Yamashiro (thiết giáp hạm Nhật)

Thiết giáp hạm Yamashiro cùng với FusōHaruna (phía xa hơn) trong vịnh Tokyo, những năm 1930.
Lịch sử
Nhật Bản
Đặt tên theo tỉnh Yamashiro
Xưởng đóng tàu Xưởng đóng tàu Yokosuka
Đặt lườn 20 tháng 11 năm 1913
Hạ thủy 3 tháng 11 năm 1915
Hoạt động 31 tháng 3 năm 1917
Số phận Bị đánh chìm trong trận chiến eo biển Surigao ngày 25 tháng 10 năm 1944
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Lớp thiết giáp hạm Fusō
Trọng tải choán nước 39.154 tấn
Chiều dài 213 m (698 ft 10 in)
Sườn ngang 30,6 m (100 ft 5 in)
Mớn nước 9,68 m (31 ft 9 in)
Động cơ đẩy
  • 4 × Turbine hơi nước Brown-Curtis
  • 24 × nồi hơi đốt than
  • (sau cải biến thành 6 × nồi hơi đốt dầu)
  • 4 × trục
  • công suất 40.000 mã lực (29,8 MW)
  • (sau cải biến: 75.000 mã lực - 55,9 MW)
Tốc độ 46,3 km/h (25 knot)
Tầm xa
  • 14.800 km ở tốc độ 26 km/h
  • (8.000 hải lý ở tốc độ 14 knot)
Thủy thủ đoàn 1.400
Vũ khí
  • 12 × pháo Vickers 356 mm (14 inch)
  • 16 × pháo 152 mm (6 inch),
  • 8 × pháo 127 mm (5 inch) đa dụng,
  • cho đến 92 × pháo phòng không 25 mm
  • cho đến 16 × súng phòng không 13 mm
Máy bay mang theo 3 chiếc thủy phi cơ

Yamashiro (tiếng Nhật: 山城, Sơn Thành) là chiếc thiết giáp hạm thứ hai thuộc lớp Fusō của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, và đã bị đánh chìm năm 1944 trong Thế Chiến II.

Thiết kế và chế tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Là chiếc thiết giáp hạm thứ hai thuộc lớp Fusō, Yamashiro được đặt lườn tại Xưởng hải quân Yokosuka vào ngày 20 tháng 11 năm 1913, được hạ thủy vào ngày 3 tháng 11 năm 1915, và được đưa vào hoạt động ngày 31 tháng 3 năm 1917. Nó là chiếc tàu chiến Nhật đầu tiên được trang bị một máy phóng để phóng máy bay. Con tàu được đặt tên theo tỉnh nơi có thành phố Kyoto.

Chiếc Yamashiro được cải tạo lại từ tháng 12 năm 1930 đến tháng 3 năm 1935. 24 lò đốt Mijabara dùng than ban đầu với tổng công suất 24.000 mã lực được thay thế bằng sáu lò đốt dầu Kanpon tổng công suất 75.000 mã lực. Nó được trang bị thêm đai giáp chống ngư lôi, làm gia tăng chiều ngang mạn tàu từ 28,7 m (94 ft) lên 30,6 m (100 ft 5 in). Đuôi tàu được kéo dài thêm 7,3 m (24 ft) để cải thiện tỉ lệ tương xứng và phục hồi tốc độ bị mất. Vỏ giáp sàn tàu được làm dày thêm đến tổng cộng 180 mm (7 inch) trên cả ba sàn tàu. Góc nâng của các khẩu pháo chính được gia tăng từ 30 độ lên 43 độ. Ống khói phía trước được tháo bỏ, nhưng được phục hồi lại và cải tiến sau đó. Chiếc Yamashiro có điểm hơi khác biệt so với chiếc tàu chị em Fusō trong cách sắp xếp các tháp pháo; bằng cách thay đổi "góc chết" của tháp pháo "C" từ phía trước ra phía sau, dành chỗ trên sàn tàu cho cấu trúc thượng tầng lớn hơn. Nó còn được bổ sung tám khẩu pháo phòng không hạng nặng 127 mm/40 (5-inch), bố trí thành cặp mỗi bên cầu tàu phía trước và phía trên sau tháp chỉ huy.

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản vẽ chiếc Yamashiro như nó hiện hữu vào năm 1944.

Trong trận chiến eo biển Surigao ngày 25 tháng 10 năm 1944, sau khi các tàu chiến khác bị hư hại, Yamashiro quyết định xung trận và tiến thẳng vào đội hình các thiết giáp hạm Mỹ, lúc này đã xoay ngang chặn theo kiểu "hình chữ T" cổ điển rồi dội xuống Yamashiro nhiều quả đạn pháo 14" và 16", hủy hoại nó trong vòng ít hơn 30 phút. Yamashiro' cuối cùng bị đánh chìm bởi ngư lôi phóng từ một tàu khu trục Mỹ khi nó tìm cách rút lui khỏi chiến trường, với rất ít người còn sống sót. Các cuộc điều tra sau đó kết luận rằng đó là chiến công của tàu khu trục USS Melvin.

Danh sách thuyền trưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Những bộ anime nhất định phải xem trong thập kỉ vừa qua
Những bộ anime nhất định phải xem trong thập kỉ vừa qua
Chúng ta đã đi một chặng đường dài của thế kỉ 21, khép lại thập kỉ đầu tiên cùng với hàng trăm bộ anime được ra mắt công chúng
Vĩnh biệt BAEMIN- hành trình chan chứa đầy cảm xúc
Vĩnh biệt BAEMIN- hành trình chan chứa đầy cảm xúc
Baemin với tên khai sinh đầy đủ là Baedal Minjeok, được sự hẫu thuận mạnh mẽ nên có chỗ đứng vững chắc và lượng người dùng ổn định
Vì sao Độ Mixi lại nổi tiếng đến thế?
Vì sao Độ Mixi lại nổi tiếng đến thế?
Quay trở lại vài năm trước, nhắc đến cái tên Mixigaming, chắc hẳn chả mấy ai biết đến
Rối loạn nhân cách ái kỷ - có nên được giảm nhẹ tội trong pháp lý?
Rối loạn nhân cách ái kỷ - có nên được giảm nhẹ tội trong pháp lý?
Dành cho ai thắc mắc thuật ngữ ái kỷ. Từ này là từ mượn của Hán Việt, trong đó: ái - yêu, kỷ - tự bản thân mình