Song Khê

Song Khê
Phường
Phường Song Khê
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Bắc Bộ
TỉnhBắc Giang
Thành phốBắc Giang
Thành lập1/1/2025[1]
Địa lý
Tọa độ: 21°15′9″B 106°10′34″Đ / 21,2525°B 106,17611°Đ / 21.25250; 106.17611
Song Khê trên bản đồ Việt Nam
Song Khê
Song Khê
Vị trí phường Song Khê trên bản đồ Việt Nam
Diện tích4,44 km²[1]
Dân số (31/12/2023)
Tổng cộng7.432 người[1]
Mật độ1.673 người/km²
Khác
Mã hành chính07705[2]

Song Khê là một phường thuộc thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Phường Song Khê có vị trí địa lý:

Phường Song Khê có diện tích 4,44 km², dân số năm 2023 là 7.432 người,[1] mật độ dân số đạt 1.673 người/km².

Trên địa bàn xã có Quốc lộ 1 mới chạy qua và tỉnh lộ 398 (trước đây là tỉnh lộ 284).

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Phường Song Khê được chia thành 4 tổ dân phố: Liêm Xuyên (Lịm Xuyên), Song Khê 1, Song Khê 2, Yên Khê.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 8 năm 1945, thành lập xã Chí Minh thuộc huyện Lạng Giang trên cơ sở 4 xã: Song Khê, Yên Khê, Liêm Xuyên, Khánh Khê.

Ngày 8 tháng 5 năm 1950, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 11-TTg[3] về việc sáp nhập Chí Minh thuộc huyện Lạng Giang vào huyện Việt Yên.[4]

Ngày 6 tháng 9 năm 1952, Liên khu ủy Việt Bắc ban hành Nghị quyết số 06/NQ-BB/BG về việc sáp nhập xã Chí Minh thuộc huyện Lạng Giang vào huyện Yên Dũng.

Ngày 27 tháng 10 năm 1962, Quốc hội ban hành Nghị quyết[5] về việc thành lập tỉnh Hà Bắc trên cơ sở tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh. Khi đó, xã Yên Khê thuộc huyện Yên Dũng, tỉnh Hà Bắc.

Năm 1969, đổi tên xã Chí Minh thành xã Song Khê.

Xã Song Khê có 3 thôn: Liêm Xuyên, Song Khê, Yên Khê.

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội ban hành Nghị quyết[6] về việc chia tỉnh Hà Bắc thành tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh. Khi đó, xã Song Khê thuộc huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.

Ngày 27 tháng 9 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 36/NQ-CP[7] về việc chuyển toàn bộ 448,82 ha diện tích tự nhiên và 4.620 người của xã Song Khê thuộc huyện Yên Dũng về thành phố Bắc Giang quản lý.

Ngày 11 tháng 7 năm 2014, HĐND tỉnh Bắc Giang ban hành Nghị quyết số 12/NQ-HĐND[8] về việc thành lập thôn Song Khê 1 và thôn Song Khê 2 trên cơ sở thôn Song Khê.

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, xã Song Khê có 4,44 km² diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 7.432 người và 4 thôn: Liêm Xuyên, Song Khê 1, Song Khê 2, Yên Khê.[9]

Ngày 28 tháng 9 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1191/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023 – 2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2025).[1] Theo đó, thành lập phường Song Khê thuộc thành phố Bắc Giang trên cơ sở toàn bộ 4,44 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số là 7.432 người của xã Song Khê.

  • Đền thờ Hoàng giáp Đào Toàn Bân và Trạng nguyên Đào Sư Tích
  • Linh Quang Tự (Chùa Liêm Xuyên) thuộc làng Liêm Xuyên đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
  • Mục Ngưu Tự - Chùa Trẻ thuộc làng Yên Khê.
  • Hoa Khê Tự (Chùa Yên Khê) thuộc làng Yên Khê
  • Đền An Khê (Nghè làng Yên Khê).

