Đậu hoàng hậu (Hán Văn Đế)

Hiếu Văn Đậu Hoàng hậu
孝文竇皇后
Hán Văn Đế Hoàng hậu
Hoàng hậu nhà Hán
Tại vị180 TCN157 TCN
Tiền nhiệmThiếu Đế Lã Hoàng hậu
Kế nhiệmPhế hậu Bạc thị
Hoàng thái hậu nhà Hán
Tại vị157 TCN - 141 TCN
Tiền nhiệmVăn Đế Bạc Thái hậu
Kế nhiệmHiếu Cảnh Vương Thái hậu
Thái hoàng thái hậu nhà Hán
Tại vị141 TCN - 135 TCN
Tiền nhiệmBạc Thái hoàng thái hậu
Kế nhiệmThượng Quan Thái hoàng thái hậu
Thông tin chung
Sinh205 TCN
Quan Tân, Thanh Hà (nay là Hà Bắc, Trung Quốc)
Mất29 tháng 6, 135 TCN (70 tuổi)
Trường An
An tángBá lăng (霸陵)
Phối ngẫuHán Văn Đế
Lưu Hằng
Hậu duệ
Tên đầy đủ
Chính sử không ghi lại
Đậu Y (竇猗), theo Tam phụ quyết lục
Đậu Y Phòng (竇猗房), theo Sử ký tác ẩn
Thụy hiệu
Hiếu Văn Hoàng hậu
(孝文皇后)
Thân phụĐậu Sung

Hiếu Văn Đậu Hoàng hậu (chữ Hán: 孝文竇皇后; 205 - 135 TCN), còn gọi là Đậu Thái hậu (竇太后), kế thất nhưng là Hoàng hậu tại vị duy nhất của Hán Văn Đế Lưu Hằng, thân mẫu của Hán Cảnh Đế Lưu Khải và tổ mẫu của Hán Vũ Đế Lưu Triệt. Bà trải qua chức vị Hoàng hậu, Hoàng thái hậuThái hoàng thái hậu tới hơn 40 năm.

Đậu Hoàng hậu là nữ chính trị gia có ảnh hưởng rất lớn đến thời đại Văn Cảnh chi trị, được ví là thời đại vàng son của nhà Hán dưới triều cai trị của Hán Văn Đế và Hán Cảnh Đế. Bà là người bảo trợ Đạo giáo, tích cực chủ trương dùng thuật Vô vi. Do vậy, bà cũng đóng vai trò quan trọng trong những năm đầu cai trị của cháu mình là Hán Vũ Đế.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiếu Văn Hoàng hậu Đậu thị, Sử ký lẫn Hán thư đều không ghi rõ tên gì. Căn cứ Tam phụ quyết lục (三輔決錄) của Triệu Kỳ (趙歧) thời Đông Hán, bà có tên là Đậu Y (竇猗)[1][2]. Về sau đại công trình tên Sử ký tác ẩn (史记索隐) của Tư Mã Trinh thời nhà Đường ghi lại theo lời Hoàng Phủ Mịch thì bà có khuê danh là Đậu Y Phòng (竇猗房)[3].

Theo nhiều sử thư ghi lại về thời Hán, Đậu thị là con gái của Đậu Sung (窦充), xuất thân trong gia đình nghèo ở đất Quan Tân, quận Thanh Hà (nay là khu vực huyện Vũ Ấp, thành phố Hành Thủy thuộc Hà Bắc, Trung Quốc). Do có nhan sắc nên thời Lã hậu cầm quyền, bà được tuyển vào cung làm cung nữ hầu hạ Lã hậu[4]. Bà có hai em trai là Đậu Trường Quân (竇長君) và Đậu Quảng Quốc (竇廣國), từ khi nhập cung bà cũng mất liên lạc với 2 người em. Lã thái hậu lúc này nhiếp chính, muốn vỗ về các Vương hầu nên quyết định tặng các mỹ nữ cho Vương gia, gồm các con trai của Hán Cao Tổ Lưu Bang với thê thiếp khác. Đậu thị nằm trong số đó. Quê hương bà là một phần của nước Triệu, nên bà đã hối lộ viên hoạn quan đưa mình về nhà. Vị hoạn quan quên bẵng đi mất nên gửi nhầm Đậu thị đến nước Đại[5].

