Wikipedia:Vi phạm bản quyền

Một trong những khía cạnh quan trọng bậc nhất của Wikipedia là phần văn bản của nó có thể được tái phân phối, sử dụng và xây dựng dựa trên bởi bất kỳ ai một cách tự do, miễn là thỏa mãn các điều khoản của Giấy phép Creative Commons Ghi công–Chia sẻ tương tự phiên bản 4.0 Quốc tế (CC BY-SA) và, trừ phi có ghi chú thêm, Giấy phép Tài liệu Tự do GNU (GFDL) (không cố định phiên bản, không có phần bất biến, văn bản bìa trước, hoặc văn bản bìa sau). Những người đóng góp đồng ý phát hành nội dung nguyên bản do chính họ viết nên theo cả hai giấy phép này khi đăng tải, và tài liệu từ các nguồn thuộc phạm vi công cộng hoặc các nguồn được cấp phép tương thích khác cũng có thể được sử dụng, miễn là phù hợp với chính sách quyền tác giả và được cung cấp chính xác nguồn gốc của chúng.

Tuy nhiên, việc sao chép tài liệu mà không có sự cho phép của người giữ bản quyền từ các nguồn không thuộc phạm vi công cộng hoặc không được cấp phép tương thích (trừ phi đó là một trích dẫn ngắn gọn tuân thủ quy định và hướng dẫn cho nội dung không tự do của Wikipedia) có khả năng là một sự vi phạm bản quyền. Thậm chí việc thêm những văn bản qua sao chép với một số chỉnh sửa cũng có thể vi phạm bản quyền, nếu lối hành văn là tương đồng một cách đáng kể với ngôn ngữ có tính sáng tạo hoặc cấu trúc câu; điều này được xem là diễn giải tương tự, có thể dẫn đến những nghi ngại về nạn đạo văn. Những tình huống như vậy cần được xử lý một cách nghiêm túc, bởi vi phạm bản quyền không chỉ làm hại đến khả năng tái phân phối của Wikipedia, mà còn phát sinh những vấn đề dính dáng đến pháp luật.

Hình ảnh và các phương tiện khác lại được xem xét theo cách hơi khác biệt, bởi vì có rất nhiều loại giấy phép áp dụng lên chúng được chấp nhận ở đây. Nhưng nói một cách ngắn gọn: tập tin phương tiện nào không được phát hành theo những giấy phép tự do phù hợp và cũng không đáp ứng được các tiêu chuẩn cho nội dung không tự do, có thể xem như là sẽ không được chấp nhận. Xem chi tiết về việc này tại Wikipedia:Quy định sử dụng hình ảnhWikipedia:Nội dung không tự do, và Wikipedia:Hướng dẫn xóa hình ảnh để biết một số bước xử lý vấn đề dành riêng cho hình ảnh hoặc các tập tin khác.

Cũng không nên tạo liên kết đến các tài liệu vi phạm bản quyền.

Biện pháp cho trường hợp vi phạm bản quyền

Các biện pháp áp dụng khi có nghi ngờ vi phạm chính sách về bản quyền sẽ tùy thuộc vào tính chất của từng trường hợp nhất định. Nếu bạn nghi ngờ có sự vi phạm bản quyền nhưng không chắc nội dung đó có được bảo hộ bản quyền không, hay liệu trang web bên ngoài đó có sao chép ngược từ Wikipedia trước đó không, tối thiểu bạn nên nêu vấn đề đó ngay tại trang thảo luận của bài viết, nếu đã có những thảo luận sẵn trong đó. Trừ phi điều mà bạn nghi ngờ đã được giải đáp thỏa đáng ngay sau đó, còn không hãy đánh dấu vào bài viết bằng cú pháp {{chép dán|chèn URL nguồn vi phạm nếu bạn đã tìm thấy}}. Những người khác sau đó có thể kiểm tra tình hình và có hành động thích hợp nếu cần. Những thông tin hữu ích nhất mà bạn có thể cung cấp là địa chỉ URL hoặc những nguồn tham khảo mà bạn tin rằng đó chính là văn bản nguồn mà người khác đã sao chép lại. Bạn cũng có thể nêu lên mối nghi ngờ của mình trong Thảo luận Thể loại:Có vấn đề bản quyền.

