the these southern provinces was an endemic resistance to Ming rule. Và bạn viết là Giới tinh hoa khu vực đồng bằng sông Hồng và ở các vùng đồng bằng duyên hải tại các phủ phía Nam (gọi chung là người Kinh lộ) nói chung đều có xu hướng ủng hộ chính quyền nhà Minh. Ngược lại, dân cư vùng trung du và miền núi các phủ phía Nam (người Trại), đặc biệt là vùng Thanh Nghệ, có xu hướng chống đối lại triều đình phương Bắc. Cách diễn đạt này tôi cho là dễ gây hiểu lầm. Chỗ các tỉnh phía nam ở câu trước thì bạn không chú thích Thanh Nghệ vào mà lại đi chú ở câu sau, còn thêm 2 chữ đặc biệt? Theo tôi hiểu endemic không phải là đặc biệt mà thay vào đó thì most rapidly, particularly in the lower valleys of the foothills south of the Red River and west of coastal plains đại ý là các thung lũng dưới chân đồi phía nam ĐB sông Hồng và phía tây đồng bằng duyên hải mới đặc biệt. Rõ ràng, Taylor đã chia ra 4 khu vực: ĐB sông Hồng, ĐB Thanh Nghệ, đồi núi sông Hồng (vùng núi Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình) và đồi núi Thanh Nghệ.
Tôi không xem được nguồn của Momoki Shirō tr.162, phiền bạn gửi cho xin bức ảnh xem sao. Nhưng có vẻ Taylor giải thích theo kiểu đồng bằng đi với đồng bằng và miền núi đi với miền núi, còn Momoki giải thích theo kiểu gộp cả hai lại (đồng bằng Thanh Nghệ và miền núi Thanh Nghệ là một?). Còn nguồn của Victor đã rút ra cái tổng thể đó sau khi xét cả người miền núi và người Chăm nữa. Tôi đồng ý là bạn được chắt lọc những gì bạn muốn cho vào bài, nhưng tôi vẫn thấy bài có khuynh hướng PBVM. Ngoài ra bạn trích theo Momoki là "trại" có lẽ tương đương với "mường", còn Victor cũng đề cập đến tiếng Mường nên tôi muốn kể ngoài lề là người Mường ở Hà Nội, Hà Nam và Ninh Bình đều đông thứ 2, chỉ sau người Kinh (HN tr.61/842, Hà Nam tr. 113, NB tr.118). Vậy nên rất mong được xem nguồn của bạn.
Cảm nhận của tôi khi đọc đoạn này là bạn muốn bỏ qua việc phân biệt miền núi với đồng bằng - điều mà cả thế giới đều có. (Và cho đến nay nhà nước vẫn có những chính sách riêng cho dân tộc thiểu số miền núi). Thay vào đó, bạn dường như muốn xoáy vào sự phân biệt miền Bắc với vùng Thanh Nghệ. 2 nguồn tiếng Anh tôi xem được đều đề cập rằng người vùng núi (người Mường) hay người Chăm đều góp phần làm cho vùng đất này khác biệt, rồi ở Thanh Nghệ cũng có những gia tộc Nho học nổi tiếng... - thì bạn không viết hoặc chỉ lướt ý, dễ gây nhầm lẫn. Trong khi đó bạn đề cao người Thanh Nghệ kiên cường, bất khuất, thiện chiến và chỉ trích người Kinh lộ theo Hán, còn làm hẳn 1 cái quote nữa. Dân tộc này từ xưa đến nay có vô vàn chiến trận, có cần thiết phải khen riêng dân vùng nào không? Và chỉ vẻn vẹn 7 chữ mà bạn bảo Toàn thư chỉ trích khá gay gắt chuyện "người Kinh lộ theo giặc" xuyên suốt "Kỷ thuộc Minh" Chẳng những bạn không quan tâm bối cảnh câu văn trước viết về họ Hồ mà câu sau đó bạn cũng không xét. Từ ngày 20 tháng 2 đến ngày 13 tháng 3 năm 1407 - chưa đầy 1 tháng thì Bấy giờ người ở Kinh lộ bị quân Minh sai khiến và mất cả gia thuộc, mang lòng oán hận. Nhà Hồ lúc này vẫn chưa sụp đổ thì dựa vào đâu mà bạn đề cử BCB rằng ...trong thời Minh thuộc trước khởi nghĩa Lam Sơn, người dân đồng bằng sông Hồng (tức người Kinh lộ) có xu hướng ủng hộ sự cai trị của nhà Minh? Oán hận mà còn ủng hộ ư? Dựa vào quan lại à? Quan lại đâu phải là dân. Quan lại thì được bao nhiêu %? Mà lại có cả quan tốt lẫn quan xấu. Rồi quan nhà Hồ nhiều người ở Thanh Nghệ sao chỉ nói mỗi đồng bằng sông Hồng? Cái tôi thấy trong suốt kỷ thuộc Minh ấy là "nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ" mà bạn bảo họ vẫn theo giặc hàng chục năm à? Họ theo lúc đầu chỉ để lật đổ nhà Hồ, vì chính Toàn thư cũng viết Họ Hồ...Người trong nước giết chúng không được thì người nước láng giềng có thể giết. Tôi không bàn việc Hồ Quý Ly gì cả, nhưng một chữ dân thôi nặng vô cùng, mong bạn diễn đạt cho chuẩn, đúng lúc đúng chỗ. -- Tài khoản phụ (thảo luận) 11:50, ngày 11 tháng 4 năm 2024 (UTC)Trả lời
@TUIBAJAVE Bạn nói tôi à? Tôi là người Mường ở HN đây và tôi theo chủ nghĩa dân tộc đấy (nhưng đừng nhầm nó với dân túy). Khi thấy các nguồn đưa ra mâu thuẫn với nhau thì tôi trình bày và bạn ấy có quyền phản biện mà. Nói chung Kinh Trại với tôi chẳng có gì khủng khiếp, như chỗ nhà tôi bây giờ Mường Kinh như nhau thôi. Tiêu cực thì xưa nay vẫn có, thỉnh thoảng bị nói là lũ nhà quê hay bọn miền núi. Và tôi cũng đáp lại một vài kẻ kèm chữ tởm thôi. Còn tích cực thì muốn nhìn thấy cũng sẽ thấy. Khi mà 2 chữ Kinh Trại đã được đề cập trong chính sử, có giải trạng nguyên Kinh - trạng nguyên Trại riêng thì có nghĩa là triều đình khi ấy cũng có những quy định chính thức rồi. Có thể xưa là nộp tô thuế ít hơn hay ngày nay được hỗ trợ cho vay, cộng điểm ĐH này nọ vậy. Nếu chưa có nghiên cứu chính thức nào về Kinh Trại thì cũng có thể để ý nghiên cứu về quá trình chia tách Mường Việt kết thúc vào triều Trần. Nói chung tôi nghiêng về nhận xét của Taylor dù ông ấy không ghi là Kinh Trại. Vấn đề nằm ở dân tộc và địa hình (ở đây xét người Mường trên đồi núi và người Kinh ở đồng bằng). Vấn đề không phải là miền Bắc và Thanh Nghệ - vốn nhạy cảm nên tôi cần bạn ấy diễn đạt cho chuẩn. Còn bạn có quan điểm khác chăng? Hay hôm qua bạn xem thời sự nhiều quá sinh ra oán thán vì bà ấy là người Hoa và bị xử tử? Nếu là vụ này thì nói thẳng là tiền không có khả năng thu hồi và chẳng có quốc gia nào thả cho bà ấy đi kinh doanh đến lúc già để kiếm lại đâu. Còn chung thân cũng có làm ăn gì được nữa trong khi dân thì đang nổi giận? Bạn đọc vụ đấy mà không thấy rối loạn tiền đình vì những con số à? – Tài khoản phụ (thảo luận) 01:18, ngày 12 tháng 4 năm 2024 (UTC)Trả lời
Tôi đã đọc những nghiên cứu bạn viết rồi nhưng không rõ về rối lắm. Không biết bạn nói từ nào nhưng rõ ràng nó không bị cấm thì tôi mới viết được. Và tài khoản phụ này của tôi vẫn mở bình thường. – 117.7.214.81 (thảo luận) 02:16, ngày 12 tháng 4 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Tài khoản phụ Tôi đã thêm lại thông tin Kinh Lộ, vì thông tin này tôi nghĩ khá quan trọng do có khá nhiều thành phần thuộc tầng lớp tinh hoa đầu hàng Minh, nhưng diễn đạt lại để phân biệt giữa người đồng bằng và người miền trung du/miền núi, thay vì miền Bắc và Thanh Nghệ như bản cũ. Bạn xem liệu có ổn hơn không? – Leeaan (thảo luận) 14:47, ngày 12 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Nguyentrongphu Đời Tống là cách nói phóng đại cửa miệng hay dùng thôi, hàm ý mấy cái cổ lỗ sĩ. Mình muốn kiếm cuốn của Phan Huy Lê (1977) do cuốn này khá đồ sộ, mà trên Google Books xem được mỗi vài trang. Hiện tại bài trích dẫn khá nhiều từ 1 nguồn đời Tống khác là Nguyễn Lương Bích (1973). PHL và NLB có một vài quan điểm trái chiều nhau, từng phản bác lẫn nhau trong chuyện liên quan đến Nguyễn Trãi. Nếu kiếm được nguồn PHL nữa thì có thể dựa vào đó để đối chiếu. – Leeaan (thảo luận) 01:38, ngày 5 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 7 tháng trước1 bình luận1 người đã thảo luận
"Trận Tốt Động – Chúc Động" mà bạn đã tạo ra hoặc mở rộng đáng kể đã được cộng đồng bình chọn là bài viết tốt, là một trong những bài có chất lượng tốt của Wikipedia tiếng Việt. Hãy cùng tham gia phát triển các bài viết cũng như đề cử và thảo luận chúng. Wikipedia là dành cho tất cả mọi người!
