Để hỗ trợ nhiệm vụ của Wikipedia trong việc tạo ra nội dung tự do vĩnh viễn dành cho sự phân phối, điều chỉnh và áp dụng không giới hạn bởi tất cả thành viên với tất cả loại hình phương tiện.
Để giảm thiểu các nguy cơ với luật pháp bằng cách hạn chế số lượng nội dung không tự do, sử dụng những tiêu chí được định nghĩa chặt chẽ hơn điều khoản sử dụng hợp lý trong luật bản quyền Hoa Kỳ.
Để thuận tiện cho việc sử dụng những nội dung không tự do một cách đúng đắn, hỗ trợ cho sự phát triển của một bách khoa toàn thư có chất lượng.
Chính sách
Không có bất kỳ sự tự động cho phép một nội dung không tự do được sử dụng trong một bài viết hay ở nơi khác trong Wikipedia. Các bài viết và các trang Wikipedia khác, với điều kiện phù hợp với hướng dẫn, có thể sử dụng đoạn trích nguyên văn một văn bản từ loại hình phương tiện có bản quyền, khi đã ghi công lại hoặc chú thích đến nguồn gốc hoặc tác giả của văn bản đó một cách đúng đắn (như được mô tả trong Wikipedia:Chú thích nguồn gốc), và được chỉ rõ theo cách đặc biệt là một đoạn trích dẫn trực tiếp đặt trong dấu trích dẫn, thẻ <blockquote> hoặc các phương thức tương tự. Những nội dung không tự do khác—bao gồm toàn bộ hình ảnh, đoạn âm thanh hay đoạn video có bản quyền, cùng các tập tin phương tiện khác bị thiếu giấy phép nội dung tự do—có thể được sử dụng trong Wikipedia tiếng Việt khi và chỉ khi nó đã thỏa mãn tất cả 10 tiêu chuẩn sau.
Không có nội dung tự do tương đương. Chỉ dùng nội dung không tự do vì không có sẵn nội dung tự do hoặc không thể tạo ra một nội dung tự do tương đương mà có thể phục vụ cho cùng một mục đích bách khoa.[1]
Tôn trọng những cơ hội thương mại. Không dùng nội dung không tự do theo cách có thể làm thay đổi vai trò thị trường vốn dĩ của tài liệu gốc đã được giữ bản quyền đó.
Sử dụng tối thiểu.
Số lượng tối thiểu. Không sử dụng nhiều nội dung không tự do nếu chỉ cần một là đã có thể chuyển tải thông tin quan trọng tương đương.
Quy mô sử dụng tối thiểu. Không sử dụng toàn bộ tác phẩm nếu như một phần của nó là đã đủ. Hãy dùng độ phân giải/tính trung thực/mức độ nén âm thanh thấp chứ không cao (đặc biệt là khi nơi gốc chứa tập tin đó có thể đã dùng nó với mục đích cố tình vi phạm bản quyền). Quy định này cũng áp dụng cho những bản sao tại không gian tênTập tin:
Đã được phát hành từ trước. Nội dung không tự do phải được xuất bản bên ngoài Wikipedia từ trước bởi (hoặc với sự cho phép từ) người nắm giữ bản quyền, hoặc phải là một tác phẩm phái sinh của một tác phẩm như vậy được tạo ra bởi một biên tập viên Wikipedia.
Nội dung. Nội dung không tự do thỏa mãn những yêu cầu chung về nội dung của Wikipedia và phải có tính bách khoa.
Quy định theo từng loại phương tiện. Tài liệu phải thỏa mãn quy định cho từng loại phương tiện. Ví dụ, hình ảnh phải thỏa mãn Wikipedia:Quy định sử dụng hình ảnh.
Đáng chú ý. Nội dung không tự do chỉ được dùng nếu sự tồn tại của nó có thể tăng một cách đáng kể khả năng hiểu biết của người đọc về chủ thể bài viết, mà thiếu vắng nó sẽ gây bất lợi đáng kể đến khả năng hiểu biết đó.
Hạn chế phạm vi sử dụng. Nội dung không tự do chỉ được phép dùng trong những bài viết (không phải trang định hướng), và chỉ trong không gian tên bài viết, phù hợp với chính sách miễn giảm. (Để ngăn không cho một thể loại hình hiển thị hình thu nhỏ, hãy thêm đoạn mã __NOGALLERY__ vào. Khi thảo luận về hình ảnh đó, đừng chèn trực tiếp hình ảnh vào đoạn hội thoại mà hãy liên kết đến hình ảnh đó).