Một số trường hợp có thể chỉ là cảnh giác nhầm. Ví dụ: văn bản được tìm thấy trong các trang web bất kỳ mà trên thực tế chính các trang web đó mới lại là bên sao chép nội dung của Wikipedia từ trước sẽ không phải là vi phạm bản quyền – ít nhất là không phải với phần nội dung từ Wikipedia. Trong tình huống này, sẽ thật tốt nếu bạn để lại ghi chú tại trang thảo luận của bài viết để hạn chế những cảnh giác nhầm như vậy trong tương lai. Một tình huống khác: nếu người đóng góp thực sự là tác giả của văn bản đó, thậm chí khi văn bản đã được phát hành ở đâu đó từ trước theo những điều khoản khác, thì họ có quyền đăng văn bản đó lên đây theo CC BY-SA và GFDL mà không bị xem là vi phạm bản quyền, miễn là họ cung cấp sự cho phép phát hành ra toàn thế giới một cách phù hợp theo hai giấy phép của Wikipedia hoặc một giấy phép tự do tương thích với hai giấy phép đó. (Tuy nhiên, văn bản đó có thể vẫn không thích hợp với Wikipedia vì lý do khác.) Một người giữ bản quyền không thể vừa giữ lại bản quyền không tự do dành cho nội dung của họ ở những nơi khác, vừa cấp phép cho một lần sử dụng nội dung đó ở đây, bởi vì cơ chế cấp phép của Wikipedia đòi hỏi rằng độc giả và người dùng cuối của trang web được trao quyền tái sử dụng nội dung, qua một thông báo bản quyền tự do ghi rõ ở phần dưới cùng mỗi trang của Wikipedia. Thủ tục hiến tặng tài liệu có bản quyền không tự do bằng cách phát hành nó được mô tả ở Wikipedia:Hiến các tài liệu có bản quyền. Cho đến khi quá trình hiến tặng đã hoàn tất, toàn bộ nội dung bài viết nên được thay thế bằng {{Chờ OTRS}}. Tương tự như vậy, nếu họ có thể xác minh giấy phép tương thích thông qua một thông báo tại trang web bên ngoài hoặc có thể chứng minh rằng nội dung đã phát hành ra phạm vi công cộng, sẽ không bị xem là vi phạm bản quyền. Một ghi chú giải thích hoàn cảnh đó nên được viết trong trang thảo luận (bao gồm, nếu đã phát hành từ trước, URL của nơi phát hành; mọi lời cho phép chuyển tải qua thư điện tử phải được xác minh thông qua các thủ tục tại Wikipedia:Xin cấp phép bản quyền) và cung cấp sự ghi nhận nguồn một cách đúng đắn ngay trong trang bài viết. Xem hướng dẫn về việc ghi nhận nguồn đối với nguồn được cấp phép tự do hoặc đã phát hành ra phạm vi công cộng.

Nếu bạn có những lý do vững chắc để nghi ngờ có nội dung vi phạm chính sách về bản quyền và một số, nhưng không phải toàn bộ, nội dung của bài viết rất có thể là một sự vi phạm bản quyền, thì phần nội dung vi phạm cần được loại bỏ, và một ghi chú về việc đó phải được viết trong trang thảo luận kèm theo nguồn gốc của nội dung vi phạm đã bị xóa, nếu bạn xác định được. Cú pháp {{thế:btvpbq|chèn URL hoặc miêu tả về nguồn ở đây (tùy chọn)}} sẽ giúp bạn dễ dàng tạo ra ghi chú như vậy. Nếu sau đó có thể xác minh được sự cho phép của người giữ bản quyền theo cách thích hợp, phần văn bản ấy có thể phục hồi. Nếu toàn bộ nội dung của bài viết rất có thể đã vi phạm bản quyền hoặc việc loại bỏ phần văn bản vi phạm không phải là giải pháp tối ưu vì sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng đọc hiểu của bài viết, hãy kiểm tra lịch sử của bài; nếu bài viết có tồn tại một phiên bản cũ không vi phạm, bạn nên hồi sửa nội dung bài trở lại phiên bản đó.

Nếu không có phiên bản cũ nào như vậy, bạn có thể soạn thảo bài viết lại từ đầu, và nếu bạn không có khả năng làm như vậy, bài viết rất có thể sẽ bị xóa. Hiện nay tại Wikipedia tiếng Việt, bảo quản viên có thể xóa những bài viết rõ ràng vi phạm bản quyền sau khi chúng được gắn thẻ đề nghị xóa vì lý do như vậy ngay lập tức; xem quy định xóa trang liên quan đến nội dung vi phạm bản quyền. Cộng tác viên có thể chèn cú pháp {{thế:vpbq|chèn URL nguồn vi phạm ở đây}} khi phát hiện những trang rõ ràng vi phạm như vậy, đồng thời xóa hoặc ẩn văn bản vi phạm bản quyền đi.

Biện pháp với người đăng nội dung vi phạm bản quyền

Nếu bạn xác định được người đã đăng lên nội dung vi phạm bản quyền, xin vui lòng thông báo cho họ biết về Điều khoản Sử dụng và các chính sách về quyền tác giả của Wikipedia. Khi một bài viết bị gắn thẻ đề nghị xóa do vi phạm bản quyền hoặc nghi ngờ có sự vi phạm bản quyền, bạn có thể báo cho người viết bài biết bằng cách thêm cú pháp {{thế:tnvpbq|chèn tên bài viết Wikipedia bị đề nghị xóa}} vào trang thảo luận cá nhân của họ.

