Đây là một trang tài liệu về chính sách Wikipedia với xem xét quy phạm pháp luật. |
Tóm tắt trang này: Nếu bạn đăng lời đe dọa nhờ pháp luật can thiệp lên Wikipedia, bạn có thể sẽ bị cấm tài khoản vô hạn. Một phản hồi lịch sự về vấn đề pháp lý, chẳng hạn như có thông tin phỉ báng hoặc vi phạm bản quyền, không phải là lời đe dọa và sẽ được thụ lý nhanh chóng. |
Chính sách pháp lý |
---|
Đừng đe dọa can thiệp pháp lý trên Wikipedia. Người dùng nào làm như vậy thường sẽ bị cấm sửa đổi trong lúc lời đe dọa đó đang gây chú ý. Những ai phát hiện có người đe dọa nhờ pháp luật can thiệp tại Wikipedia vui lòng báo cáo lại trong trang Tin nhắn cho bảo quản viên hoặc bất kỳ cách khác có thể liên lạc với một bảo quản viên.
Thay vì đe dọa kiện cáo ra pháp luật, bạn nên cố gắng giải quyết tranh cãi thông qua quy trình giải quyết mâu thuẫn. Nếu vấn đề của bạn liên quan đến chính trang web Wikipedia, bạn nên liên hệ với Wikimedia Foundation.
Những người dùng có liên can đến một vụ tranh chấp pháp lý và kiện cáo lẫn nhau, cho dù đó là kết quả của một sự cố ở Wikipedia hay ở nơi khác, sẽ không có lý do để bị cấm tài khoản, miễn là họ không đăng lời đe dọa can thiệp pháp lý trên Wikipedia. Biên tập viên có dính líu đến một vụ tranh chấp pháp lý không nên chỉnh sửa bài viết về các bên tranh chấp, dễ dẫn đến xung đột lợi ích.
Lời khiếu nại lịch sự trong trường hợp có vi phạm bản quyền không phải là sự đe dọa can thiệp pháp lý. Nếu bạn là chủ sở hữu của các tài liệu có bản quyền đã bị thêm vào Wikipedia mà chưa có sự đồng ý, chúng tôi rất hoan nghênh một lời tuyên bố rõ ràng của bạn về việc nó có được cấp phép để sử dụng tại đây hay không. Bạn có thể liên lạc với nhóm phản hồi thông tin hoặc cơ quan đã được chỉ định của Wikimedia Foundation, hoặc làm theo quy trình tại Wikipedia:Có vấn đề bản quyền.
Một cuộc thảo luận về có hay không nội dung bôi nhọ không phải là sự đe dọa can thiệp pháp lý. Chính sách của Wikipedia về vấn đề bôi nhọ là xóa những thông tin có tính bôi nhọ càng sớm càng tốt một khi chúng đã được xác định. Nếu bạn tin rằng mình là đối tượng của một tuyên bố bôi nhọ trên Wikipedia, xin vui lòng liên hệ với nhóm phản hồi thông tin qua địa chỉ info-viwikimedia.org.
Yêu cầu các biên tập viên được trả thù lao nhận thức những điều kiện trong Điều khoản Sử dụng của Wikimedia Foundation một cách lịch sự, hoặc dùng pháp luật chống lại quảng cáo ẩn danh, không phải là sự đe dọa can thiệp pháp lý.
Điều quan trọng là biết kiềm chế không đưa ra những bình luận có thể khiến người khác suy diễn rằng đó là lời đe dọa can thiệp pháp lý. Ví dụ: nếu bạn liên tiếp khẳng định rằng ý kiến của biên tập viên khác là "phỉ báng" hoặc "bôi nhọ", biên tập viên đó có thể nghĩ rằng đang có người dọa kiện họ ra tòa, ngay cả khi đó không phải là ý định thật sự của bạn. Để tránh hiểu lầm, hãy sử dụng từ ngữ trung tính hơn, chẳng hạn như "tuyên bố đó về tôi là vu khống và xúc phạm, nên tôi yêu cầu bạn rút lại lời nói." Thay vì ngay lập tức cấm người dùng đăng những lời đe dọa rõ rệt, các bảo quản viên trước hết nên tìm cách làm rõ ý định của người dùng đó.
Mặc dù bạn có thể kiện ai đó ra tòa án tư pháp, Wikipedia không phải là nơi tranh chấp kiện tụng. Đe dọa kiện tụng trên Wikipedia là một cách hành xử thiếu văn minh và có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng:
Cố gắng giải quyết tranh chấp bằng quy trình giải quyết mâu thuẫn cuối cùng sẽ tìm được giải pháp mà không cần nhờ đến pháp luật. Nếu đã làm theo quy trình giải quyết mâu thuẫn mà vẫn không gỡ bỏ được khúc mắc của bạn, và sau đó bạn chọn cách tiến hành các hoạt động pháp lý, thì bạn phải luôn làm việc đó với tâm niệm rằng bạn thực hiện tất cả các bước để giải quyết tình hình một cách thân thiện.
Cộng đồng Wikipedia có một nguyên tắc chung luôn vững bền theo thời gian đó là (gần như) bất kỳ lỗi lầm nào cũng có thể được bỏ qua. Do đó, những tuyên bố đưa ra trong lúc giận dữ hay hiểu lầm sẽ không bị kết tội mãi mãi nếu chúng được rút lại một cách chân thành.
Nhằm giảm thiểu tổn hại lên dự án, chính sách này tước quyền sửa đổi của các biên tập viên đã tạo ra mối đe dọa pháp lý trên Wikipedia. Biên tập viên không bị cấm chỉ vì "đó là mối đe dọa pháp lý", mà việc cấm còn là để:
Nếu xung đột đã được giải quyết (hoặc đã có đồng thuận để kiểm tra xem liệu đã có sự giảng hòa hay chưa), thì biên tập viên nên được bỏ cấm trừ phi vẫn còn những vấn đề khác cần thiết duy trì lệnh cấm.
Mục đích của chính sách này là ngăn chặn mối đe dọa can thiệp pháp lý đăng trên Wikipedia, chứ không phải là tước đi của một người hoặc đại diện của họ cơ hội sửa đổi bài viết về chính mình. Bên đưa ra khiếu kiện dính đến pháp luật có thể là người đang bị tổn thương hay rất bất mãn. Bảo quản viên ra quyết định cấm nên khuyến khích người dùng xác định lỗi có thật trong bất kỳ bài viết nào liên quan đến vấn đề. Người dùng cũng cần được chỉ cách liên lạc với Wikipedia để sửa lỗi; phù hợp nhất là một liên kết đến Wikipedia:Liên lạc/Chủ thể.
Người dùng lặp lại lời đe dọa can thiệp pháp lý trong trang thảo luận của họ được xem là đã giới hạn bớt cuộc tranh chấp hoặc giảm bớt ảnh hưởng lạnh rồi. Cho đến khi những nỗ lực hợp lý đã được thực hiện nhằm tổ chức một cuộc thảo luận văn minh, người dùng không nên bị tước khả năng sử dụng trang thảo luận của họ. Chúng tôi giả định có sự thiện ý ngay cả khi đang xảy ra tranh chấp, nhưng giả định thiện ý không phải là sự thỏa hiệp mù quáng; những lời khiếu kiện cố chấp hoặc gây khó chịu có thể dẫn đến việc người dùng bị cấm và bị tước luôn khả năng sửa đổi trang thảo luận của họ, nhưng đó chỉ là phương sách cuối cùng.