Bình luận mới nhất: 7 tháng trước2 bình luận2 người đã thảo luận
Chào bạn! Tôi thấy bạn dùng khá nhiều tài liệu không kiếm được trên mạng để viết bài (hầu hết là tài liệu sử bằng tiếng Việt cũng khá cổ rồi), không biết bạn làm cách nào mà "khai quật" được nhiều tài liệu quý hay vậy? Mấy hôm nay tôi loay hoay tìm vài cuốn ngôn ngữ học lịch sử của Nguyễn Tài Cẩn trên mạng mà không được, chả nhẽ lại phải lặn lội ra thư viện ĐHQGHN hay Học viện Báo chí và Tuyên truyền để hỏi mượn :))) Billcipher123 (thảo luận) 19:12, ngày 21 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 5 tháng trước5 bình luận3 người đã thảo luận
Cảm ơn bạn vì sửa đổi ở bài Thành Cát Tư Hãn. Cái đoạn 驕華大極之性 đúng là tôi dịch lấn cấn vì không hiểu lắm, cách dịch của bạn đọc nghe hợp lý hơn. Phần "lấy hòa khí làm gốc, ân tình làm nền tảng" (謀素和,恩素畜) dường như là hơi suy diễn. Ngoài lề chút, nếu bạn thông thạo Hán văn thì cho tôi hỏi 素 phục vụ chức năng gì ở đây vậy? Billcipher123 (thảo luận) 21:59, ngày 17 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Billcipher123 素 trong ngữ cảnh này hàm ý là "đơn thuần", "mộc mạc", "chân thực". Cả cụm 謀素和 thì có thể hiểu là "mưu cầu/tìm kiếm hòa bình chân thực" hoặc "tìm kiếm sự hài hòa mộc mạc" (謀 có nghĩa là "mưu cầu, tìm kiếm"). Còn cụm 恩素畜: 恩 có nghĩa là "ân đức, lòng nhân từ", 素 trong ngữ cảnh này có thể hiểu là "lâu dài, chân thật", và 畜 có nghĩa là "nuôi dưỡng, tích lũy" => Cụm này có thể dịch là "nuôi dưỡng ân đức bền bỉ" hoặc "tích lũy ân đức một cách chân thành và lâu dài". Cái này viết bằng Văn ngôn nên đọc lúc đầu mình hiểu chưa hết nên dịch hơi ảo mấy câu sau =)))
Tớ đã đoán ra bạn là ai từ lâu rồi. Mọi người dần cũng nhận ra thân phận của bạn. Nói chung, bạn là ai không quan trọng. Quan trọng là các cống hiến vô báu của bạn kìa. Hy vọng bạn sẽ tiếp tục viết bài chất lượng cho dự án nói riêng và xã hội VN nói chung. Kiến thức là vô giá. Dân giàu nước mạnh, muốn dân giàu thì dân phải có kiến thức. Muốn có kiến thức free thì phải có Wikipedia Vi chất lượng. Không phải ai cũng có tiền mua sách hay tiền subscription để lấy kiến thức. P/S: nếu cần thì bạn có thể lặng tiếp và ngoi lên bằng 1 tk mới kaka. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:55, ngày 22 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 5 tháng trước3 bình luận3 người đã thảo luận
nothumb
Linseneintopf cho bạn
Cực kỳ ủng hộ việc bạn đi tỉa lại các bài viết cũ để tăng trải nghiệm đọc cho độc giả nha. Trong văn học gọi là nhuận sắc, nghe rất kêu =)) Riêng bài về lãnh tụ thì mình đã nhuận sắc xong rồi, chắc chỉ còn thiếu nguồn cho mấy cái phụ chú thôi. Khi nào rảnh mình sẽ xử nốt bài SS cho. Băng Tỏa 19:57, ngày 18 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 5 tháng trước9 bình luận2 người đã thảo luận
Hình phu nhân Nguyễn Phương Hằng có phải là bạn up lên không nhỉ? Hình đó bị phường phá hoại treo biển No permission xong bị Krd xóa bay rồi, rồi có đứa up hình mới đè lên bản cũ. Bạn xem nhật trình hình. Mình muốn đem hình ra khôi phục nhưng giờ search không ra cái video YouTube chứa hình đó :( – Băng Tỏa 15:09, ngày 20 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời
Michael đang cứu dự án chúng ta một bàn thua trông thấy =)) Có điều bây giờ mình đi gỡ biển NPD sấp mặt luôn :(( Hay bạn qua phụ không? Kiếm cái nào giả mạo giấy phép rồi đem ra DR, cái nào VPBQ thì treo biển. Còn lại mình giải quyết được. – Băng Tỏa 18:28, ngày 20 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời
Dạo này toàn phải combat mấy vụ cờ pha ke trên phở bò nữa. Bực cả mình. Một nhóm thì bảo đấy là cờ thật lấy nguồn trên Wiki. Nhóm khác thì bảo dẫn nguồn Wiki thì ko đáng tin. Mệt thế. – Leeaan (thảo luận) 20:05, ngày 20 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời
Vụ hình trên Commons tàm tạm rồi. Michael khôi phục được 2/3 rồi. Mình mệt quá chờ hết mệt mình sẽ quay lại làm tiếp. Vụ cờ giả cũng đang râm ran trong Wiki đây :)) Cộng đồng muốn xoá đống đó bên Commons với enwiki lắm rồi, nếu được bạn nên ra mặt chứ mình chịu, mình dốt sử. – Băng Tỏa 21:02, ngày 20 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời
Đi học Gymnasium ở VN là có tính điểm thi đua giữa các lớp trong một khối. Thường thì người tính điểm sẽ là các thầy cô giám thị: đi trễ là bị trừ điểm, khu vực hành lang trước cửa lớp mà có rác cũng trừ điểm,... (ngoài ra còn gì thì mình không nhớ). Mỗi thứ hai đầu tuần bên giám thị sẽ tổng kết, lớp nào điểm cao nhất sẽ được nhận cờ luân lưu và treo trong lớp. :) Băng Tỏa 19:54, ngày 21 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Băng Tỏa Mình thề là cái bản mẫu này nó thừa thãi vãi, có thể gộp vào bản mẫu Lịch sử Việt Nam. Có mỗi Việt Nam làm cái này. Nếu Trung Quốc mà làm tương tự như này thì chắc dài gấp 3 lần list của mình. – Leeaan (thảo luận) 19:27, ngày 29 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời
Bây giờ mới thấy mấy bài lịch sử VN viết rất lộn xộn. Bài Bắc thuộc lần 3 chẳng hạn, cũng ghi hành chính, danh sách quan đô hộ các kiểu. Quay sang bài An Nam đô hộ phủ thì cũng thế, nội dung cũng tương tự. Theo mình thì bài "Bắc thuộc lần 3" chỉ nên viết về lịch sử, còn "An Nam đô hộ phủ" thì viết về hành chính, văn hóa, kinh tế,... – Leeaan (thảo luận) 19:36, ngày 29 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời
Loạt bài này Trungda viết hồi 2010-2012, viết chỉ ở mức cung cấp thông tin cơ bản cho độc giả, dựa trên vài nguồn có sẵn: VN sử lược, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, ĐV sử ký toàn thư với vài cuốn Lịch sử VN. Tiếc là 12 năm qua không có ai đủ tâm huyết vào nâng cấp, viết cho toàn diện với bách khoa hơn. – Băng Tỏa 19:42, ngày 29 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời
