Vi hoàng hậu (Đường Trung Tông)

Trung Tông Vi phế hậu
中宗韋废后
Đường Trung Tông Hoàng hậu
Hoàng hậu Đại Đường
Tại vị3 tháng 1 năm 684
26 tháng 2 năm 684
Tiền nhiệmTắc Thiên Võ hoàng hậu
Kế nhiệmTúc Minh Lưu hoàng hậu
Hoàng hậu Đại Đường
(phục vị)
Tại vị705 - 710
Tiền nhiệmTúc Minh Lưu hoàng hậu
Kế nhiệmThương Đế Lục hoàng hậu
Hoàng thái hậu Đại Đường
Tại vị8 tháng 7 năm 710 - 21 tháng 7 năm 710
Tiền nhiệmTắc Thiên Võ Thái hậu
Kế nhiệmTrang Hiến Vương Thái hậu
Thông tin chung
Sinh?
Vạn Niên, Kinh Triệu
Mất21 tháng 7, 710
Trường An, Nhà Đường
Phối ngẫuĐường Trung Tông
Lý Hiển
Hậu duệ
Tước hiệu[Thái tử phi; 太子妃]
[Hoàng hậu; 皇后]
[Lư Lăng vương phi;
庐陵王妃]
[Thái tử phi; 太子妃] (phục vị)
[Hoàng hậu; 皇后] (phục vị)
[Thuận Thiên Dực Thánh Hoàng hậu; 順天翊聖皇后]
[Hoàng thái hậu; 皇太后]
[Thứ nhân; 庶人]
Thân phụVi Huyền Trinh
Thân mẫuThôi thị

Đường Trung Tông Vi Hoàng hậu (chữ Hán: 唐中宗韋皇后, ? - 21 tháng 7, năm 710), thường gọi Vi hậu (韋后) hay Vi Thái hậu (韋太后) hoặc Trung Tông Vi Thứ nhân (中宗韋庶人)[1], kế phối, nhưng là Hoàng hậu duy nhất của Đường Trung Tông Lý Hiển, Hoàng đế thứ 4 và thứ sáu của nhà Đường[2].

Trong cuộc đời của mình, Vi hậu đã hai lần nhận ngôi Hoàng hậu và một lần bị phế truất cùng Trung Tông vào năm 684 bởi mẹ chồng là Võ Tắc Thiên. Sau khi Trung Tông phục vị (705), Vi thị trở lại làm Hoàng hậu, cùng chồng mình tham dự triều chính, thao túng triều cương. Năm 710, Đường Trung Tông bị hạ độc và qua đời, Vi Hoàng hậu lập Lý Trọng Mậu lên ngôi, trở thành Hoàng thái hậu, lâm triều xưng chế. Tuy nhiên chưa đầy nửa tháng sau, Lâm Tri vương Lý Long Cơ và cô mẫu Thái Bình Công chúa hợp sức phát động Chính biến Đường Long, Vi Thái hậu cùng An Lạc Công chúa bị giết chết.

Bà cùng với Võ Tắc ThiênThái Bình Công chúa được xem là ba người phụ nữ trực tiếp chuyên chính của triều đại nhà Đường. Có cách nói [Võ Vi chi loạn; 武韋之亂], chính là nói đến hết Võ hậu lại tới Vi hậu làm loạn nhà Đường.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàng hậu Vi thị là người huyện Vạn Niên, phủ Kinh Triệu (nay là Thiểm Tây, Tây An), xuất thân trong một gia đình quan lại giàu có. Gia tộc họ Vi có ba đời phục vụ cho các Hoàng đế nhà Đường, từ ông nội bà Vi Hoằng Biểu (韋弘表) làm quân sư cho con trai nhỏ của Đường Thái Tông là Tào vương Lý Minh. Cha bà là Phổ Châu Tham quân Vi Huyền Trinh (韋玄貞), mẹ là Thôi Phu nhân, xuất thân từ gia tộc Bác Lăng Thôi thị (博陵崔氏), con gái Viên ngoại lang Thôi Phượng Cửu (崔凤举) thời nhà Tùy.

Khi Đường Cao Tông Lý Trị phong đến người Thái tử thứ 4 là Anh vương Lý Triết[3], Vi thị được nạp vào làm phi cho Thái tử, do người vợ trước của Lý Triết là Triệu thị bị Võ hậu giam cầm và chết đói. Sau ngày thành hôn, Cao Tông phong cho cha bà là Vi Huyền Trinh từ Tham quân của Phổ châu[4] lên làm Thứ sử Dự châu[5][6].

Năm Khai Diệu thứ 2 (682), Vi phi hạ sinh Lý Trọng Nhuận, và đây cũng là người con trai duy nhất của bà. Sau đó, Trọng Nhuận được lập làm Hoàng thái tôn[7]. Những năm này, bà lại sinh thêm hai người con gái nữa là Vĩnh Thái Công chúa Lý Tiên Huệ cùng Trường Ninh Công chúa.