Lễ hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Cũng giống như nhiều địa phương khác trong tỉnh, ở Song Khê cũng có nhiều lễ hội dân gian được tổ chức ở quy mô cấp thôn (làng) vào đầu xuân năm mới như:

  • Ngày 09 tháng giêng hàng năm, hội làng Yên Khê diễn ra tại Hoa Khê Tự.
  • Ngày 15 tháng giêng hàng năm, hội làng Song Khê cũ.
  • Ngày 10 tháng hai hàng năm, hội làng Liêm Xuyên diễn ra tại Linh Quang Tự

Hội làng ở Song Khê tùy thuộc vào khả năng và quy mô tổ chức của các làng mà có các trò chơi dân gian như đấu vật, cờ tướng, đập niêu,... đặc biệt là chèo thuyền hát Quan họ giao duyên trên ao đình và hát quan họ trong chòi hát. Đây là nét đặc trưng không thể thiếu trong những lễ hội dân gian ở trấn Kinh Bắc xưa.

  • Ngoài ra, ở làng Yên Khê trước đây còn có tục đuổi chim cuốc vào ngày mồng 4 tháng giêng hàng năm nhưng nay đã bị thất truyền.[10]

Danh nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e “Nghị quyết số 1191/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023 – 2025”. Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam. 28 tháng 9 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2024.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ Nghị định số 11-TTg về việc sáp nhập hai xã Tân Mỹ và Chí Minh nguyên thuộc huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang sáp nhập vào huyện Việt Yên cùng tỉnh.
  4. ^ Địa chí Bắc Giang: Địa lý và kinh tế (PDF). Sở Văn hóa Thông tin Bắc Giang và Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam. 2006. tr. 95.
  5. ^ “Nghị quyết về việc hợp nhất thành phố Hải Phòng và tỉnh Kiến An, hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang”. Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp. 7 tháng 11 năm 1949. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2024.
  6. ^ “Nghị quyết năm 1996 về việc phân vạch lại địa giới hành chính một số tỉnh”. Cơ sở dữ liệu Quốc gia về văn bản pháp luật Trung ương. 6 tháng 11 năm 1996. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2024.
  7. ^ “Nghị quyết số 36/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lạng Giang, huyện Yên Dũng để mở rộng địa giới hành chính thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang”. Thư viện Pháp luật. 27 tháng 9 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2020.
  8. ^ “Nghị quyết số 12/NQ-HĐND về việc chia tách thôn Song Khê để thành lập 02 thôn Song Khê 1 và Song Khê 2 thuộc xã Song Khê, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang” (PDF). Công báo tỉnh Bắc Giang. 11 tháng 7 năm 2014.
  9. ^ UBND tỉnh Bắc Giang (20 tháng 3 năm 2024). “Đề án nhập địa giới hành chính huyện Yên Dũng với thành phố Bắc Giang; sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và thành lập các phường thuộc thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang”. Cổng thông tin điện tử thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2024.
  10. ^ Thu Hường (ngày 24 tháng 1 năm 2012). “Tục đuổi chim cuốc đầu năm”. VnExpress. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2015.
  11. ^ “Danh sách các vị Tam khôi”. Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. ngày 15 tháng 8 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2015.
  12. ^ Quang Ân. “Đào Toàn Bân - Đại sư vô nhị”. www.nhantainhanluc.com - Viện Khoa học Nghiên cứu Nhân tài Nhân lực (ISSTH). Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2015.
  13. ^ “Bia Văn Miếu Bắc Ninh số 11: Kim bảng lưu phương - Văn bia ghi bổ sung”. Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. ngày 25 tháng 3 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2015.
  14. ^ “Đào Toàn Mân”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang.
  15. ^ “Bia Văn Miếu Bắc Ninh số 1: Văn bia đề danh Tiến sĩ từ khoa Ất Mão (1075) đến khoa Kỷ Sửu (1469)”. Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. ngày 4 tháng 4 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2015. Xem chú thích 7
  16. ^ “Trạng nguyên Đào Sư Tích”. Công thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang.
  17. ^ “Bia Văn Miếu Hà Nội số 10: Văn bia đề danh Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Cảnh Thống năm thứ 5 (1502)”. Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. ngày 24 tháng 1 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2015. Xem chú thích 59
  18. ^ “Bia Văn Miếu Bắc Ninh số 6: Văn bia đề danh Tiến sĩ từ khoa Quý Sửu (1553) đến khoa Nhâm Thìn (1592)”. Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. ngày 27 tháng 3 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2015. Xem chú thích 42
  19. ^ Thái Sinh (ngày 11 tháng 2 năm 2014). “Nguyễn Khắc Nhu - nhà yêu nước chân chính”. nongnghiep.vn - Báo Nông nghiệp Việt Nam. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2015.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]