Ừ Kinh Dịch dự án lớn mà. Bạn cứ từ từ rồi viết. Không phải chỉ có đống bài lịch sử VN cần bạn cứu rỗi đâu, mà bản đồ cũng chả có ai Việt hóa :( ngoài bạn ra làm gì có ai biết vẽ đâu. Băng Tỏa 19:48, ngày 29 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời
Khi nào có độ 30 BVCL đã rồi hẵng lập 🐧. Nói thế thôi chứ một mình không kham nổi đống bài LSVN, nhiều bài phải nói là cực kỳ rác. Như cái bài Chiến tranh Pháp – Đại Nam đem gỡ sao là vừa, bị rối phá cho nát bét không còn tí gì luôn. P/S: Bài đấy mình không cứu được, tại mình không có tài liệu + không biết nhiều lắm. --Leeaan (thảo luận) 01:14, ngày 14 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
À bài Pháp-Đại Nam bạn có thể đem ra rút sao, chứ cộng đồng hiện nay có lẽ không ai đủ hứng thú + am hiểu về LSVN để đem bài ra rút sao. Rút luôn thì đỡ phải gánh tránh nhiệm bảo trì hay nâng cấp bài. – Băng Tỏa 19:37, ngày 14 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 4 tháng trước5 bình luận2 người đã thảo luận
Mời bạn dự thi cho cuộc thi BVCN 2024. BVCN là cuộc thi có chất lượng top 1 của dự án Wikipedia Vi. Khoảng 3 tháng nữa là BQ bắt đầu. À có lẽ bạn chưa biết, bạn là Quán quân BVCN của 2 năm đầu tiên đấy haha. Năm nay có nhiều bài "nặng ký" quá! Dự định là cuộc thi năm nay sẽ khốc liệt và kịch tích cho tới phút chót! Từ năm nay trở đi, tớ dự đoán là cuộc thi BVCN sẽ khốc liệt hơn cuộc thi BVCN 2023 rất nhiều. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:47, ngày 3 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
Uh thì rõ ràng là còn nhiều cây bút xuất sắc khác. Tuy nhiên, với trình viết của bạn thì dư sức để cạnh tranh sòng phẳng. Hoàn tất bài lẹ lẹ bạn ơi. Cuộc thi năm 2024 sẽ được tổ chức vào ngày 1 tháng 1 năm 2025. Điều đó đồng nghĩa bạn phải đề cử bài Kinh Dịch ngày 1 tháng 12 (hoặc sớm hơn) thì mới kịp. Trễ quá thì phải tham gia cuộc thi năm sau (được tổ chức vào ngày 1 tháng 1 năm 2026). Khởi nghĩa Lam Sơn để dành cho cuộc thi năm sau cũng được. À mà, tất cả những BVCL trong năm đều mặc định được tham gia cuộc thi BVCN. Tớ chỉ muốn báo cho bạn biết thông tin về cuộc thi này để bạn tiếp tục cho ra lò nhiều bài viết sao vàng chất lượng top trong tương lai (giống như Nguyễn Văn Thiệu chẳng hạn). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:16, ngày 9 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 4 tháng trước2 bình luận2 người đã thảo luận
Chào bạn, mình có đọc qua bài Khởi nghĩa Lam Sơn và phải nói là cực ấn tượng với khả năng viết bách khoa của bạn. Thông qua bạn Băng Tỏa giới thiệu thì mình có tìm đến bạn với một thỉnh cầu là nếu bạn có thời gian, thì có thể đọc qua và góp ý bài Đội Con Nai (OSS) do mình viết được không ?
Bài này mình viết cũng từ lâu (năm 2021), dù đã qua nhiều lần chắp vá nhưng một chỗ mình thấy hành văn vẫn chưa bách khoa cho lắm. Nên bạn giúp được đến đâu thì cũng tốt quá rồi :) Xin cảm ơn b - BlueAvi8tor🚀07:11, ngày 8 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 4 tháng trước8 bình luận2 người đã thảo luận
Mình xem thử Em là niềm kiêu hãnh của anh thì thấy diễn xuất của Nhiệt Ba với Dương Dương tiến bộ nhiều rồi nè: biểu cảm đa dạng, diễn xuất linh hoạt hơn trước. – Băng Tỏa 00:26, ngày 9 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
Mình không thích diễn xuất của Dương Dương lắm nhưng có thiện cảm với gu chọn kịch bản của DD: mấy năm nay toàn chọn các vai nam chính sống có lý tưởng như nhà khoa học (Em là niềm kiêu hãnh của anh), lính cứu hỏa (Khói lửa nhân gian), bộ đội (Đặc chiến vinh diệu) chứ ổng mà chịu đóng tổng tài thì đảm bảo chị em xỉu lên xỉu xuống =)) Băng Tỏa 20:25, ngày 9 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Băng Tỏa Hai phim kia mình chưa xem, mới xem Khói lửa nhân gian mấy tập đầu thôi, mà coi ức chế + tụt huyết áp vãi. Tới tập 9 là không nuốt nổi nết nu9 nữa rồi. Mà VSN diễn lại kiểu k được ăn ý với DD. – Leeaan (thảo luận) 20:33, ngày 9 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
Mình cũng chỉ mới xem Em là niềm kiêu hãnh của anh thôi, 2 phim kia chưa coi. Coi vì thích hình tượng nữ chính trong phim: vui tươi hoạt bát lanh lợi thông minh mà vẫn dịu dàng thấu hiểu cảm thông, là ngôi sao mà không mắc bệnh ngôi sao (nói chung hơi lý tưởng quá =))) Nhiệt Ba diễn với DD OK lắm á, giống một cặp yêu nhau thật. Mấy cảnh game mình tua hết =)) Mình không coi nhiều phim của DD, chỉ coi Yêu em từ cái nhìn đầu tiên, Tam sinh tam thế và bộ này thì thấy DD lên trình hẳn, mắt có hồn hơn trước nhiều. – Băng Tỏa 20:55, ngày 9 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 3 tháng trước10 bình luận3 người đã thảo luận