Hoàng hậu nhà Đường

[sửa | sửa mã nguồn]

Lần đầu và bị giáng

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Hoằng Đạo nguyên niên (683), tháng 12, Đường Cao Tông Lý Trị băng hà. Ngày 3 tháng 1 năm Tự Thánh nguyên niên (684) (nhằm ngày Đinh Tị, tháng 12 năm Quý Mùi), Thái tử Lý Hiển[8] kế vị, sử xưng là Đường Trung Tông. Lúc đó, Võ Hoàng hậu được tôn làm Hoàng thái hậu, nắm mọi quyền hành trong triều. Cũng trong mùa xuân năm ấy, Trung Tông lập Vi thị làm Hoàng hậu.

Đường Trung Tông mới lên ngôi, phải chịu tang Tiên hoàng, mọi việc trong triều đều do Võ Thái hậu quyết đoán. Bà ta nắm trong tay đội Lâm Vũ quân, có mưu đồ xưng làm Hoàng đế. Không lâu sau khi lên ngôi, Trung Tông muốn phong nhạc phụ Vi Huyền Trinh làm Môn hạ tỉnh (Tể tướng), Tể tướng đương nhiệm Bùi Viêm hết sức can ngăn nhưng Trung Tông không nghe, bèn nói chuyện này cho Võ Thái hậu biết. Thái hậu tức giận vì Lý Hiển muốn dùng Huyền Trinh để tước bớt quyền lực của mình, bèn nảy sinh ý định phế lập. Ngày 26 tháng 2 cùng năm, chỉ tầm một tháng sau khi Trung Tông lên ngôi, Võ Thái hậu vào triều, tuyên chiếu phế truất Đường Trung Tông làm Lư Lăng vương (庐陵王) và giam lỏng ở biệt cung. Cùng lúc đó, Võ Thái hậu lập con trai út của mình là Tương vương Lý Đán lên ngôi, tức Đường Duệ Tông.

Tháng 5 ÂL năm ấy, Lư Lăng vương Lý Hiển bị đổi tên là Lý Triết (李哲) và bị lưu đày đến Phòng châu[9], Vi phi cùng con trai là Lý Trọng Nhuận do cũng bị giáng nên cùng đi theo Lý Triết, trong khi cha bà cùng gia tộc họ Vi bị đày sang Khâm châu[10], sau đó bị đưa đến Quân châu (cũng thuộc Hồ Bắc). Vào lúc đó Vi thị vốn đã có mang, đến khi đang đi trên đường lưu đày thì sinh ra một người con gái. Nhưng lúc đó không có để quấn, Lý Triết phải cởi áo của mình làm tã cho Tiểu Công chúa, bởi vậy Tiểu Công chúa được đặt tên là Khỏa Nhi (裹兒), tức An Lạc Công chúa sau này. Trong hoàn cảnh như vậy lại thuận lợi sinh ra một đứa bé nhỏ nhắn xinh đẹp, Lý Triết và Vi thị đều rất yêu thương Khỏa Nhi.

Quân Châu, vợ chồng Vi thị phải sống trong cảnh thiếu thốn. Vốn là người nhút nhát, Lý Triết rất lo sợ một ngày nào đó sẽ bị mẹ mình giết chết như hai người anh và một người chị trước đây. Mỗi khi có chiếu chỉ của Thái hậu đem đến, Lý Triết đều rất lo sợ, nhiều lần muốn tự sát. Vi thị khuyên chồng rằng:"Việc sống chết chẳng phải do con người quyết định được. Chẳng bằng ta cứ an nhiên chờ đợi, việc gì phải chết nhanh". Do vậy tình cảm của Lý Triết và Vi thị rất sâu đậm. Lý Triết thường nói với bà:"Một ngày nào đó Trẫm được về triều, sẽ không ngăn cấm nàng gì cả"[11][12].

Lúc này tại triều đình, Võ Tắc Thiên thoán ngôi xưng Đế, giáng Duệ Tông Lý Đán làm Hoàng tự (皇嗣), đổi quốc hiệu là Đại Chu (大周)[13]. Sau này, Lý Đán bị Võ Tắc Thiên nghi ngờ và muốn phế truất để đưa cháu mình là Võ Thừa Tự làm Trữ quân. Cuối cùng năm Thánh Lịch nguyên niên (698), theo lời khuyên của Địch Nhân Kiệt, Võ Tắc Thiên cho đón Lý Triết về kinh. Tháng 4 cùng năm, Lý Triết đem theo Vi thị cùng các con về đến Lạc Dương[14]. Sang năm thứ 2 (699), Lý Triết được Võ Tắc Thiên chỉ dụ lập làm Thái tử, cải danh là "Hiển" như cũ, đổi họ thành họ Võ. Do đó Vi thị trở lại làm Thái tử phi.