Đến Đại, Đậu thị trở thành thiếp của Đại vương Lưu Hằng - con trai thứ tư của Hán Cao Tổ. Bà sinh con gái đầu lòng là Lưu Phiếu. Năm 188 TCN, bà hạ sinh con trai Lưu Khải. Đến năm 184 TCN, bà tiếp tục sinh con trai thứ hai là Lưu Vũ. Khi đó chính cung Đại vương hậu (代王后) của Lưu Hằng đã mất sớm cùng với 4 người con đầu[6], Lưu Hằng luôn để trống ngôi vị Vương hậu mà không lập thêm ai khác. Đậu thị dù sinh nhiều con nhưng vẫn chỉ mang danh phận cơ thiếp. Điều này cho thấy Lưu Hằng khá niệm tình thê tử quá cố của mình.

Hoàng hậu nhà Hán

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Hán Cao hậu thứ 8 (180 TCN), Lã thái hậu băng hà, Tề Ai vương Lưu Tương xuất binh đến Trường An, làm nên Loạn chư Lã. Trong cơn loạn đó, đại thần Trần BìnhChu Bột nhất trí lập Đại vương Lưu Hằng lên ngôi vị, tức là Hán Văn Đế[7]. Sang năm sau (179 TCN) là Hán Văn Đế nguyên niên, tháng giêng, Lưu Khải được lập làm Đông cung Hoàng thái tử, Đại Quốc Vương Thái hậu Bạc thị được tôn làm Hoàng thái hậu.

Thời điểm Hán Văn Đế đăng cơ, ông không sách lập Vương hậu nên ngôi Hoàng hậu vẫn còn trống. Tháng 3 cùng năm đó, sau khi lễ sách lập Thái tử hoàn thành, có quần thần xin Hoàng đế định chọn người mà lập Hoàng hậu. Bạc Thái hậu thuận theo mà nói:「"Chư hầu toàn cùng họ, lập Thái Tử mẫu vì Hoàng hậu"」. Do đó, Đậu thị trở thành Hoàng hậu Đại Hán, Văn Đế cũng ra chỉ ban phát lương thực, lụa là, gấm vóc cho những hộ nghèo khốn khổ, lão nhân 90 tuổi trở lên và trẻ con 9 tuổi trở xuống. Phụ mẫu của Đậu Hoàng hậu mất sớm cũng được truy phong tước Hầu[8][9][10]. Cùng theo đó, con gái trưởng của Đậu Hoàng hậu là Lưu Phiếu được sắc phong làm Quán Đào công chúa. Sang năm sau (178 TCN), con trai út của Đậu hậu là Lưu Vũ được phong làm Đại vương (代王), sau 2 năm cải thành Hoài Dương vương (淮暘王). Cuối cùng sang năm Văn Đế Tiền Nguyên thứ 12 (168 TCN) thì chính thức cải thành Lương vương (梁王)[11][12][13][14][15].

Sau khi được lập Hậu, Đậu thị tìm gặp lại được các anh em bị thất tán lâu ngày và cùng đến ở tại kinh thành Trường An, chính là Đậu Trường Quân và Đậu Quảng Quốc. Câu chuyện bà tìm được những người em rất ly kỳ và cảm động. Người em thứ nhất Đậu Trường Quân không mấy khó khăn, nhưng người em thứ 2 là Đậu Quảng Quốc rất gian nan, và bản thân Quảng Quốc phải đến tìm bà. Khi xưa, Đậu Hoàng hậu vào cung không lâu thì Quảng Quốc bị bắt cóc và bị bán vào trại buôn nô lệ. Sau nhiều đợt buôn đi bán lại, Quảng Quốc đến kinh thành Trường An. Đến đây, nghe tin Hoàng hậu mới là họ Đậu đang tìm người thân, Quảng Quốc đã cố gắng viết thư gửi đến Hoàng cung, kể lại câu chuyện về năm xưa, vì muốn trèo lên cây dâu mà đã ngã xuống đất rất đau. Đậu Hoàng hậu triệu vào chất vấn, khi chắc chắn được sự tình bà đến ôm ông và khóc nức nở, những người hầu cũng rất cảm động. Sau đó, Đậu Hoàng hậu xây cung điện to lớn trong kinh thành cho 2 người em trai và ban cho họ rất nhiều của cải[16]. Các đại thần lo ngại vì họa ngoại thích của Lã hậu mới xảy ra, sợ Đậu Hoàng hậu lại dung túng dòng họ làm loạn nên dâng sớ can ngăn và nhắc nhở. Tuy nhiên, hai anh em họ Đậu biết rõ vị thế của mình, luôn tỏ ra nhún nhường khiêm tốn, không bao giờ tỏ ra lộng hành nên nhiều người cũng kính nể[17].