Đọc thử mấy thảo luận kêu Nguyễn Trãi không phải là tác giả của BNĐC chưa bạn, buồn cười lắm =)) Mình đã thử gúc gồ xem quan điểm này bắt nguồn từ đâu, bài báo gốc không còn nữa nhưng có bài tường thuật và giải thích này. Tác giả của quan điểm này là một ông Tiến sĩ Văn học và Mỹ học, không phải nhà sử học, ông ấy cũng không có chứng cứ gì để chứng minh cả, chỉ là biện luận suông. Nhiều người dễ bị dắt mũi thật đấy, thấy Tiến sĩ nói cái gì cũng tưởng "đây là kết quả nghiên cứu mới, cần phải update vào bài WP" :v Cái là mình lại có thêm ví dụ cho bài en:Wikipedia:Fringe theories =)) – Băng Tỏa 18:08, ngày 14 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Băng Tỏa Đủ trình độ viết bài văn như thế thì chỉ có tầng lớp sĩ phu như Nguyễn Trãi mà thôi. Lê Lợi là người yêu cầu viết, bất quá cũng chỉ bảo: “Chú văn hay chữ tốt, viết cho anh mày như này như này, lời văn hùng hồn khí thế tí” chứ khả năng cao không có đóng góp gì nhiều. 🐧 Mình đồng ý với quan điểm rằng Nguyễn Trãi k phải là quân sư, mưu sĩ vạch định kế hoạch tác chiến trong chiến tranh, nhưng mấy cái việc viết thư chiêu hàng, viết hịch văn địch vận, tâm lý chiến thì còn ai ngoài Nguyễn Trãi nữa. Mà cái kiểu thấy ý kiến của ông tiến sĩ nào đó cũng phải mang vào Wiki cho bằng được bạn biết còn ai làm nữa k? Donald Trung và Liam Kelly 🐧🐧🐧 Mặc dù quan điểm ông Kelly nhiều khi rất là unorthodox và bị mấy ông comment trong blog bật, nhưng DT vẫn quyết mang vào cho bằng được. 🐧 – Leeaan (thảo luận) 18:23, ngày 14 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
Cái chức năng gửi thông báo cho nhiều người của WP á, nếu là ngày xưa chắc sẽ được gọi là "bố cáo" nhỉ =)) "Thẻ: Thông báo gửi rộng rãi" sẽ thành "Bố cáo thiên hạ" =)) Công cụ MassMessage sẽ tên là "Bố cáo", người viết sẽ là "người thảo văn" còn nhóm người dùng Mass message senders sẽ là gì nhỉ? Người đọc chiếu chỉ của nhà vua thì hình như lúc nào cũng là thái giám. Băng Tỏa 20:51, ngày 14 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
Mình dốt sử nên không biết viết bài =)) nhưng tạo danh sách các ấn phẩm viết về NT thì mình làm được vì siêu dễ, chỉ việc copy paste từ Google Books vào. Ai chứ NT thì không sợ thiếu sách. Nếu mình tạo bài danh sách thì liệu có thể nhờ bạn viết sa pô như en:Bibliography of works on Madonna không? :v Viết vài dòng thôi cũng được. Băng Tỏa 02:44, ngày 15 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Băng Tỏa Oki, đang sẵn tài liệu chắc mình làm chủ điểm chọn lọc thử xem? =))) Mình chắc chắn sẽ cần bạn proofread những bài sắp tới, tại mình hành văn có thể không mượt lắm + có thể đi sâu quá vào tiểu tiết. – Leeaan (thảo luận) 02:55, ngày 15 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
Hệ thống bài về NT cũng không ít đâu: Bản mẫu:Nguyễn Trãi :v Bài danh sách viết vừa nhàn vừa dễ lấy sao =)) Có thể ứng cử loại bài này trước, ngoài danh sách Ấn phẩm về NT, mình đang băn khoăn không biết liệu lập bài danh sách Sự nghiệp văn chương của NT có khả thi không. Thấy bảo nhiều tác phẩm của ông đã bị tiêu hủy sau vụ án Lệ Chi Viên. Proofread thì lúc nào mình cũng OK thôi. Mình cũng thích bút pháp bách khoa của bạn. – Băng Tỏa 03:07, ngày 15 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Băng Tỏa Hiện tại thì mình chưa có nhiều thông tin về các tác phẩm của ông, chắc trong quá trình đọc tài liệu mới biết được. Làm bài BNĐC xong sang bài Nguyễn Trãi, rồi bài Vụ án Lệ chi viên, rồi thêm một hai danh sách hoặc bài vệ tinh nữa chắc là thừa sức trở thành chủ điểm CL nhỉ? Mà chưa gì mình đã thấy văn phong bản nháp BNĐC giống một bài phân tích Ngữ văn rồi =)) --Leeaan (thảo luận) 03:17, ngày 15 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 3 tháng trước17 bình luận2 người đã thảo luận
Nhờ bạn đọc giùm mình tác giả cuốn này là ai. Thông tin bên Commons ghi không đúng. Đây không phải là bản hồi thế kỷ 19. Bài Văn học Việt Nam nói bản này do Bộ Giáo dục VNCH xuất bản năm 1967, do Chiêm Vân Thị chú đính nhưng search Google chưa ra được năm sinh năm mất của người này để xác định thời hạn bản quyền. – Băng Tỏa 00:03, ngày 17 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
Nguyễn Trãi cũng có vài tác phẩm lận á, không phải chỉ có mỗi BNĐC đâu. Truyện Kiều thì mình sợ đồ sộ quá, không kham nổi. HXH dễ hơn. Hay Lục Vân Tiên của cụ Chiểu cũng bất hủ lắm, từ bé mình đã được đọc truyện tranh về Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. Hoặc đá qua mảng truyện kể dân gian VN cũng được, cũng nhiều người đọc vì có trong SGK, lại dễ hơn các tác phẩm của cụ Du =)) – Băng Tỏa 01:52, ngày 17 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
À hồi xưa nằm hết bên Thảo luận Cổng thông tin ấy, mình vừa chuyển lịch sử qua rồi. Giờ bạn vào trang thảo luận là sẽ thấy tên các thành viên "công quốc khai thần" nhé. – Băng Tỏa 17:05, ngày 2 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
A lô VN đang có show truyền hình thực tế về hẹn hò tên là Đảo thiên đường. Không biết bạn có coi không thì bọn mình "khẩu nghiệp" chung cho vui =)))))))) Hay bạn có coi show VN nói chung không? Băng Tỏa 01:11, ngày 25 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
Coi cũng hay lắm, hiểu thêm được về đàn ông. Đặc biệt là đàn ông tham lam lăng nhăng hèn nhát tự ti ái kỷ dưới lốt một vỏ bọc đẹp đẽ: thân thiện quảng giao, social skills đỉnh, hiểu biết nhiều nên nói chuyện rất thú vị, hài hước, thích quan tâm chăm sóc mọi người, thích nấu ăn, chín chắn, điềm đạm, vững chãi, ga lăng, phong trần... Xem mà thấy hay như xem phim luôn =)) – Băng Tỏa 00:01, ngày 28 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 4 tháng trước3 bình luận2 người đã thảo luận
Trong SGK Ngữ văn 10 còn có các bài thơ "Bảo kính cảnh giới" và "Dục Thúy sơn" cũng của Nguyễn Trãi, không biết liệu có đủ nguồn để viết thành bài riêng trên Wikipedia không nhỉ? Nếu không thì thôi. – Băng Tỏa 17:52, ngày 20 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
Ặc, toàn bài về nhân vật "đầu gấu" trong lịch sử không vậy haha. BVT dễ thở mà. Với trình của bạn thì hốt sao vàng cũng dư sức. Không có nhiều thời gian thì hốt sao bạc đỡ cũng ok. Sắp tới ứng cử 2 bài Mạnh Tử và Nguyễn Trãi rồi thì thời gian đâu ứng cử bài Pháp nạn Hội Xương nữa? Giờ tính vầy, tớ sẽ giúp bạn ứng cử bài Pháp nạn với điều kiện là bạn là người thầu bài viết, ok?