Năm Đại Túc nguyên niên (701), hai người con lớn của Vi thị là Thiệu vương Võ Trọng Nhuận[15], Vĩnh Thái Quận chúa Tiên Huệ và chồng của Vĩnh Thái là Võ Diên Cơ (con trai của Ngụy Tuyên vương Võ Thừa Tự) xảy bất mãn với hai sủng nam của Võ Tắc Thiên là Trương Dịch Chi cùng Trương Xương Tông nên có lời phỉ báng. Việc này bị Trương Dịch Chi phát hiện và tố cáo với Võ hậu. Kết quả vào ngày 3 tháng 9 cùng năm, Võ Trọng Nhuận và Võ Diên Cơ bị Võ hậu ban chết, sang ngày hôm sau thì Vĩnh Thái Quận chúa Tiên Huệ cũng qua đời[16].

Trở lại làm Hoàng hậu

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Thần Long nguyên niên (705), ngày 20 tháng 2 (tháng 1, ngày Quý Mão ÂL), các đại thần Trương Giản Chi, Thôi Huyền Vĩ, Hoàn Ngạn Phạm, Viên Thứ Kỷ, Lý Đa TộKính Huy tiến hành biến chính, lật đổ Võ Thái hậu. Ngày 23 tháng 2 (Bính Ngọ tháng giêng), Võ Hiển được đưa lên ngôi lần thứ hai, cải tên là [Lý Hiển], đổi quốc hiệu thành Đại Đường như cũ[17]. Vi thị lại được sách lập làm Hoàng hậu. Hai người con đã chết của bà, lần lượt được truy phong làm Ý Đức Thái tử (懿德太子) và Vĩnh Thái Công chúa (永泰公主). Cha của Vi hậu là Vi Huyền Trinh được truy tôn làm Thượng Lạc vương (上洛王), mẹ Vi hậu là Thôi thị làm Vương phi.

Từ khi phục vị, Vi hậu noi theo Võ Tắc Thiên khi trước, thường cùng Trung Tông lâm triều nghe chính sự, bắt chước Võ hậu ngồi đằng sau bước rèm (gọi là Thùy liêm) để nghe hết các bẩm tấu cùng sự kiện nổi trội đương thời. Có đại thần Hoàn Ngạn Phạm dâng biểu phản đối Vi hậu làm chuyện này, cực kỳ gay gắt[18]. Bài biểu nói:

Trong thời gian này, cháu của Võ hậu là Lương vương Võ Tam Tư có quan hệ lén lút với Chiêu dung Thượng Quan Uyển Nhi, người từng được Võ hậu cất nhắc và cho làm Nữ quan thân tín bên cạnh mình. Bản thân Uyển Nhi thường bơm vào đầu Vi hậu những ý tưởng làm giống như Võ Tắc Thiên khi trước, nên Vi hậu càng quyết liệt hơn[19]. Qua lời giới thiệu của Uyển Nhi, Tam Tư bèn thiết lập quan hệ với Vi hậu. Hai bên lén lút thông gian với nhau, Vi thị thường mượn cớ hầu cờ để gọi Võ Tam Tư đến chỗ mình. Dưới sự tác động của Vi hậu cùng Thượng Quan Uyển Nhi, tín nhiệm Võ Tam Tư, cho tham gia nghị sự, thế lực họ Võ tưởng chừng bị chấm dứt sau sự thoái vị của Võ Tắc Thiên bây giờ lại càng trở nên mạnh mẽ[20].

Vi hậu lại liên kết với Võ Tam Tư âm mưu chiếm đoạt quyền lực trong triều, gièm pha Trung Tông về cái đại thần đảo chính trước đây, tiêm nhiễm vào đầu Trung Tông những ý tưởng cho rằng các đại thần phù trợ năm ấy cậy công làm càn, lại có ý đảo chính. Dưới sự sắp đặt của bà, 5 đai thần Trương Giản Chi, Thôi Huyền Vĩ, Hoàn Ngạn Phạm, Viên Thứ KỷKính Huy được phong tước Vương nhưng kỳ thực đã bị tước quyền hành. Đại thần Hoàn Ngạn Phạm bị ép đổi sang họ Vi của bà. Sau đó năm người này bị đẩy sang Lạc Dương. Sau đó, Võ Tam Tư lại sai Hoằng Nông Đàm, Nhiễm Tổ UngLý Thuyên tố cáo các đại thần Trương Trọng Chi, Tổ Diên Khánh, Vũ Đường, Chu Cảnh... có âm mưu giết Tam Tư và phế Vi Hoàng hậu. Trung Tông sai điều tra vụ án này. Cuối cùng, các đại thần này bị xử tử. Không lâu sau, đại thần Vương Đồng Hiệu người bất mãn với Vi hậu và Tam Tư, dâng lên khuyên can lên Trung Tông. Vi hậu tức giận, vu khống Vương Đồng Hiệu rồi giết chết. Nhân đó bà gièm pha năm đại thần Trương Giản Chi, Thôi Huyền Vĩ, Hoàn Ngạn Phạm, Viên Thứ KỷKính Huy cũng hợp mưu với Vương Đồng Hiệu rồi nhất loạt đày họ ra châu xa. Đến tháng 7, Vi hậu và Tam Tư sai Chu Lợi Trinh giết chết năm người này trên đường lưu đày[21][22]. Thủ lĩnh bộ lạc Phất Niết Mạt HạtLý Đa Tộ vì sợ hãi đã giả vờ phục vụ lợi ích của Vi hoàng hậu và đã tránh được việc bị Vi hoàng hậu giết.