Đậu hậu từ lâu là người say mê Đạo giáo, theo chủ trương của Lão TửHoàng Đế, gọi là học thuyết Hoàng Lão (黃老). Đậu Hoàng hậu cho rằng nên theo thuyết "Vô vi" của Lão Tử mà trị nước, bỏ bớt hình phạt nên quốc gia từ chỗ biến loạn mới thái bình; vì thế bà cho rằng Hoàng Lão là cơ sở lập quốc. Bà tích cực tuyên truyền cho Thái tử Lưu Khải và người thân trong họ đều học theo thuyết này[18]. Thời gian về sau, Đậu hậu có tuổi nên do đôi mắt bị , Hán Văn Đế dần lạnh nhạt với Đậu Hoàng hậu, ông sủng ái Thận phu nhân (慎夫人) và Doãn phu nhân (尹夫人), đều là những mỹ nhân người Hàm Đan. Đặc biệt là Thận phu nhân, thường được cùng ngồi bằng vai bằng vế với Đậu Hoàng hậu. Có một lần, Hán Văn Đế du lãm vườn thượng uyển, có Đậu Hoàng hậu và Thận phu nhân theo hầu. Khi sắp xếp chỗ ngồi, lang thượng trưởng y cứ theo đãi ngộ khi ở nội đình, sắp xếp vị trí của Thận phu nhân ngang với Hoàng hậu. Lúc đó, Viên Áng (袁盎) rất tôn sùng đích-thứ chi phân, nên dịch chỗ của Thận phu nhân xuống một chút. Thận phu nhân giận dỗi, quyết không ngồi vào, còn Hán Văn Đế không nói câu nào bỏ về hoàng cung[19][20].

Sủng ái con thứ

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Hậu Nguyên thứ 7 (157 TCN), Hán Văn Đế băng hà, thọ 45 tuổi và cai trị 23 năm. Con trưởng là Thái tử Lưu Khải lên ngôi, tức là Hán Cảnh Đế. Bạc Thái hậu được tôn làm Thái hoàng thái hậu còn Đậu Hoàng hậu được tôn là Hoàng thái hậu. Hán Cảnh Đế kính nể và tôn trọng Đậu Thái hậu, phong cho Đậu Quảng Quốc làm Chương Vũ hầu (章武侯), nhân Đậu Trường Quân chết nên lập con trai của Trường Quân là Đậu Bành Tổ (窦彭祖) làm Nam Bì hầu (南皮侯)[21]. Đậu Thái hậu yêu thích Đạo giáo, muốn Cảnh Đế noi theo, Cảnh Đế tuy theo học để vui lòng mẹ nhưng vẫn hay mời nhiều Nho sĩ vào triều để nghiên cứu học thuyết Nho giáo, vì vậy Đậu Thái hậu tỏ ra không vui. Thời gian này mắt bà bị mù, và phải nhờ cung nhân đọc cho nghe[22].

Năm Cảnh Đế Tiền Nguyên thứ 3 (154 TCN), xảy ra Loạn bảy nước. Lương vương Lưu Vũ có công chống giữ thành trì nước Lương khiến quân phản loạn nước Ngô, Sở không thể tiến về kinh thành Trường An. Sau đó, quân phản loạn bị Thái úy Châu Á Phu tiêu diệt. Lương vương Vũ về kinh triều kiến Hán Cảnh Đế. Trong khi ngồi tiệc, Cảnh Đế uống say cao hứng nói rằng sau này sẽ truyền ngôi cho em. Lương vương tuy đứng dậy khước từ hoàng ân nhưng trong lòng rất mừng. Việc đó cũng được Đậu Thái hậu đồng tình. Tuy nhiên, người con trai của anh họ Đậu Thái hậu là Chiêm sự Đậu Anh (竇婴) phản đối, tâu với Cảnh Đế rằng:「"Thiên hạ là do Cao Tổ lập nên. Có xét kế vị, là cha truyền con nối, đó là pháp định. Nay Bệ hạ hà cớ mà truyền cho Lương vương?!"」. Cảnh Đế nghe theo, bèn thôi ý định truyền ngôi cho em, điều đó lại khiến Đậu Thái hậu không bằng lòng. Đậu Thái hậu giận, khiến Đậu Anh phải cáo bệnh bãi quan, bà thậm chí còn cho trừ bỏ môn tịch của nhà Đậu Anh, không cho vào cung vấn an mình nữa[23][24][25][26].