@Nguyentrongphu Mình ko có thời gian đọc hết, check vội một hai thông tin thì thấy đúng. Nma bài này thấy ứng cử BVCL thì có hơi tham vọng quá. Nhiều đoạn vẫn thiếu nguồn. Còn trang BGB mà bạn ấy nhắc tới thì ngày xưa mình toàn dùng làm tài liệu ôn thi hồi cấp 3, bảo là nguồn học thuật thì không phải vì trang đấy chỉ đưa thông tin sơ lược thôi, không đi sâu phân tích các kiểu. Nếu dùng làm dẫn chứng cho mấy thông tin basic thì mình nghĩ có lẽ tạm chấp nhận được. – Leeaan (thảo luận) 06:54, ngày 26 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
Bạn Leeaan lên lịch viết bài hết trơn rồi, còn nhiều bài bạn ấy vẫn chưa viết xong. Tôi nghĩ chắc còn lâu mới rảnh. Bạn thầu vụ cờ fake thì nên làm cho trót. Từ giờ viết tới năm sau cũng ok, gấp gáp chi. Sau này, cộng đồng sẽ phong bạn làm chuyên gia chống cờ fake hoặc khắc tinh của cờ fake kaka. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 16:08, ngày 26 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
thiệt tình là mình ko có thích vụ này. tại ghét bọn cờ giả láo nên lần này ra tay "thanh lý môn hộ" để giải tỏa sự bực mình. chứ mình sẽ quay lại viết các chủ đề yêu thích khác, như hành chính, trái cây, đối tượng địa lý thú vị như rừng, v.v.v. - Nửa đời ăn nhậu (Thảo luận) 18:00, ngày 26 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
Nguyentrongphu cái bài Lịch sử quốc kỳ VN lục lọi lắm rồi đó. cũng chả kiếm thêm được gì. giờ viết nữa biết viết thế nào. mà ko đặt được chú thích thì đâu thể viết khống. vài câu ko chú thích thì ko sao, chứ nhiều quá sao được. cố gắng hết sức rồi, nên cũng có thể xem tàm tạm, coi như chờ tương lai có bậc tài hoa nào giúp phát triển - Nửa đời ăn nhậu (Thảo luận) 04:22, ngày 27 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
Nguyentrongphu mà cái vụ cờ này nó liên quan cái mà giới sử học VN gọi là đứt quãng văn hóa, rồi mất nguồn sử liệu vì nhiều lý do. tức là vốn dĩ đây là cái khó khăn của chung ngành sử rồi. giống như nhiều công trình kiến trúc VN không còn giờ người ta muốn phục dựng lại cũng khó. Hoàng thành Thăng Long chả hạn, nó trông như thế nào thật sự ai mà biết. cho nên khi nói đến cờ giả nếu mà có đủ tài liệu sử thì làm gì có chuyện cờ giả. cái bọn cờ giả nó huyễn hoặc bấy lâu nay là do chúng nó nắm bắt được cái khiếm khuyết hụt hẫng lịch sử. bây giờ cố gắng viết để chứng minh sẽ khó trên 2 phương diện: CỜ THẬT - thì thiếu cơ sở để viết; CỜ GIẢ - thì lại phải chứng minh cái ko có thật, nghĩa là lục lọi gần như "không có gì" để chứng minh cái không có. thì làm sao có, làm sao muốn có hay muốn có nhiều hơn. nên bạn cũng phải thông cảm chứ. chứ đâu phải tui làm biếng - Nửa đời ăn nhậu (Thảo luận) 04:29, ngày 27 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
Thành viên:TUIBAJAVE Cờ nào không có nguồn hàn lâm thì là cờ giả. Cờ thật thì phải có nguồn hàn lâm nhắc tới. Bạn không tiếp cận được nhiều tài liệu hiếm thì đành chịu vậy. Như tôi đã nói thì việc chống cờ fake là trách nhiệm của chính quyền VN. Họ cứ nhắm mắt là ngơ thì lịch sử bị bóp méo thì ráng mà chịu. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:35, ngày 27 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
mình có ghi chú là công việc Trá kỳ phản kích chiến dựa trên làm việc bằng laptop. nghĩa là vẫn còn có thể tiếp cận vấn đề bằng cách khác, chẳng hạn sách vở bên ngoài. mà mình làm gì có điều kiện và thời gian. mình ở dưới quê mà. giá mà có thành viên Wiki nào ở thành phố, có thể đọc sách, đi thư viện, hoặc hỏi giáo viên các trường đại học thì có thể mở ra hướng đi khác. cho nên những gì mình làm nó có khuôn khổ hạn chế - Nửa đời ăn nhậu (Thảo luận) 04:39, ngày 27 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 3 tháng trước1 bình luận1 người đã thảo luận
Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Bình Ngô đại cáo mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể. Nội dung: Bạn có biết...
Chúc mừng bạn với bài viết thứ 2 trong năm được lên mục Bạn có biết, với dung lượng 57 nghìn byte. Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!
Bình luận mới nhất: 3 tháng trước1 bình luận1 người đã thảo luận
Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Mạnh Mẫu mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể. Nội dung: Bạn có biết...
Chúc mừng bạn với bài viết thứ 3 trong năm được lên mục Bạn có biết, với dung lượng 6 nghìn byte. Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!
@TUIBAJAVE Là chữ triện đó, chính xác là tiểu triện (small seal script), mình hay gọi là chữ giun dế, dùng thời Xuân Thu Chiến Quốc, sang thời Hán bắt đầu bỏ rồi. Đến thời Đường chắc chả ai xài nữa, ngoại trừ mấy ông hoài cổ. Mà ở cái xứ mà 300 năm thuộc Đường chỉ sản sinh được có mấy vị tiến sĩ thì mình nghĩ chẳng ai dùng chữ này đâu. – Leeaan (thảo luận) 16:04, ngày 5 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 2 tháng trước2 bình luận2 người đã thảo luận
Ngôi sao Chủ bút
Xin chào 'sử gia' Leeaan! ^^ Mình rất đỗi ấn tượng với bài Khởi nghĩa Lam Sơn mà bạn đã viết, quá kỳ công và tỉ mỉ luôn. Chắc chắn đây là bài sử Việt ấn tượng nhất mà mình thấy được từ trước đến nay (tính từ lúc mình vào vi-wiki đến giờ, cũng ngót gần 10 năm).
Nhân tiện, mình được biết bạn có tham khảo lớn từ các nguồn tài liệu của thư viện để viết bài "Khởi nghĩa Lam Sơn". Trước đây, mình có viết bài Lương Thế Vinh được tổng hợp từ tất cả những nguồn uy tín trên mạng mà mình kiếm được. Song mình được góp ý là bài vẫn còn thiếu nhiều nguồn tài liệu chuyên ngành sử quá, nhưng mà mình chưa bố trí được thời gian và điều kiện để đi thư viện. Tiện lúc bạn đang có tài khoản thư viện ĐHQG, nhờ bạn giúp mình xem có tài liệu nào về LTV cần để bổ sung thêm vào bài không? (Nếu bạn có thể đưa luôn những thông tin trích được vào bài thì tốt quá, mình biết ơn bạn lắm luôn! ^^) Jimmy Blues♪11:01, ngày 26 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 2 tháng trước1 bình luận1 người đã thảo luận
Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Bình Ngô đại cáo (tranh) mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể. Nội dung: Bạn có biết...
...Bình Ngô đại cáo của họa sĩ Nguyễn Văn Minh là bức tranh có kích thước lớn nhất của nghệ thuật sơn mài Việt Nam?
Chúc mừng bạn với bài viết thứ 4 trong năm được lên mục Bạn có biết, với dung lượng 10 nghìn byte. Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!
Bình luận mới nhất: 2 tháng trước2 bình luận2 người đã thảo luận
Khi nào có thời gian, nhờ bạn viết phần mở đầu cho bài này. Xin phép nhờ cả bạn Hongkytran nữa.
Một số ý tưởng viết bài là: Nguyễn Trãi cũng như các tác phẩm của NT là đối tượng nghiên cứu của nhiều học giả và là đề tài để xuất bản sách. Đã có trên dưới ... công trình nghiên cứu và khoảng... đầu sách viết về NT. Tác phẩm được đem ra phân tích nhiều nhất là... X là tựa sách về NT được tái bản nhiều lần nhất. Dĩ nhiên tất cả mọi thứ đều phải có nguồn. – Băng Tỏa 20:59, ngày 14 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 2 tháng trước1 bình luận1 người đã thảo luận
"Khởi nghĩa Lam Sơn" mà bạn đã tạo ra hoặc mở rộng đáng kể đã được cộng đồng bình chọn là bài viết chọn lọc, là một trong những bài có chất lượng tốt và tiêu biểu của Wikipedia tiếng Việt. Hãy cùng tham gia phát triển các bài viết cũng như đề cử và thảo luận chúng. Wikipedia là dành cho tất cả mọi người!
Chào bạn! Cộng đồng Wikipedia tiếng Việt hiện đang cần sự góp ý của bạn trong một cuộc thảo luận tìm đồng thuận về vấn đề soạn thảo bài viết. Cụ thể xin xem tại:
Nếu quan tâm và có thời gian, mong bạn xem xét và cho ý kiến về các vấn đề trên. Những ý kiến của bạn sẽ giúp Wikipedia tiếng Việt hoạt động hiệu quả hơn. Thân ái.