Mâu thuẫn với Thái tử

[sửa | sửa mã nguồn]

Vi hậu oán ghét người con thứ của Trung Tông là Tả tán kỵ Thường thị Tiếu vương Lý Trọng Phúc - một người con do thị thiếp của Trung Tông sinh ra, nên gièm pha Trọng Phúc có tham gia trong việc xử tử hai người con của bà, nói:"Năm đó Trọng Nhuận bị ép tự sát, là do Trọng Phúc nói trước mặt Tắc Thiên Hoàng đế, nên mới có cơ sự như vậy!". Trung Tông yêu thương Vi hậu, đem Lý Trọng Phúc đày đi Bộc Châu, làm một chức Thứ sử, sau lại chuyển đến Quân Châu, lại mệnh các quan viên các châu đối với Trọng Phúc canh giữ nghiêm ngặt[23].

Vi hậu cùng con gái là An Lạc Công chúa Lý Khỏa Nhi chuyên chính trong triều vì Trung Tông nhu nhược, thậm chí An Lạc Công chúa còn tự viết chiếu thư ghi tên của Trung Tông truyền xuống, Trung Tông không đọc kỹ lại mà cũng công nhận. Vi hậu dẫn việc Võ hậu, muốn đưa An Lạc Công chúa làm [Hoàng thái nữ; 皇太女][24], nhưng trước sau Trung Tông không chấp thuận. Thay vào đó, Lý Trọng Tuấn, con trai một thị thiếp được lập làm Hoàng thái tử[25]. Thái tử Lý Trọng Tuấn tuy có danh vị nối ngôi nhưng bị An Lạc Công chúa và chồng là Võ Sùng Huấn (con trai của Võ Tam Tư) xem thường và coi như nô lệ. Vi hậu và An Lạc Công chúa cậy được sủng hạnh, nhiều lần xin Trung Tông phế Trọng Tuấn, lập An Lạc làm Hoàng thái nữ. Lý Trọng Tuấn nghe được tham vọng này của An Lạc Công chúa thì càng mất bình tĩnh[26].

Năm Thần Long thứ 3 (707), tháng 7, Trọng Tuấn liên kết cùng các Thành vương Lý Thiên Lý, Thiên Thủy vương Lý Hi (con trai của Lý Thiên Lý), Lý Đa Tộ (thủ lĩnh bộ lạc Phất Niết Mạt Hạt), Dã Hô Lợi (con rể của Lý Đa Tộ), Lý Tư Xung, Lý Thừa Huống, Độc Cô Y Chi... đem hơn 300 quân Lâm Vũ khởi loạn, tiến vào giết chết Võ Tam TưVõ Sùng Huấn rồi tiến vào cung, giết các đại thần theo phe Tam Tư. Trung Tông cùng Vi Hoàng hậu, Thượng Quan Chiêu dung cùng An Lạc Công chúa đến cửa Huyền Vũ môn, sai Lưu Cảnh Nhân dẫn 100 kị binh hộ vệ. Các đại thần Dương Tái Tư, Tô Côi, Lý Kiệu cùng nhau chia quân giữ Thái Cực điện. Quân đội triều đình bắt đầu tổ chức phòng ngự. Đường Trung Tông lại sai Lưu Nhân Cảnh đem kị binh ra chống trả. Trong khi đó, Lý Đa Tộ và Thái tử bất hòa, Lý Đa Tộ án binh không tiến đánh nữa[27]. Lý Trọng Tuấn lại do dự vì muốn nói chuyện với Đường Trung Tông để tự minh oan cho mình. Trong khi đó, hoạn quan của Đường Trung TôngDương Tư Húc (楊思勗) đã dẫn quân phản công, giết chết tướng tiên phong của Lý Đa TộDã Hô Lợi và làm nản lòng lực lượng đảo chính. Sau đó, Trung Tông sai Dương Tư Húc thuyết phục tướng của Lý Đa TộThiên Kỵ. Thiên Kỵ bèn giết chết Lý Đa Tộ, Lý Thừa Huống, Độc Cô Y Chi rồi đầu hàng. Lý Trọng Tuấn hoảng sợ bỏ trốn đến Chung Nam Sơn, bị những người hầu giết chết, biến loạn chấm dứt[28].