Năm Tiền Nguyên thứ 7 (150 TCN), tháng 11, Cảnh Đế phế truất Thái tử Lưu Vinh. Đậu Thái hậu khi đó thêm lời vào:「"Ta nghe nói chế độ nhà Ân xét thân thích, chế độ Chu triều tôn tổ tiên, đạo lý giống nhau. Trăm năm sau, ta đem Lương vương phó thác cho Hoàng đế”」. Ý của Thái hậu rất rõ muốn Hoàng đế lập Lương vương Lưu Vũ làm Hoàng thái đệ, chính vị Trữ quân. Tan tiệc, Hán Cảnh Đế ân hận triệu tập các đại thần thương nghị việc đó. Các đại thần do Viên Áng đứng đầu nhất loạt phản đối, cho rằng phải giữ phép tắc cha truyền con nối, nếu không sẽ gây ra loạn. Cảnh Đế nghe theo, do đó việc lập Lương vương cũng bị đình chỉ[27][28][29].

Hán Cảnh Đế sau đó lập Giang Đông vương Lưu Triệt làm Đông cung Hoàng thái tử. Lương vương biết chuyện, oán hận Viên Áng, bèn sai thích khách là Dương Thắng (羊胜) và Công Tôn Ngụy (公孙诡) đi giết chết Viên Áng và hơn 10 viên quan khác cùng cánh trong triều. Hán Cảnh Đế kinh hoàng vì trong một ngày có tới hơn 10 đại thần bị giết, bèn sai người đi đến nước Lương điều tra vụ việc. Dương Thắng và Công Tôn Ngụy buộc phải tự sát, sứ giả biết thế khó xử của Cảnh Đế, khi về kinh bèn đốt hết giấy tờ hồ sơ vụ án rồi mới vào yết kiến, tâu lại sự việc và xin Cảnh Đế lờ vụ việc này đi. Đậu Thái hậu muốn giúp Lưu Vũ, bèn tuyệt thực để gây sức ép với Cảnh Đế. Hoàng đế bất lực, không xử tội Lưu Vũ, đổ hết chuyện này cho Thắng và Ngụy, chấm dứt điều tra. Tuy nhiên, Lưu Vũ không còn được Cảnh Đế sủng ái như trước nữa.[30][31][32][33][34]

Năm Trung Nguyên thứ 6 (144 TCN), Lương vương Lưu Vũ vào triều yết kiến Cảnh Đế, muốn xin Cảnh Đế cho mình ở Trường An để chăm sóc Đậu Thái hậu, nhưng Cảnh Đế không cho, Vũ đành phải quay về nước. Tháng 6 năm đó, Lưu Vũ bị bệnh nhiệt, sau khi về tới nước Lương thì chết, thọ 41 tuổi, làm Lương vương được 25 năm. Khi còn sống, Lưu Vũ rất có hiếu với Đậu Thái hậu, khi Thái hậu bệnh, ông nhịn ăn mà chăm sóc, nhiều lần muốn ở lại Trường An hầu hạ, nên được Thái hậu vô cùng sủng ái. Khi nghe tin Lưu Vũ qua đời, Đậu Thái hậu buồn rầu nói rằng:「"Hoàng đế giết mất con ta rồi!"[35]. Hán Cảnh Đế nghe được thì sợ, không biết xử trí ra sao, sau đó mới theo lời Quán Đào Trưởng công chúa, phân Lương Quốc làm 5 phần, phong cho các con của Lưu Vũ làm 5 vương ở các nước là Lương, Tế Xuyên, Tế Đông, Sơn Dương, Tế Âm. Đậu Thái hậu bằng lòng[36][37].

Can dự triều chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Cảnh Đế Hậu Nguyên thứ 3 (141 TCN), Hán Cảnh Đế Lưu Khải băng hà tại Vị Ương cung, thọ 47 tuổi. Thái tử Lưu Triệt lên nối ngôi, tức là Hán Vũ Đế. Bà được tôn là Thái hoàng thái hậu, trở thành vị Thái hoàng thái hậu thứ hai của triều đại (trước đó là Bạc Thái hoàng thái hậu)[38]. Tuy nhiên, Sử ký Tư Mã Thiên vẫn chỉ gọi 「Đậu Thái hậu」.

Đậu Thái hậu khi trở thành Thái hoàng thái hậu, càng tích cực can dự vào chính sự, không để vị Hoàng đế trẻ này một ngày nào tự mình quyết đoán. Khi nghe tin Hán Vũ Đế rất chuộng Nho giáo, Thái hậu rất không hài lòng, nên lấy lý do đó mà bắt Hoàng đế phải hỏi qua mình rồi mới quyết định chính sự. Với tư cách là một Thái hoàng thái hậu, Đậu thị rất ảnh hưởng đến quyết định chính trị của Hán Vũ Đế, do vậy bà luôn tìm cách hạn chế Nho giáo, thúc đẩy trường phái mà mình yêu thích là Đạo giáo, ngoài ra nhiều lần đưa ra ý kiến cho Hoàng đế trong việc quản lý chính sự.