Oh, đã hiểu. Trong tương lai, mình đặt hàng bạn viết bài Khổng Tử có được không? Nếu bài Khổng Tử trở thành BVCL, tớ bảo đảm nó sẽ là ứng cử viên nặng ký cho danh hiệu BVCN 2025 (tổ chức ngày 1 tháng 1 năm 2026). Thú thật thì tớ muốn tìm hiểu thêm về ông Khổng Tử vì từ nhỏ đã được giáo dục theo hệ thống tư tưởng của ông. Tuy nhiên, chất lượng bài hiện tại thì rất tệ. Đọc sách về ổng thì quá dài (không có time do phải đi cày kiếm tiền) và đôi khi đọc cũng thấy hơi khó hiểu. Mấy sách chuyên sâu về triết học thì phải học sâu mới hiểu hết được (ví dụ, tốn 4 năm đại học). Nếu bạn nâng cấp bài đó, tớ chắc chắn sẽ đọc hết. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 16:51, ngày 31 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Nguyentrongphu Mỗi cái có cái khó riêng. Nguồn Khởi nghĩa Lam Sơn rất khó kiếm, còn nguồn về Khổng Tử thì phong phú hơn, đặc biệt là nguồn hàn lâm tiếng Anh, kiếm sơ sơ vài phút cũng được 100 cuốn hơn. Tuy nhiên Khổng Tử là một bài thuộc phạm trù triết học nên khâu biên soạn sẽ khó hơn. – Leeaan (thảo luận) 02:19, ngày 2 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
Có vẻ như bạn sẽ lại là Quán quân lần thứ 3, ghê thật! Năm nào có bạn tham gia thì độ khó của cuộc thi tự nhiên tăng gấp 10 lần kaka. Hy vọng bạn sẽ tiếp tục viết nhiều bài VIP số một để ứng cử cho mấy cuộc thi BVCN trong mấy năm tới. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:21, ngày 1 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
@Nguyentrongphu Trong danh sách đề cử có một số bài mình không ưng lắm, do mình không thích bài viết quá chi tiết, tràng giang đại hải, hoặc do bài đó có văn phong dịch không hay lắm (tất nhiên là chúng vẫn hay hơn những bài ngày xưa mình dịch). Tuy nhiên mình thấy vẫn có nhiều bài xuất sắc. Mình còn 1 phiếu nhưng còn phân vân giữa hai bài khác nhau. Chắc để lúc rảnh rỗi đọc lại một lượt rồi sẽ cho ý kiến sau. – Leeaan (thảo luận) 00:17, ngày 4 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ Leeaan với tôi khó tính ở khâu văn phong tương đương nhau. Ví dụ, bài Triết học với tôi vẫn còn những câu tối nghĩa, hành văn chưa hay trong tiếng Việt. – Băng Tỏa 20:34, ngày 5 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
@Nguyentrongphu Thực ra nếu tự viết nhiều, trình viết sẽ tăng lên và điều này cũng có thể ứng dụng vào bài dịch. Mình ngày xưa dịch rất củ chuối, nếu bạn tra lại mấy bài Schutzstaffel, Adolf Hitler, Ly tao bạn sẽ thấy mình dịch không hay như Đạo (triết học) hay Hoài Nam tử. Nói chung, muốn dịch hay, trước hết bản thân phải hành văn hay cái đã. Và khuyến cáo chỉ nên viết những bài thuộc chủ đề mình quan tâm, ví dụ mình có thể cân các bài triết học, lịch sử, nghệ thuật, nhưng nếu bạn bảo mình viết bài vật lý, toán học, thì có cho tiền mình cũng không viết nổi. – Leeaan (thảo luận) 09:08, ngày 7 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
@Nguyentrongphu Trong ngành xuất bản, sau khi các dịch giả dịch xong luôn cần có người hiệu đính, viết lại các câu văn cho tự nhiên và rõ nghĩa hơn. Ở WPTV thì rất ít người thích làm công việc này. Phải chi có cơ chế gì đó để thúc đẩy vì công việc này cũng quan trọng k kém gì công việc dịch thuật nhưng vì đây là dự án tự nguyện nên khó. Hồi xưa có Wikipedia:Hội biên tập viên nhưng đã chết yểu. – Băng Tỏa 13:07, ngày 10 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
Thảo luận Thành viên:Mintu Martin#Wikipedia:Bài viết của năm Bạn nghĩ sao về xu hướng này? Bạn là trùm của các bài "tự viết" trên Wikipedia. Cuộc thi nào có bạn tham gia thì độ khó tăng mạnh. Ví dụ, cuộc thi logo Tết bạn tham gia thì 100% không ai có cửa thắng. Bạn không tham gia 2 năm rồi. Hy vọng năm nay sẽ được bầu cho logo Tết do bạn thiết kế.
Nhiều bài hay và đa dạng mảng. Tình hình hiện tại có 3 bài đang cạnh tranh. Tôi nghĩ bài của Baoothersks (chủ thể bài thân quen nhất thường chiếm ưu thế). Các bài triết học năm nay ít cơ hội. Một phiếu cũng có thể làm lệch kết quả, tôi thấy năm nay thú vị, chờ xem thử. phongđăng(thảo luận)13:41, ngày 7 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
Rõ ràng là cuộc thi năm nay mức độ cạnh tranh là khốc liệt hơn hẳn cuộc thi BVCN năm ngoái. Cuộc thi chưa đi được nửa chặng đường nên chuyện gì cũng có thể xảy ra. Lạng quạng có bài "ngựa ô" lại lọt top 3 vào nửa chặng sau. Chủ thể bài thân quen không phải lúc nào cũng thắng, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng bài và văn phong cuốn hút hay không. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:09, ngày 7 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
Nguyentrongphu Ừm, "đường dài mới biết ngựa hay". Mấy bài 3 lá phiếu coi vậy vài bữa không chừng vươn lên vô top 3 kaka. Chủ thể bài thân quen cũng là một lợi thế, lọt top thì đa phần các bài đều có chất lượng đặc biệt hẳn, dày công tác giả. Đọc cuốn hút hay không tùy thuộc mỗi người, cái này thuộc cảm quan, giống trong tâm lý học người nói phát biểu hay cỡ nào nhưng còn phụ thuộc người nghe, diễn giả hay nhất thế giới đứng trước mặt luật sư cả ngày nói về bài toán hay nhất nhân loại thì ai mà nghe. phongđăng(thảo luận)04:28, ngày 8 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
User:P. ĐĂNG Quán quân năm ngoái không thuộc chủ đề thân quen (án lệ Việt Nam) nên tôi thấy cũng hên xui. Bạn nói chuyện triết lý dữ kaka. Mấy giải thưởng như Oscar, Grammy này nọ thì cũng toàn cảm quan thôi, nhưng phim hay bài hát gì được nhiều giám khảo bầu cho nhất thì nó thắng. Nói chung ngoài đời hay Wikipedia gì cũng vậy thôi, cảm quan của số đông sẽ là quyết định cuối cùng. À mà, bạn nên thử viết 1 bài "bom tấn" để cạnh tranh cho giải BVCN 2025 đi kaka. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:58, ngày 8 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
Nghệ thuật đôi khi không chỉ ngắm vật đẹp mà còn ở phong cách riêng nữa. Ví dụ, Mona Lisa của Leonardo da Vinci, nét đẹp không phải rực rỡ như tranh Van Gogh, nhưng điều khiến nó đặc biệt là sự tinh tế trong ghép nối chi tiết; trạng thái huyền ảo; hồn của nhân vật. Nên đôi khi, tác phẩm đẹp chỉ cần phản ánh đơn giản với tông màu đơn giản, khiến người ta cảm nhận được điều gì đó (như cảm giác hăng hái, bình yên, suy ngẫm). Mỗi người khác nhau cảm nhận khác nhau. Nếu tham gia, biết đâu, 2025 logo của bạn tiếp tục đoạt giải. Nghệ thuật có nhiều chuyện kì lạ (ví dụ những bức tranh đơn giản có giá triệu đô Mỹ). phongđăng(thảo luận)13:29, ngày 7 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
Tham gia đi bạn ơi. Bí ý tưởng thì cứ hỏi mấy bạn Baoo, BT hay P. Đăng gì đó bày ý tưởng cho mà vẽ, không khó. Quan trọng là bạn có hoa tay nên vẽ logo rất là đẹp. Tôi luôn luôn đánh giá cao bài và logo mà bạn viết. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:47, ngày 8 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
Tôi đang "dụ" Leeaan không tham gia thi logo Tết năm nay để các bạn khác trổ tài. Mong là sẽ xuất hiện tài năng mới. Dĩ nhiên nếu Leeaan hứng lên vẽ thì không ai cản nổi. – Băng Tỏa 13:12, ngày 7 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 1 tháng trước13 bình luận3 người đã thảo luận
Tớ đọc bài này xong cuối cùng vẫn không hiểu chuyện gì đã xảy ra. Vua Lê Thái Tông cuối cùng tại sao bị chết? Bị bệnh xong chết? Vậy thì sao trùng hợp vậy? Vụ án này là một trong những vụ án nổi tiếng nhất lịch sử VN, nhưng chất lượng bài thì pótay.com. Đọc xong thấy rối não, hic. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:24, ngày 9 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