Ngày 13 tháng 8 cùng năm, Vi hậu cùng các nhóm vương công đại thần hạ hiểu, xin tôn huy hiệu cho Trung Tông là Ứng Thiên Thần Long Hoàng đế (應天神龍皇帝), Vi hậu là Thuận Thiên Dực Thánh Hoàng hậu (順天翊聖皇后), cải tên Huyền Vũ môn thành Thần Vũ môn. Trung Tông đồng ý tất cả. Sang tháng 9, Trung Tông cải niên hiệu thành Cảnh Long[29].

Sau khi diệt trừ được Lý Trọng Tuấn, Vi hậu cùng An Lạc Công chúa, thêm những người cùng phe cánh như con gái thứ Trường Ninh Công chúa, chị Vi hậu là Thành Quốc Phu nhân Vi thị, Nữ đạo sĩ Đệ Ngũ Anh Nhân, cùng hại mẹ con Chiêu dung Thượng Quan Uyển Nhi và Phái Quốc Phu nhân Trịnh thị ngày càng trở nên phóng túng và chuyên quyền, tự ý làm việc bán quan tước để thu lợi. Trong khi đó, Vi hậu và An Lạc Công chúa nảy sinh bất hòa với Thái Bình Công chúa - em gái ruột của Đường Trung Tông, hai bên lập bè đảng mưu diệt nhau. Trung Tông biết mà không có cách gì ngăn chặn. Vi Hoàng hậu lại thông gian với Mã Tần KháchDương Vận, trong triều liên kết với gian thần Tông Sở Khách, lại tiếp tục xin cho An Lạc Công chúa làm Hoàng thái nữ mà không được[30].

Mưu xưng Đế và bị giết

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Cảnh Long thứ 4 (710), tháng 6, người Định ChâuLang Ngập tố cáo Vi hậu và Tông Sở Khách nghịch loạn, bị Vi hậu giết chết. Sang tháng 7, Hứa châu Tư binh Tham quân Yến Lan Khâm lại dâng sớ nói rằng:"Hoàng hậu dâm loạn, can dự quốc chính, Vi tộc cường thịnh; An Lạc Công chúa, Võ Diên Tú [31], Tông Sở Khách kết bè đảng làm nguy xã tắc". Đường Trung Tông không nói gì. Khi ra triều, Tông Sở Khách bí mật sai sát thủ giết Lan Khâm đi. Tuy Trung Tông không hỏi đến việc này, nhưng trong lòng rất nghi ngờ. Vi hậu và bè đảng lo sợ vì Trung Tông bắt đầu thay đổi theo hướng bất lợi cho mình. Mã Tần KháchDương Vận thông gian với Vi hậu, cũng sợ một ngày nào đó sẽ bị Trung Tông phát giác. Cộng thêm An Lạc Công chúa muốn Trung Tông nhanh chóng chết để Vi hậu lâm triều xưng chế, thì mình mới có thể làm Hoàng thái nữ. Họ liên kết, bí mật bỏ độc vào bánh của Trung Tông.

Ngày Nhâm Ngọ (ngày 2), tháng 6 năm Canh Tuất (tức 3 tháng 7 năm 710), Đường Trung Tông Lý Hiển bị trúng độc, chết ở Thần Long điện[32][33][34]. Vi hậu giấu tin không phát tang, đích thân tạm quản lý triều chính. Bên cạnh đó, bà lại triệu tập các phủ binh đóng trong thành Trường An, lên đến 50.000 người. Sau đó, bà dùng các người họ Vi là Phò mã Đô úy Vi Tiệp (韋捷), Vi Quán (韋灌), Vệ Úy khanh Vi Toàn (韋璇), Trường An lệnh Vi Bá (韋播), cùng Lan tướng Cao Tung (高嵩) chờ lệnh. Sau đó, Vi hậu lại mệnh lệnh Trung thư Xá nhân Vi Nguyên (韋元) tuần tra khắp 6 phố của kinh sư, mệnh Đại tướng quân kim Nội thị Tiết Tư Giản (薛思简) canh giữ Quân Châu, ngăn ngừa Quân Châu Thứ sử là Tiếu vương Trọng Phúc có hành động. Vi hậu mệnh Lại bộ Thượng thư Trương Gia Phúc (张嘉福), Trung thư Thị lang Sầm Hi (岑羲) cùng Lại bộ Thị lang Thôi Thực (崔并) nhậm "Đồng bình chương sự", thực tế lại cho Vi hậu đại quyền[35].