Năm Kiến Nguyên nguyên niên (140 TCN), Hán Vũ Đế tiến hành tân chính. Bởi vì một loạt động tác ảnh hưởng tới ích lợi của nhóm cao môn vọng tộc, lời dèm pha đều bôi nhọ Ngụy Kỳ hầu Đậu Anh, một trong những người đi đầu cho Tân chính đồng thời còn là cháu họ của Đậu Thái hậu. Lời truyền về hành động của Đậu Anh cứ thế truyền đến tai Thái hậu khiến bà càng không vui, do quan niệm chính trị của nhóm Tân chính hoàn toàn khác với chủ trương Hoàng lão học thuyết của bà. Năm thứ 2 (139 TCN), Ngự sử đại phu Triệu Oản (赵绾) cùng Lang trung lệnh Vương Tang (王臧), nghênh Nho học sĩ trứ danh Thân Bồi (申培), đương thời gọi là "Thân Công", tới Hán triều. Các đại thần tân chính chủ trương cũng kiến nghị thay đổi pháp chế, tiến hành thiết Minh đường (明堂), sửa lịch dễ phục, hành Phong thiện (封禅) đại lễ, còn kiến nghị chính sự “Không cần mọi chuyện chờ lệnh Thái hoàng thái hậu”. Đậu Thái hậu nghe xong, nổi trận lôi đình, tìm được lỗi của các Triệu Oản, Vương Tang mà trách phạt, khiển Hoàng đế giam bọn họ vào ngục. Cả hai đều tự sát trong ngục. Ngoài ra, Thừa tướng Đậu Anh cùng Thái úy Điền Phần đều bị bãi chức[39][40][41]. Dù có thay đổi ít nhiều về ý thức hệ những năm đầu Hán Vũ Đế cai trị, song nhìn chung vẫn giữ nguyên mô hình ổn định từ thời Văn Cảnh chi trị, cho đến khi Đậu thái hoàng thái hậu qua đời thì mới hoàn toàn thay đổi[39][40][41].

Năm Kiến Nguyên thứ 6 (135 TCN), tháng 5, ngày Đinh Mão, Thái hoàng thái hậu Đậu thị băng hà, không rõ bao nhiêu tuổi. Thụy hiệuHiếu Văn Hoàng hậu (孝文皇后), hợp táng cùng Hán Văn Đế tại Bá lăng (霸陵). Theo di chiếu, bà đem toàn bộ tiền tài phú quý cho con gái duy nhất là Quán Đào Thái trưởng công chúa Lưu Phiếu[42]. Tính từ khi về Trường An đăng ngôi Hoàng hậu đến khi qua đời ở thời đại cháu nội Hán Vũ Đế, Đậu Thái hậu đã sống trong hoàng cung nhà Hán được 45 năm.

Trong văn hóa đại chúng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Phim truyền hình Diễn viên Nhân vật
1986 Chân mệnh thiên tử
(真命天子)
Châu Hải My
周海媚
Đậu Thanh Liên (竇青蓮)
2001 Đại Hán thiên tử
(大汉天子)
Trần Sa Lợi
陳莎莉
Đậu thái hoàng thái hậu
2005 Hán Vũ đại đế
(汉武大帝)
Quy Á Lôi
歸亞蕾
Đậu thái hoàng thái hậu
2010 Mỹ nhân tâm kế
(美人心计)
Lâm Tâm Như
林心如
Đậu Y Phòng (竇漪房)
2011 Đại phong ca
(大風歌)
La Ức Nam
羅憶楠
Đậu Hoàng hậu
2014 Đại Hán hiền hậu Vệ Tử Phu
(大漢賢后衛子夫)
Trần Sa Lợi
陳莎莉
Đậu thái hoàng thái hậu