@Nguyentrongphu Cái vụ Nguyễn Thị Anh mượn dao giết người, đầu độc Thái Tông để bảo vệ ngôi vị cho Lê Bang Cơ + che dấu thân phận Bang Cơ là con của người khác đơn thuần chỉ là thuyết âm mưu. Thuyết này dựa trên kiểu suy diễn "kẻ được lợi nhất là thủ phạm" (Cui bono?), chứ không có bằng chứng cụ thể nào cả. Thuyết này tương tự một số học giả (thiểu số) cho rằng kẻ chủ mưu đứng sau vụ đốt tòa Reichstag năm 1933 là Hitler, vì Hitler và đảng Quốc Xã là người hưởng lợi nhất sau vụ này, nhưng bằng chứng chứng minh thì không rõ ràng. Tuy nhiên, theo ý kiến chủ quan của mình, với việc Lê Thái Tông chết lúc 18 tuổi mà đã có 9 đứa con thì rõ ràng vấn đề là nằm ở Thái Tông chứ không phải bà Anh như nhiều người suy diễn. – Leeaan (thảo luận) 16:53, ngày 15 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
P/S: Sách sử Việt Nam hiện đại thường có khuynh hướng ủng hộ Nguyễn Trãi, nên mới xuất hiện cái kiểu "chủ nghĩa xét lại" ntn. Bàn về Nguyễn Trãi thì hơi dài dòng, nhưng tóm lại, Nguyễn Trãi trong sử hiện đại được buff quá đà so với vai trò thực tế được sử cũ ghi chép, có thể so sánh với việc La Quán Trung dìm Lưu Bị và buff Gia Cát Lượng ấy. Tóm lại, Nguyễn Trãi trong vụ này, chết không hẳn là oan đâu (mặc dù tru di 3 tộc thì hơi mạnh tay) – Leeaan (thảo luận) 17:11, ngày 15 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
@Nguyentrongphu Nói thế mới hấp dẫn =)) Ta có 3 nhân vật chính, Thái Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ. Thị Lộ là vợ Nguyễn Trãi. Trãi lúc đấy đã ngoài 60, còn Thị Lộ sử tuy không ghi rõ tuổi, nhưng cũng phải U-40, U-50 là ít nhất. Lộ tuy đã lớn tuổi nhưng vẫn xinh đẹp và giỏi giang, nên Thái Tông mê lắm, yêu cầu bà ta nhập cung hầu hạ mình. Sử xác nhận là Lộ theo hầu vua bất kể ngày đêm. Hai người có mối quan hệ trên mức bình thường và vua gặp Lộ thì thường hay cợt nhả, tán tỉnh. Theo thời gian, Thị Lộ dường như đã nắm được phần nào ảnh hưởng đối với vua, kiểu nói gì nghe nấy. Bằng chứng là việc Lộ được cho là đã xúi vua ban hành các mệnh lệnh theo ý mình. Đoạn tiếp theo thì ai cũng biết rồi: Thái Tông vi hành, ghé qua nhà Nguyễn Trãi chơi, "thức suốt đêm với Thị Lộ" rồi chết.
Toàn thư ghi rằng: "nhân giai ngôn Nguyễn Thị Lộ thí đế", nghĩa là "Mọi người đều nói Nguyễn Thị Lộ giết vua". Ở đây ta thấy có vấn đề, đó là có ai ngu đến nỗi giết vua ngay trong nhà mình để rước họa vào thân đâu? Như vậy ta có thể khẳng định Nguyễn Thị Lộ và Nguyễn Trãi không có động cơ giết vua. Câu "Nguyễn Thị Lộ giết vua" theo mình hiểu là Thái Tông chết lúc đang mây mưa với Lộ thôi. Như mình đã nói ở trên, Thái Tông chết lúc 18 tuổi mà đã có 9 đứa con, nên việc mất sớm cũng dễ hiểu thôi, sống hoạn lạc, ăn chơi quá.
Vậy tại sao mình khẳng định Nguyễn Trãi không có động cơ giết vua nhưng lại bảo ông ta chết cũng không oan cho lắm? Đó là vì Trãi rõ ràng muốn sử dụng Thị Lộ để đạt được mục tiêu chính trị. Trãi biết rõ vua thích Thị Lộ – một chuyện trái với luân thường đạo lý – nhưng tại sao không can ngăn mà lại chấp thuận để vợ mình vào cung hầu hạ vua suốt thế? Thái Tông là vua giỏi, khi mới 13 tuổi đã một tay diệt quyền thần (Lê Sát) thì chứng tỏ tư chất rất tốt, nếu được khuyên can, chắc chắn sẽ nghe theo. Nguyễn Trãi rõ ràng muốn sử dụng chiêu bài tương tự Xuân Thân quân nước Sở thời Chiến Quốc bên Tàu, đó là cho vợ mình tiếp cận vua để nhằm mục tiêu lấy được quyền lực mềm trong triều và đã đạt được thành công nhất định (đã viết ở trên).
Tóm tắt lại thì ta có diễn biến vụ việc như sau: Nguyễn Trãi biết vua thích vợ mình là Nguyễn Thị Lộ nên cho vợ mình nhập cung nhằm mưu đồ lợi ích riêng. Tuy nhiên, người tính không bằng trời tính, không may vua quan hệ nhiều quá, kiệt sức mà chết ngay trong nhà Trãi. Nói chung, 3 người này không ai chết oan cả: Thái Tông thì mới có tí tuổi mà đã quá hoang dâm; Nguyễn Trãi + Nguyễn Thị Lộ thì vì mưu đồ chính trị và sẵn sàng làm chuyện trái luân thường đạo lý.
(Ngoài ra còn có thuyết "Nguyễn Thị Anh giết vua" được các sử gia hiện đại ủng hộ. Nguyễn Thị Anh là phi tần của Thái Tông. Theo thuyết này thì bà giết vua nhằm bảo vệ bí mật về xuất thân của Lê Bang Cơ (Lê Nhân Tông), nhưng mình thấy hơi xàm do thiếu căn cứ chặt chẽ. Với lại sử cũ không hề ghi nhận bất kỳ manh mối nào cho thấy bà có khả năng và động cơ thực hiện vụ này) – Leeaan (thảo luận) 00:05, ngày 16 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
Ặc, hack não vậy... Nói chung là Vua Thái Tông chết do hú hí nguyên đêm nên kiệt sức mà chết? Pótay.com. Sử sách sao không dám nói thẳng vậy? Sử châu Âu có gì đồi trụy là họ ghi hết. Ví dụ, có mấy ông giáo hoàng từng dính vô mấy vụ orgy.
Nếu những gì bạn nói về Nguyễn Trãi là thật thì vụ này giống vụ Lã Bất Vi cử thiếp của mình (Triệu Cơ) cho Tần Trang Tương vương với mưu đồ trục lợi và thâu tóm quyền lực. Tư Mã Thiên hình như có ghi rằng Tần Thủy Hoàng thực ra là con hoang của Lã Bất Vi.
Còn về Nguyễn Trãi thì giết 3 tộc thì rõ ràng là quá mạnh tay và tàn nhẫn. Nhiều người vô tội bị giết oan. Bạn nói Nguyễn Trãi có mưu đồ thâu tóm quyền lực thì tớ vẫn chưa tin lắm, trừ phi có nguồn mạnh tuyên bố về điều này. Chứ giờ chỉ trích suông suông thì ai chả nói được? Chưa kể, trách Nguyễn Trãi về vụ bà Lộ quan hệ với Thái Tông thì cũng không hẳn là đúng. Vua đã ra lệnh thì sao Nguyễn Trãi dám cãi lệnh Vua được? Cãi lệnh là bay đầu nhé. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 23:57, ngày 16 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
@Nguyentrongphu Vụ tranh giành quyền lực vẫn là ý kiến chủ quan của mình thôi. Nguyên nhân cái chết của Thái Tông đã khá rõ ràng: qua đời vì thượng mã phong. Theo lý giải y học hiện đại mà mình google được thì đây là tình trạng xảy ra khi hưng phấn quá mức dẫn đến vỡ phình mạch dị dạng trong não – nguyên nhân gây xuất huyết não hàng đầu ở người trẻ. Sử sách mang tư tưởng nho giáo thì sao giám viết thẳng, nên chỉ dám nói là vua thức xuyên đêm với Lộ thôi. Đây là cách nói giảm nói tránh của sử quan, chứ chẳng lẽ nói toạc ra sếp hú hí với vợ nhân viên rồi bị thượng mã phong chết? Haha
Có một điều thú vị là Nguyễn Trãi bị tru di nhưng không ai nói đỡ cho cả. Nguyễn Trãi không có nhiều người ủng hộ, mà thường gây mâu thuẫn với người khác, đôi khi vì những chuyện không đáng. Nhân sinh quan của ông dường như mang tư tưởng "Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn", chỉ có bản thân mình là thanh cao, còn lại ai cũng thối nát, thể hiện qua các tác phẩm thơ. Do cái tôi quá lớn nên có lẽ vì thế ông ít bạn bè hay đồng minh thực sự, thành thử lúc bị khép tội chẳng những không ai cứu mà có kẻ còn nhân đó để triệt hạ hoàn toàn nhà Trãi. – Leeaan (thảo luận) 00:18, ngày 17 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
Nên viết thẳng, viết úp mở như vậy quả thật là người bình thường đọc vô chưa chắc hiểu. Ví dụ, nhờ bạn nói thì tớ mới biết Vua Thái Tông chết do thượng mã phong. Thức nguyên đêm với Thị Lộ rồi chết có thể hiểu theo nhiều nghĩa. Một là bị Lộ ám sát hay đầu độc, còn hai là bạo bệnh mà đột ngột qua đời. Sử châu Âu người ta viết rõ ràng hơn sử châu Á mình. Sử châu Á mình cứ thích nói úp nói mở nên đôi khi đọc chả hiểu chuyện gì đã xảy ra.