Vào lúc ấy, Chiêu dung Thượng Quan Uyển Nhi cùng Thái Bình Công chúa soạn một đạo chiếu chỉ, mệnh đứa con nhỏ của Trung Tông là Ôn vương Lý Trọng Mậu làm Hoàng đế, tức Đường Thương Đế. Sau khi bàn định ổn thỏa, triều đình mới chính thức phát tang cho Trung Tông ở Thái Cực điện. Ngày 8 tháng 7, Thương Đế đăng cơ, tôn Vi hậu làm Hoàng thái hậu, lâm triều xưng chế, mệnh An Quốc Tương vương Lý Đán phụ chính, đại xá thiên hạ và cải niên hiệu thành Đường Long[36]. Các thành viên trong gia tộc họ Vi cùng Tông Sở Khách, Triệu Lý Ôn, Diệp Tĩnh Năng lại khuyên bà xưng Đế và loại bỏ người em trai của Trung Tông tức Tương vương Lý Đán. Nhưng kế hoạch này bị con trai Lý Đán là Lâm Tri vương Lý Long Cơ phát hiện. Ngay lập tức, Long Cơ liên lạc với Thái Bình Công chúa để mưu trừ Vi Thái hậu cùng bè đảng An Lạc Công chúa. Thế là Lâm Tri vương Lý Long Cơ, Thái Bình Công chúa cùng các đại quan hợp sức với nhau bàn kế hoạch[37]

Ngày Canh Tí (21 tháng 7), tức 13 ngày sau khi Thương Đế đăng cơ, Lâm Tri vương Lý Long Cơ cùng Dương Tư Húc đưa quân tấn công vào cửa Huyền Vũ môn, trước tiên giết Vi Tuyền, Vi Bá là thân tín của Vi Thái hậu, rồi các tướng sĩ Vũ Lâm quân cũng căm ghét việc Vi Thái hậu sát hại Tiên hoàng, bèn cùng nhau hưởng ứng, kéo vào cung. Long Cơ đóng ở ngoài cửa Huyền Vũ, sai các tướng chia nhau tiến vào cung. An Lạc Công chúa cùng Võ Diên Tú, Thượng Quan Uyển Nhi đều bị giết. Vi Thái hậu bỏ trốn khỏi cung, nhưng cũng bị một người phi kỵ chém đầu, nộp cho Long Cơ. Sử gọi là [Đường Long chi biến; 唐隆之變][38].

Lâm Tri vương Lý Long Cơ sau đó tôn cha là Tương vương Lý Đán lên ngôi lần thứ hai, rồi đưa thi thể của Vi Thái hậu ra đường để cho dân chúng xem, rồi ra lệnh truy phế mà giáng làm [Thứ nhân; 庶人][39]. Tuy nhiên sau đó, Duệ Tông Lý Đán lại cho chôn cất bà long trọng theo nghi lễ quan nhất phẩm chứ không phải Hoàng hậu. Do Vi Hoàng hậu sát hại Đường Trung Tông, triều đình nghị luận rồi quyết định không hợp táng Trung Tông cùng Vi hậu mà hợp táng với người vợ thứ nhất là Triệu thị, người được truy tôn thụy hiệu là [Hòa Tư Hoàng hậu].

Hậu duệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Vi Hoàng hậu có với Đường Trung Tông Lý Hiển tổng cộng 5 người con, 1 Hoàng tử và 4 Hoàng nữ, bao gồm:

  1. Hoàng trưởng tử Lý Trọng Nhuận [李重润; 682 - 10 tháng 8, 701], nguyên danh Trọng Chiếu (重照), do kị húy tổ mẫu là Võ Tắc Thiên nên đổi thành Nhuận. Ngay khi được sinh ra, Đường Cao Tông Lý Trị yêu mến, phong làm Hoàng thái tôn (皇太孙). Khi Trung Tông trở lại làm Thái tử dưới thời Võ hậu, cải phong làm Thiệu vương (邵王). Cùng em gái Lý Tiên Huệ và chồng là Ngụy vương Võ Diên Cơ bị Võ hậu ép uống thuốc độc, do bất bình với hai anh em sủng nam họ Trương của bà. Về sau truy thụy làm Ý Đức Thái tử (懿德太子).
  2. Hoàng tứ nữ Trường Ninh Công chúa [長寧公主], hạ giá lấy Dương Thận Giao (杨慎交). Do tư sắc diễm lệ, được mẹ là Vi hậu sủng ái. Trong thời kỳ Trung Tông phục vị, cùng An Lạc Công chúa và Thái Bình Công chúa lập phủ vệ riêng, thực ấp vạn hộ, đối đãi không khác gì Thân vương. Tại Lạc Dương, bà mở phủ đệ xa hoa không ai bì. Vi hậu hoành hành, Công chúa tham gia can dự triều chính, mua quan bán chức không còn vương pháp. Khi Đường Minh Hoàng dẹp yên loạn Vi hậu, bà cùng chồng bị biếm đến Giáng châu. Năm 728, Dương Thận Giao qua đời, bà cải giá lấy Tô Ngạn Bá (苏彦伯), sau do liên quan tang án mà bị phế trừ thân phận Hoàng thất. Con trai bà cùng Dương Thận Giao là Dương Hồi (杨洄), về sau lấy Hàm Nghi Công chúa (咸宜公主), con gái của Minh Hoàng và Võ Huệ phi, con gái là Nghi Phương Công chúa sau hạ giá lấy Lý Diên Sủng (李延宠).
  3. Hoàng ngũ nữ Vĩnh Thọ Công chúa [永壽公主], hạ giá lấy Vi Huệ (韦鐬), cháu họ của Vi Chính Cử (韦正矩). Chết trước khi Trung Tông phục vị.
  4. Hoàng thất nữ Vĩnh Thái Công chúa [永泰公主; 685 - 9 tháng 10, 701], tên là Lý Tiên Huệ (李仙蕙), tự Nùng Huy (穠輝), nhan sắc cực kì diễm lệ, được Võ hậu phong làm Vĩnh Thái quận chúa (永泰郡主), hạ giá lấy Ngụy vương Võ Diên Cơ (武延基), con trai của Võ Thừa Chỉ (武承嗣). Về sau do cùng chồng và anh trai Thiệu vương Lý Trọng Nhuận nghị luận Võ hậu sủng nam hai anh em họ Trương, bị ban chết. Trung Tông phục vị, cảm thương con gái chết thảm mà truy tặng làm Công chúa.
  5. Hoàng bát nữ An Lạc Công chúa [安樂公主; 685 - 24 tháng 7, 710], tên gọi Lý Khỏa Nhi (李裹儿), trước lấy Võ Sùng Huấn (武崇训), con trai của Võ Tam Tư, sau lấy Võ Diên Tú (武延秀), con trai của Võ Thừa Chỉ. Tham vọng độc đoán, mưu đồ làm Nữ hoàng, xúi giục Vi hậu giết chết Trung Tông. Bị Đường Minh Hoàng Lý Long Cơ giết trong Đường Long chính biến.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Theo Cựu Đường thư cùng Tân Đường thư, do Vi thị đã bị phế truất.
  2. ^ Do Đường Trung Tông bị mẹ là Võ Tắc Thiên phế truất, sau lại cho kế vị.
  3. ^ Ba Thái tử trước đó: Lý Trung, Lý HoằngLý Hiền đều bị Võ hậu phế truất, trong đó có hai người là con ruột của bà
  4. ^ Tử Dương, Tứ Xuyên, Trung Quốc hiện nay
  5. ^ Trú Mã Điếm, Hà Nam, Trung Quốc hiện nay
  6. ^ Cựu Đường thư, quyển 51. Theo Tư trị thông giám, Vi Huyền Trinh được phong năm 684