Nếu người viết bài hoặc đóng góp phần nội dung vi phạm bản quyền đã được nhắc nhở rõ ràng về hành vi của mình mà vẫn tiếp tục tái phạm, họ cần được báo cáo lại trong trang nhắn tin cho bảo quản viên.

Những người đóng góp nào nhiều lần đăng lên các tài liệu vi phạm bản quyền bất chấp việc đã được cảnh báo, nhắc nhở một cách thích hợp có thể sẽ bị một bảo quản viên bất kỳ cấm không cho sửa đổi Wikipedia nữa để ngăn ngừa các vấn đề phát sinh sau đó. Người đóng góp vi phạm nghiêm trọng chính sách về quyền tác giả bằng cách tải lên nhiều tập tin có bản quyền hoặc thêm văn bản có bản quyền vào nhiều bài viết có thể bị cấm mà không cần cảnh báo trước để bảo vệ ích lợi của dự án, như một phương sách thỏa đáng nhằm bảo đảm rằng sự vi phạm sẽ không tái diễn. Trong trường hợp nghiêm trọng, bảo quản viên có thể đưa ra các điều kiện trước khi bỏ cấm người vi phạm, chẳng hạn như cần họ phối hợp trong việc biên tập lại nội dung bằng cách tiết lộ chính xác các nguồn mà họ đã sử dụng. Nếu người đóng góp đã được xác định là có một lịch sử sửa đổi vi phạm bản quyền quá nhiều lần, bảo quản viên giả định rằng tất cả đóng góp lớn của họ rất có thể cũng vi phạm bản quyền, và tất cả nội dung họ thêm vào Wikipedia sẽ bị loại bỏ mà không cần kiểm chứng thêm.

Các thành viên được trao công cụ xóa trang (gồm bảo quản viên và điều phối viên) phải hết sức thận trọng trong việc tái thẩm định nội dung bài viết hay tập tin nhằm giảm thiểu sai sót có thể phát sinh. Mặc dù các bài viết được xác định rõ ràng là vi phạm quyền tác giả cần phải xóa nhanh, việc chờ đợi một khoảng thời gian ngắn từ 5 đến 30 phút trước khi thực hiện tác vụ xóa cũng nhằm mục đích trên luôn được khuyến khích.

Thông tin dành cho chủ sở hữu bản quyền

Nếu bạn chính là chủ sở hữu quyền tác giả hoặc đại diện cho chủ sở hữu quyền tác giả, và bạn tin rằng Wikipedia đang xâm phạm đến quyền tác giả của bạn, chúng tôi có thể hỗ trợ bạn qua thư điện tử. Bạn có thể liên lạc qua địa chỉ info-vi@wikimedia.org để gửi yêu cầu một cách chính thức; xin vui lòng cung cấp thật chính xác URL (là "địa chỉ web" của trang bài viết hiển thị trong trình duyệt web của bạn, bắt đầu với cụm https://vi.wikipedia.org/...) và cung cấp đầy đủ thông tin có thể chứng minh bạn là chủ sở hữu quyền tác giả. Xin hãy kiên nhẫn vì có thể thư của bạn sẽ không được phản hồi nhanh chóng, bởi chỉ có một nhóm nhỏ tình nguyện viên phụ trách công việc này.

Nếu bạn thích dùng đến quy trình yêu cầu OCILLA chính thức để gửi kháng nghị gỡ xuống theo DMCA (Đạo luật Bản quyền Thiên niên kỷ số), bạn nên liên lạc với cơ quan được chỉ định của Wikimedia Foundation.

Nếu bạn là chủ sở hữu quyền tác giả và muốn cấp phép cho nội dung của bạn để chúng có thể tái sử dụng, xin vui lòng tham khảo trang Wikipedia:Hiến các tài liệu có bản quyền.