Rõ ràng là Thái Tông chết do hú hí nguyên đêm. Quan lại triều đình bộ ngu hay sao mà không biết? Nguyễn Trãi là quan thanh liêm nên bạn ít thù nhiều là lẽ đương nhiên. Nhiều quan lại đã lợi dụng cơ hội này để loại bỏ cái gai trong mắt. Rõ ràng là biết Trãi không có tội mà vẫn xử tru di tam tộc... Đúng là lũ quan lại tham ô và thất nhân thất đức! SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:39, ngày 17 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 1 tháng trước5 bình luận3 người đã thảo luận
nothumb
Đồ ăn cho bạn
Rảnh thì lo viết bài đi. Bài Josef Mengele khi nào rảnh mình sẽ nhuận sắc cho, đằng nào cũng phải ứng cử trong năm 2025 để dự án Đức có thêm bài được gắn sao. Nhưng mấy bài thiên văn học với triết học của bạn thì mình chịu chết =)) Băng Tỏa 18:19, ngày 14 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 28 ngày trước2 bình luận2 người đã thảo luận
Trong caption "13th-century French historiated initial with the three classes of medieval society: those who prayed (the clergy), those who fought (the knights), and those who worked (the peasantry)" của file ảnh này ở đề mục Post-classical history thuộc khuôn khổ bài viết nói trên có một thuật ngữ khá lạ là "historiated initial" (mình search qua và tạm dịch là chữ cái hoa đầu sách có tranh minh họa mà thấy ngố ngố kiểu gì) 😥😥 Với vốn hiểu biết phong phú về lịch sử và nghệ thuật thì mong bạn có thể đưa ra cách dịch hợp lý nhất cho trường hợp ấy ạ 😊 Hongkytran (thảo luận) 05:13, ngày 25 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
@Hongkytran Tôi không biết gì về chủ đề ấy, nhưng nếu bạn muốn đơn giản hơn thì có thể rút ngắn thành "Chữ cái đầu được minh họa" cho gọn (?) Nhiều thuật ngữ tiếng Tây không có từ tương đương trực tiếp trong tiếng Việt, đặc biệt là những thuật ngữ liên quan đến các chủ đề ntn hoặc mấy cái khái niệm đặc trưng văn hóa mà Việt Nam không có. Cho nên không dễ để chuyển ngữ sao cho hay mà vẫn giữ nguyên được ý nghĩa. Xài từ Hán Việt cũng có thể là cách tốt nếu muốn hay hơn nhưng tôi không phải Lý Lan nên cũng không dám chắc là có ổn không =)) – Leeaan (thảo luận) 14:46, ngày 25 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
Chúc mừng bài của bạn đã giành được giải Quán quân 🎉
1 giây quảng cáo: có thể bạn chưa biết, Leeaan đã sử dụng dịch vụ mua giải của Công ty Dịch vụ Cơ cấu và Mua giải Băng Keo Dính Chuột do Băng Tỏa thành lập. Với phương châm "Dán tên bạn vào giải chắc như keo dính chuột", chúng tôi cam kết:
✅ Mua được giải ở tất cả các cuộc thi trên WPTV
✅ Bí mật tuyệt đối
✅ Khả năng đậu giải cao nhờ ăn chia đồng đều với các bảo trì viên
Chân thành tha thiết gửi lời cảm ơn đến Nguyentrongphu vì đã hợp tác và tạo điều kiện để giúp bên mình mua giải thành công. Anti-fan đừng quên chụp màn hình lại và mua bài chạy truyền thông giùm mình nhé. Yêu các bạn nhất! 😘 Băng Tỏa 16:45, ngày 13 tháng 2 năm 2025 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 18 ngày trước2 bình luận2 người đã thảo luận
Xin chào Leeaan! Chúc mừng bạn đã xuất hiện trên mục "Thành viên nổi bật" tháng 2 năm 2025 trên Thời báo Wikipedia! Rất mong bạn sẽ tiếp tục cố gắng và cống hiến cho Wikipedia. Chúc bạn luôn vui vẻ khi hoạt động sửa đổi cho trang bách khoa toàn thư này!
Bình luận mới nhất: 18 ngày trước2 bình luận2 người đã thảo luận
Thưa thầy,
Nhân duyên đưa con đến đây, mong thầy mở quẻ giúp con để con biết đường tiến thoái theo lẽ Dịch. Trời đất tuần hoàn, vạn vật luân chuyển, con cũng mong được soi sáng để thuận theo thời vận. Thông tin cá nhân của con thì thầy biết hết rồi. Xin phép khai với thầy code voucher NOIDIEULAMCHO (tức "nói điêu lầm chỗ") ạ. Chuyển khoản thì con chưa, không biết Đạo quán có nhận thanh toán bằng tình không, ý con là tình cảm trong sáng, thầy thích gì con chiều nấy.
@Băng Tỏa Thầy đang độ kiếp, vài hôm nữa thầy sẽ bói cả năm cho con. Đại khái thì quẻ Địa Trạch Lâm kết hợp với Địa Sơn Khiêm thầy bấm hôm trước thì đầu tuần con sẽ gặp thử thách, nhưng chỉ cần khiêm tốn là sẽ vượt qua. Giữa tuần thì có cơ hội lớn, sẽ được quý nhân tin tưởng hoặc trao trọng trách lớn. Cuối tuần thì chớ nên hành động hấp tấp, nếu không sẽ gặp rắc rối. – Leeaan (thảo luận) 15:40, ngày 4 tháng 2 năm 2025 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 13 ngày trước1 bình luận1 người đã thảo luận
Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Kinh Dịch mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể. Nội dung: Bạn có biết...
Chúc mừng bạn với bài viết thứ 1 trong năm được lên mục Bạn có biết, với dung lượng 83 nghìn byte. Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!
Bình luận mới nhất: 8 ngày trước2 bình luận2 người đã thảo luận
nothumb
Thời tiết Hamburg hôm ấy mưa lạnh, gió táp vào từng góc phố hun hút, bầu trời như được phủ bởi một tấm màn xám dày đặc. Ra khỏi nhà hàng, Băng Tỏa và Lệ Xuân cùng rảo bước dưới chiếc dù nhỏ vừa đủ che cho hai người. Sau một ngày ở bên nhau, khoảng cách giữa hai đứa dường như đã thu nhỏ lại từ lúc nào, giờ chỉ còn là một khoảng hơi ấm len qua lớp áo khoác mỏng. Cuối buổi, Băng Tỏa chợt nhận ra rằng hạnh phúc đôi khi đơn giản lắm: cho dù mình có hài nhạt đến mấy, thì vẫn sẽ có Lệ Xuân cười hưởng ứng. Và khoảnh khắc ấy, dưới mái dù nhỏ, cả thế giới bỗng trở nên ấm áp hơn bao giờ hết. Băng Tỏa 17:40, ngày 14 tháng 2 năm 2025 (UTC)Trả lời
Mẫu đơn lấp lánh ngọc sương,
Qua đình, Băng Tỏa ngắt nhành hoa xuân.
Mỉm cười khẽ hỏi Lệ Xuân,
Hoa và mặt thiếp, cái nào xinh hơn?
Lệ Xuân đáng ghét quá đi,
Cớ sao lại nói hoa là đẹp hơn.
Trách rồi, nũng nịu giận hờn,
Đem hoa vò nát đánh chàng mấy hoa.