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 《太平御覽·卷三百九十六·人事部三十七·溺》引《三輔決錄》:「文帝竇后名猗,清河觀津人也。」
  2. ^ 《後漢書·卷六十四·吳延史盧趙列傳·趙歧》:「(趙)歧多所述作,著《孟子章句》、《三輔決錄》傳於時。」
  3. ^ 司马贞注释《史记 外戚世家第十九》: 「皇甫谧云名猗房」
  4. ^ 《史记.外戚世家》:“吕太后时,窦姬以六郡良家子入宫侍太后。”
  5. ^ Nay thuộc phía bắc của Sơn Tây và tây bắc của Hà Bắc
  6. ^ 史记 三十世家·外戚世家》而代王王后生四男。先代王未入立为帝而王后卒。及代王立为帝,而王后所生四男更病死。
  7. ^ 《史记·孝文本纪》:正月,有司言曰:“蚤建太子,所以尊宗庙。请立太子。”上曰:“朕既不德,上帝神明未歆享,天下人民未有嗛志。今纵不能博求天下贤圣有德之人而禅天下焉,而曰豫建太子,是重吾不德也。谓天下何?其安之。”有司曰:“豫建太子,所以重宗庙社稷,不忘天下也。”上曰:“楚王,季父也,春秋高,阅天下之义理多矣,明於国家之大体。吴王於朕,兄也,惠仁以好德。淮南王,弟也,秉德以陪朕。岂为不豫哉!诸侯王宗室昆弟有功臣,多贤及有德义者,若举有德以陪朕之不能终,是社稷之灵,天下之福也。今不选举焉,而曰必子,人其以朕为忘贤有德者而专於子,非所以忧天下也。朕甚不取也。”有司皆固请曰:“古者殷周有国,治安皆千馀岁,古之有天下者莫长焉,用此道也。立嗣必子,所从来远矣。高帝亲率士大夫,始平天下,建诸侯,为帝者太祖。诸侯王及列侯始受国者皆亦为其国祖。子孙继嗣,世世弗绝,天下之大义也,故高帝设之以抚海内。今释宜建而更选於诸侯及宗室,非高帝之志也。更议不宜。子某最长,纯厚慈仁,请建以为太子。”上乃许之。因赐天下民当代父後者爵各一级封将军薄昭为轵侯。
  8. ^ 《史记·孝文本纪》:三月,有司请立皇后。薄太后曰:“诸侯皆同姓,立太子母为皇后。”皇后姓窦氏。上为立后故,赐天下鳏寡孤独穷困及年八十已上孤儿九岁已下布帛米肉各有数。
  9. ^ Nguyễn Tôn Nhan, sách đã dẫn, tr 51
  10. ^ 《史记·外戚世家》:窦皇后亲蚤卒,葬观津。於是薄太后乃诏有司,追尊窦后父为安成侯,母曰安成夫人。令清河置园邑二百家,长丞奉守,比灵文园法。
  11. ^ 《汉书·外戚传上》:窦姬为皇后,女为馆陶长公主。明年,封少子武为代王,后徙梁,是为梁孝王。
  12. ^ 《史记·外戚世家》:立窦姬为皇后,女嫖为长公主。其明年,立少子武为代王,已而又徙梁,是为梁孝王。
  13. ^ 《史记·孝文本纪》:三月,有司请立皇子为诸侯王。上曰:“赵幽王幽死,朕甚怜之,已立其长子遂为赵王。遂弟辟彊及齐悼惠王子朱虚侯章、东牟侯兴居有功,可王。”乃立赵幽王少子辟彊为河间王,以齐剧郡立朱虚侯为城阳王,立东牟侯为济北王,皇子武为代王,子参为太原王,子揖为梁王。
  14. ^ 《史记·梁孝王世家》:孝文帝即位二年,以武为代王,以参为太原王,以胜为梁王。二岁,徙代王为淮阳王。
  15. ^ 《史记·梁孝王世家》:初,武为淮阳王十年,而梁王胜卒,谥为梁怀王。怀王最少子,爱幸异於他子。其明年,徙淮阳王武为梁王。梁王之初王梁,孝文帝之十二年也。
  16. ^ 《史记·外戚世家》:窦皇后兄窦长君,弟曰窦广国,字少君。少君年四五岁时,家贫,为人所略卖,其家不知其处。传十馀家,至宜阳,为其主入山作炭,暮卧岸下百馀人,岸崩,尽压杀卧者,少君独得脱,不死。自卜数日当为侯,从其家之长安。闻窦皇后新立,家在观津,姓窦氏。广国去时虽小,识其县名及姓,又常与其姊采桑堕,用为符信,上书自陈。窦皇后言之於文帝,召见,问之,具言其故,果是。又复问他何以为验?对曰:“姊去我西时,与我决於传舍中,丐沐沐我,请食饭我,乃去。”於是窦后持之而泣,泣涕交横下。侍御左右皆伏地泣,助皇后悲哀。乃厚赐田宅金钱,封公昆弟,家於长安。