Trang mô tả hình. Trang miêu tả hình hoặc phương tiện phải có những nội dung sau:
Nhận diện nguồn gốc của tài liệu nguyên thủy có bản quyền, nếu có thể thì bổ sung thêm các thông tin về nghệ sĩ, nhà xuất bản và người nắm giữ bản quyền; việc này là để xác định mức độ giá trị thị trường của tài liệu. Xem Wikipedia:Quy định sử dụng hình ảnh § Tải hình lên.
Tên của mỗi bài viết (khuyến khích liên kết đến bài viết) mà trong đó áp dụng việc sử dụng hợp lý, và một cơ sở sử dụng hợp lý riêng rẽ cho mỗi lần sử dụng tập tin, như đã giải thích tại Wikipedia:Hướng dẫn mô tả sử dụng hợp lý.[2] Cơ sở hợp lý được giới thiệu rõ ràng, ngôn ngữ dễ hiểu, và phải phù hợp với từng lần sử dụng.
Thi hành
Một tập tin đang được nhúng tại nhiều bài viết với lý do sử dụng hợp lý nội dung không tự do, mà một số bài trong đó có cơ sở sử dụng hợp lý vững chắc, thì tập tin đó sẽ không bị xóa. Khi đó, hãy xem bài nào không có cơ sở sử dụng hợp lý vững chắc, thì gỡ tập tin tại bài đó ra, hoặc thêm một cơ sở hợp lý phù hợp vào.
Một tập tin được tuyên bố là sử dụng nội dung không tự do nhưng lại không được dùng tại bất kỳ bài viết nào (tiêu chuẩn số 7), thì sẽ bị xóa sau 7 ngày kể từ khi thông báo.
Một tập tin đang sử dụng tại một bài viết và được tải lên sau ngày 13 tháng 7 năm 2006 mà không phù hợp với chính sách này sẽ bị xóa sau 48 giờ kể từ khi thông báo cho người tải tập tin lên. Để tránh bị xóa, người tải tập tin lên hoặc thành viên Wikipedia khác cần phải cung cấp một lời biện hộ để sử dụng nội dung không tự do một cách thuyết phục nhằm thỏa mãn đủ 10 tiêu chuẩn. Đối với tập tin đang sử dụng tại một bài viết và được tải lên trước ngày 13 tháng 7 năm 2006, thời hạn 48 giờ được kéo dài thành 7 ngày.
Lưu ý rằng việc cung cấp cơ sở hợp lý là nghĩa vụ của người muốn đăng tập tin lên Wikipedia hoặc giữ tập tin lại Wikipedia, còn những người muốn xóa không cần phải giải trình lý do tại sao tập tin đó không thể tồn tại ở đây.
Theo đồng thuận vào năm 2021, kích thước tối đa của một tập tin không tự do là 200.000 điểm ảnh. Điều đó có nghĩa là, mọi tập tin không tự do ở Wikipedia tiếng Việt cần phải có kích thước chiều ngang nhân chiều cao không quá 200.000. Những tập tin có kích thước lớn hơn mức này cần phải được tải đè phiên bản mới và xoá (các) bản cũ.
Công thức tính kích thước mới:
Chú thích
^Tại bất cứ đâu, nội dung không tự do đều phải hướng đến việc chuyển thành tài liệu tự do thay vì sử dụng một lời biện hộ sử dụng hợp lý, hoặc được thay thế bằng một bản thay thế tự do hơn nếu tồn tại bản thay thế đó ở chất lượng chấp nhận được. "Chất lượng chấp nhận được" có nghĩa là chất lượng đủ để phục vụ cho mục đích bách khoa. (Để kiểm tra nhanh, trước khi thêm một tập tin đòi hỏi phải nêu cơ sở sử dụng hợp lý, bạn hãy tự hỏi: "Tập tin này có thể được thay bằng một tập tin tự do khác, trong khi vẫn có cùng hiệu quả mong muốn hay không?" và "Đối tượng này có thể được chuyển tải đầy đủ bằng lời văn thay vì sử dụng tập tin này hay không?" Nếu câu trả lời cho một trong hai câu là có, tập tin đó rất có khả năng không thỏa mãn tiêu chuẩn này).
^Một liên kết trỏ hướng đến trang đang dự tính sử dụng nội dung không tự do được chấp nhận đóng vai trò như tên bài viết theo tiêu chuẩn cho nội dung không tự do.
Rien (Từ điển, Bính âm: Lián), còn được gọi là biệt danh Fugen Jōtei (Từ điển, Nghĩa đen: Shangdi Samantabhadra), là một Sennin cấp Tensen, người từng là người cai trị thực sự của Kotaku, tổ tiên của Tensens, và là người lãnh đạo của Lord Tensen.