Tài nguyên

Các trang quy định, hướng dẫn và tư vấn thông tin

Trang nhắn tin

Công cụ và bản mẫu

  • Duplication Detector – một công cụ được sử dụng để so sánh hai trang web bất kỳ nhằm xác định xem văn bản đã được sao chép từ đâu sang đâu. Có thể sử dụng nó để kiểm tra xem nội dung trong một bài viết Wikipedia (có thể dùng phiên bản hiện tại hay phiên bản cũ) có khớp với một bài viết trong một trang web đã xác định hay không. Nó cũng hỗ trợ so sánh các văn bản tài liệu như HTML, PDF và có thể dò cả bộ nhớ đệm của Google.
  • Copyvio Detector – một công cụ được sử dụng để kiểm tra có nội dung tương tự như trong bài viết Wikipedia ở những trang web khác hay không bằng bộ máy tìm kiếm Turnitin hoặc chính những liên kết ngoài có trong bài viết. Nó cũng có thể so sánh nội dung hai trang web như Duplication Detector nhưng ít tính năng tùy chọn hơn.
  • {{Được dùng làm nguồn}}: bản mẫu dùng trong trang thảo luận để ghi nhận nội dung bài viết đã được một nguồn bên ngoài sử dụng
  • {{vpbq}}: thẻ đánh dấu một trang vi phạm bản quyền sẽ bị xóa ngay lập tức
  • {{Chép dán}}: thêm một thông báo vào trang khi nghi ngờ có nội dung vi phạm bản quyền
  • {{Liên kết ngoài vi phạm bản quyền}}: thêm một thông báo vào trang có thể có liên kết ngoài đến những tài liệu vi phạm bản quyền
  • {{lkvpbq}}: chèn một thẻ trong hàng kế bên những chú thích có thể có liên kết ngoài đến những tài liệu vi phạm bản quyền
  • {{cvpbq}}: chèn một thẻ trong hàng cuối những câu văn có thể đã vi phạm bản quyền
  • {{btvpbq}}: bản mẫu dùng trong trang thảo luận để cung cấp ghi chú về phần nội dung vi phạm bản quyền đã bị loại bỏ
  • {{Cb-copyright}}: thông điệp cảnh báo cộng tác viên rằng phần nội dung vi phạm bản quyền mà họ thêm vào bài viết đã bị loại bỏ (chứ không phải bài viết bị xóa)
  • {{Tin nhắn về vi phạm bản quyền}}: thông điệp lưu ý với cộng tác viên rằng bài viết họ tạo ra đã được xác định là vi phạm bản quyền và sắp bị xóa ngay lập tức
  • {{Kép}}: bản mẫu dùng trực tiếp trong trang bài viết để chú giải về việc tích hợp phần văn bản đã được người khác phát hành theo cả CC BY-SA lẫn GFDL
  • bằng chứng nhất thiết phải được cung cấp trong trang thảo luận bài viết sau quy trình chứng thực bằng bản mẫu {{OTRS chứng}}, trừ phi bản thân nguồn đã chỉ rõ là sử dụng giấy phép như vậy
  • {{Nguồn CC BY-SA}}: bản mẫu dùng trực tiếp trong trang bài viết để chú giải về việc tích hợp phần văn bản đã được người khác phát hành chỉ theo CC BY-SA 3.0
  • bằng chứng nhất thiết phải được cung cấp trong trang thảo luận bài viết sau quy trình chứng thực bằng bản mẫu {{OTRS chứng}}, trừ phi bản thân nguồn đã chỉ rõ là sử dụng giấy phép như vậy
  • {{Nguồn PVCC}}: bản mẫu dùng trực tiếp trong trang bài viết để chú giải về việc tích hợp phần văn bản đã được người khác phát hành ra phạm vi công cộng
  • bằng chứng nhất thiết phải được cung cấp trong trang thảo luận bài viết sau quy trình chứng thực bằng bản mẫu {{OTRS chứng}}, trừ phi bản thân nguồn đã chỉ rõ là sử dụng giấy phép như vậy
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tóm tắt chương 222: Điềm báo - Jujutsu Kaisen
Tóm tắt chương 222: Điềm báo - Jujutsu Kaisen
Mở đầu chương là cảnh Uraume đang dâng lên cho Sukuna 4 ngón tay còn lại. Chỉ còn duy nhất một ngón tay mà hắn chưa ăn
Nhân vật Masumi Kamuro - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Nhân vật Masumi Kamuro - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Masumi Kamuro (神かむ室ろ 真ま澄すみ, Kamuro Masumi) là một học sinh của Lớp 1-A (Năm Nhất) và là thành viên của câu lạc bộ nghệ thuật. Cô là một người rất thật thà và trung thành, chưa hề làm gì gây tổn hại đến lớp mình.
Cái nhìn tổng quát về Kokomi - Genshin Impact
Cái nhìn tổng quát về Kokomi - Genshin Impact
Dựa vào một số thay đổi, hiện giờ nguồn sát thương chính của Kokomi sẽ không dựa vào Bake Kurage (kỹ năng nguyên tố/E) mà sẽ từ những đòn đánh thường
Cảm nhận sách: lối sống tối giản thời công nghệ số - Cal Newport
Cảm nhận sách: lối sống tối giản thời công nghệ số - Cal Newport
Cuốn sách “lối sống tối giản thời công nghệ số” là một tập hợp những quan điểm, suy tư của Cal Newport về cách sử dụng công nghệ ngày nay