  17. ^ 《史记·外戚世家》:绛侯、灌将军等曰:“吾属不死,命乃且县此两人。两人所出微,不可不为择师傅宾客,又复效吕氏大事也。”於是乃选长者士之有节行者与居。窦长君、少君由此为退让君子,不敢以尊贵骄人。
  18. ^ Nguyễn Tôn Nhan, sách đã dẫn, tr 57
  19. ^ 《史记·外戚世家》:窦皇后病,失明。文帝幸邯郸慎夫人、尹姬,皆毋子。
  20. ^ 《史记·袁盎晁错列传》:上幸上林,皇后、慎夫人从。其在禁中,常同席坐。及坐,郎署长布席,袁盎引却慎夫人坐。慎夫人怒,不肯坐。上亦怒,起,入禁中。盎因前说曰:“臣闻尊卑有序则上下和。今陛下既已立后,慎夫人乃妾,妾主岂可与同坐哉!适所以失尊卑矣。且陛下幸之,即厚赐之。陛下所以为慎夫人,适所以祸之。陛下独不见‘人彘’乎?”於是上乃说,召语慎夫人。慎夫人赐盎金五十斤。
  21. ^ 《史记·外戚世家》:孝文帝崩,孝景帝立,乃封广国为章武侯。长君前死,封其子彭祖为南皮侯。吴楚反时,窦太后从昆弟子窦婴,任侠自喜,将兵,以军功为魏其侯。窦氏凡三人为侯。
  22. ^ 《史记·外戚世家》:窦太后好黄帝、老子言,帝及太子诸窦不得不读黄帝、老子,尊其术。
  23. ^ Nguyễn Tôn Nhan, sách đã dẫn, tr 54
  24. ^ 《史记·梁孝王世家》:二十五年,复入朝。是时上未置太子也。上与梁王燕饮,尝从容言曰:“千秋万岁後传於王。”王辞谢。虽知非至言,然心内喜。太后亦然。
  25. ^ 《史记·魏其武安侯列传》:是时上未立太子,酒酣,从容言曰:“千秋之後传梁王。”太后驩。窦婴引卮酒进上,曰:“天下者,高祖天下,父子相传,此汉之约也,上何以得擅传梁王!”太后由此憎窦婴。窦婴亦薄其官,因病免。太后除窦婴门籍,不得入朝请。
  26. ^ 《史记·梁孝王世家》:二十九年十月,梁孝王入朝。景帝使使持节乘舆驷马,迎梁王於关下。既朝,上疏因留,以太后亲故。王入则侍景帝同辇,出则同车游猎,射禽兽上林中。梁之侍中、郎、谒者著籍引出入天子殿门,与汉宦官无异。
  27. ^ 《史记·梁孝王世家》:十一月,上废栗太子,窦太后心欲以孝王为後嗣。大臣及袁盎等有所关说於景帝,窦太后义格,亦遂不复言以梁王为嗣事由此。以事秘,世莫知。乃辞归国。
  28. ^ 褚少孙补《史记·外戚世家》:盖闻梁王西入朝,谒窦太后,燕见,与景帝俱侍坐於太后前,语言私说。太后谓帝曰:“吾闻殷道亲亲,周道尊尊,其义一也。安车大驾,用梁孝王为寄。”
  29. ^ Nguyễn Tôn Nhan, sách đã dẫn, tr 61
  30. ^ Cát Kiếm Hùng, sách đã dẫn, tr 430
  31. ^ Nguyễn Tôn Nhan, sách đã dẫn, tr 55-56
  32. ^ 《史记·梁孝王世家》:其夏四月,上立胶东王为太子。梁王怨袁盎及议臣,乃与羊胜、公孙诡之属阴使人刺杀袁盎及他议臣十馀人。逐其贼,未得也。於是天子意梁王,逐贼,果梁使之。乃遣使冠盖相望於道,覆按梁,捕公孙诡、羊胜。公孙诡、羊胜匿王後宫。使者责二千石急,梁相轩丘豹及内史韩安国进谏王,王乃令胜、诡皆自杀,出之。上由此怨望於梁王。梁王恐,乃使韩安国因长公主谢罪太后,然后得释。
  33. ^ 《史记·袁盎晁错列传》:梁王欲求为嗣,袁盎进说,其後语塞。梁王以此怨盎,曾使人刺盎。刺者至关中,问袁盎,诸君誉之皆不容口。乃见袁盎曰:“臣受梁王金来刺君,君长者,不忍刺君。然後刺君者十馀曹,备之!”袁盎心不乐,家又多怪,乃之棓生所问占。还,梁刺客後曹辈果遮刺杀盎安陵郭门外。
  34. ^ 《汉书·窦田灌韩传》:梁王以至亲故,得自置相、二千石,出入游戏,僣于天子。天子闻之,心不善。太后知帝弗善,乃怒梁使者,弗见,案责王所为。安国为梁使,见大长公主而泣曰:“何梁王为人子之孝,为人臣之忠,而太后曾不省也?夫前日吴、楚、齐、赵七国反,自关以东皆合从而西向,唯梁最亲,为限难。梁王念太后、帝在中,而诸侯扰乱,壹言泣数行而下,跪送臣等六人将兵击却吴、楚、吴、楚以故兵不敢西,而卒破亡,梁之力也。今太后以小苛礼责望梁王。梁王父兄皆帝王,而所见者大,故出称跸,入言警,车旗皆帝所赐,即以嫮鄙小县,驱驰国中,欲夸诸侯,令天下知太后、帝爱之也。今梁使来,辄案责之,梁王恐,日夜滋泣思慕,不知所为。何梁王之忠孝而太后不恤也?”长公主具以告太后,太后喜曰:“为帝言之。”言之,帝心乃解,而免冠谢太后曰:“兄弟不能相教,乃为太后遗忧。”悉见梁使,厚赐之。其后,梁王益亲欢。太后、长公主更赐安国直千余金。
  35. ^ Nguyễn Tôn Nhan, sách đã dẫn, tr 56
  36. ^ 《史记·梁孝王世家》:三十五年冬,复朝。上疏欲留,上弗许。归国,意忽忽不乐。北猎良山,有献牛,足出背上,孝王恶之。六月中,病热,六日卒,谥曰孝王。
  37. ^ 《史记·梁孝王世家》:及闻梁王薨,窦太后哭极哀,不食,曰:“帝果杀吾子!”景帝哀惧,不知所为。与长公主计之,乃分梁为五国,尽立孝王男五人为王,女五人皆食汤沐邑。於是奏之太后,太后乃说,为帝加壹餐。
  38. ^ 《汉书·武帝纪》:十六岁,后三年正月,景帝崩。甲子,太子即皇帝位,尊皇太后窦氏曰太皇太后,皇后曰皇太后。
  39. ^ a b 《汉书·儒林传》:窦太后喜《老子》言,不说儒术,得绾、臧之过,以让上曰:“此欲复为新垣平也!”上因废明堂事,下绾、臧吏,皆自杀。
  40. ^ a b 《史记·魏其武安侯列传》:魏其、武安俱好儒术,推毂赵绾为御史大夫,王臧为郎中令,迎鲁申公,欲设明堂。令诸侯就国,除关,以礼为服制,以兴太平。举适诸窦,宗室毋节行者,除其属籍。时诸外家为列侯;列侯多尚公主,皆不欲就国,以故毁日至窦太后。太后好黄、老之言,而魏其、武安、赵绾、王臧等务隆推儒术,贬道家言。是以窦太后滋不说魏其等。及建元二年,御史大夫赵绾请无奏事东宫。窦太后大怒。乃罢逐赵绾、王臧等,而免丞相、太尉。以柏至侯许昌为丞相,武强侯庄青翟为御史大夫。魏其、武安由此以侯家居。
  41. ^ a b 《史记·武帝本纪》:元年,汉兴已六十馀岁矣,天下乂安,荐绅之属皆望天子封禅改正度也。而上乡儒术,招贤良,赵绾、王臧等以文学为公卿,欲议古立明堂城南,以朝诸侯。草巡狩封禅改历服色事未就。会窦太后治黄老言,不好儒术,使人微伺得赵绾等奸利事,召案绾、臧,绾、臧自杀,诸所兴为者皆废。
  42. ^ 《史记·外戚世家》:窦太后後孝景帝六岁崩,合葬霸陵。遗诏尽以东宫金钱财物赐长公主嫖。
  • Sử ký
  • Hán thư, quyển 97 thượng.
  • Tư trị thông giám, quyển 13, 14, 15, 16, 17.
  • Cát Kiếm Hùng chủ biên (2006), Bước thịnh suy của các triều đại phong kiến Trung Quốc, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin
  • Lê Đông Phương, Vương Tử Kim (2007), Kể chuyện Tần Hán, Nhà xuất bản Đà Nẵng
  • Đặng Huy Phúc (2001), Các hoàng đế Trung Hoa, Nhà xuất bản Hà Nội
  • Nguyễn Tôn Nhan (1997), Hậu phi truyện, Nhà xuất bản Phụ nữ