  7. ^ Tư trị thông giám, quyển 203
  8. ^ Sau khi phong làm Thái tử, Lý Triết được đổi tên thành Lý Hiển
  9. ^ Hồ Bắc, Trung Quốc hiện nay
  10. ^ Quảng Tây, Trung Quốc hiện nay
  11. ^ Cựu Đường thư, quyển 51, liệt truyện 1: 時中宗懼不自安,每聞制使至,惶恐欲自殺。后勸王曰:「禍福倚伏,何常之有?豈失一死,何遽如是也!」累年同艱危,情義甚篤。
  12. ^ 《资治通鉴》:初,韦后生邵王重润、长宁·安乐二公主,上之迁房陵也,安乐公主生于道中,上特爱之。上在房陵与后同幽闭,备尝艰危,情爱甚笃。上每闻敕使至,辄惶恐欲自杀,后止之曰:“祸福无常,宁失一死,何遽如是!”上尝与后私誓曰:“异时幸复见天日,当惟卿所欲,不相禁制。”
  13. ^ Tư trị thông giám, quyển 205
  14. ^ Tư trị thông giám, quyển 206
  15. ^ Nguyên tên là Trọng Chiếu, do kị húy Vũ Tắc Thiên nên đổi là Trọng Nhuận. Do Lý Hiển đã bị đổi thành [Võ Hiển], các con ông cũng phải bị đổi theo.
  16. ^ Cựu Đường thư, quyển 86, liệt truyện 36
  17. ^ Tư trị thông giám, quyển 207
  18. ^ 《资治通鉴》:及再为皇后,遂干预朝政,如武后在高宗之世。桓彦范上表,以为:“《易》称‘无攸遂,在中馈,贞吉’,《书》称‘牝鸡之辰,惟家之索’。伏见陛下每临朝,皇后必施帷幔坐殿上,预闻政事。臣窃观自古帝王,未有与妇人共政而不破国亡身者也。且以阴乘阳,违天也;以妇陵夫,违人也。伏愿陛下览古今之戒,以社稷苍生为念,令皇后专居中宫,治阴教,勿出外朝干国政。”
  19. ^ 《旧唐书》:时昭容上官氏常劝后行则天故事,乃上表请天下士庶为出母服丧三年;又请百姓以年二十三为丁,五十九免役,改易制度,以收时望。制皆许之
  20. ^ 《资治通鉴》:上女安乐公主适三思子崇训。上官婉儿,仪之女孙也,仪死,没入掖庭,辩慧善属文,明习吏事。则天爱之,自圣历以后,百司表奏多令参决;及上即位,又使专掌制命,益委任之,拜为婕妤,用事于中。三思通焉,故党于武氏,又荐三思于韦后,引入禁中,上遂与三思图议政事,张柬之等皆受制于三思矣。上使韦后与三思双陆,而自居旁为之点筹;三思遂与后通,由是武氏之势复振。
  21. ^ 《资治通鉴》:三思与韦后日夜谮晖等,云“恃功专权,将不利于社稷。”上信之。三思等因为上画策,“不若封晖等为王,罢其政事,外不失尊宠功臣,内实夺之权。”上以为然,甲午,以侍中齐公敬晖为平阳王,桓彦范为扶阳王,中书令汉阳公张柬之为汉阳王,南阳公袁恕己为南阳王,特进、同中书门下三品博陵公崔玄为博陵王,罢知政事,赐金帛鞍马,令朝朔望;仍赐彦范姓韦氏,与皇后同籍。寻又以玄检校益州长史、知都督事,又改梁州刺史。三思令百官复修则天之政,不附武氏者斥之,为五王所逐者复之,大权尽归三思矣。
  22. ^ 《资治通鉴》:武三思与韦后日夜谮敬晖等不已,复左迁晖为郎州刺史,崔玄为均州刺史,桓彦范为毫州刺史,袁恕己为郢州刺史;与晖等同立功者皆以为党与坐贬。
  23. ^ 《资治通鉴》:左散骑常侍谯王重福,上之庶子也;其妃,张易之之甥。韦后恶之,谮于上曰:“重润之死,重福为之也。”由是贬濮州员外刺史,又改均州刺史,常令州司防守之。
  24. ^ Hoàng thái nữ, cách gọi một Hoàng nữ (con gái của Hoàng đế) được chọn vào vị trí Trữ quân, tương tự Hoàng thái tử.
  25. ^ Cựu Đường thư, quyển 86
  26. ^ 《资治通鉴》:皇后以太子重俊非其所生,恶之;特进德静王武三思尤忌太子。上官婕妤以三思故,每下制敕,推尊武氏。安乐公主与驸马左卫将军武崇训常陵侮太子,或呼为奴。崇训又教公主言于上,请废太子,立己为皇太女。太子积不能平。
  27. ^ Tư trị thông giám, quyển 208
  28. ^ Tân Đường thư, quyển 81, liệt truyện 6
  29. ^ 《资治通鉴》:月,戊寅,皇后及王公已下表上尊号曰应天神龙皇帝,改玄武门为神武门,楼为制胜楼。宗楚客又帅百官表请加皇后尊号曰顺天翊圣皇后。上并许之。
  30. ^ 《新唐书 列传第八》 :定安公主,始封新宁郡。下嫁王同皎。同皎得罪,神龙时,又嫁韦濯。濯即韦皇后从祖弟,以卫尉少卿诛,更嫁太府卿崔铣。主薨,王同皎子请与父合葬,给事中夏侯銛曰:“主义绝王庙,恩成崔室,逝者有知,同皎将拒诸泉。”铣或诉于帝,乃止。銛坐是贬泸州都督。 长宁公主,韦庶人所生,下嫁杨慎交。造第东都,使杨务廉营总
  31. ^ chồng sau của An Lạc, con trai của Võ Thừa Tự
  32. ^ Tư trị thông giám, quyển 209
  33. ^ Cựu Đường thư, quyển 7, Bản kỉ 7: 六月壬午,帝遇毒,崩于神龍殿,年五十五。秘不發喪,皇后親總庶政。
  34. ^ “Bí sử ngoại tình giết chồng của hoàng hậu”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2014.
  35. ^ 《资治通鉴》:韦后秘不发丧,自总庶政。癸未,召诸宰相入禁中,徵诸府兵五万人屯京城,使驸马都尉韦捷、韦灌、卫尉卿韦璇、左千牛中郎将韦、长安令韦播、郎将高嵩分领之。璇,温之族弟;播,从子;嵩,其甥也。中书舍人韦元徼巡六街。又命左监门大将军兼内侍薛思简等将兵五百人驰驿戍均州,以备谯王重福。以刑部尚书裴谈、工部尚书张锡并同中书门下三品,仍充东都留守。吏部尚书张嘉福、中书侍郎岑羲、吏部侍郎崔并同平章事。羲,长倩之从子也。
  36. ^ 《舊唐書/卷7》: 甲申,發喪於太極殿,宣遺制。皇太后臨朝,大赦天下,改元為唐隆。丁亥,皇太子即帝位于柩前,時年十六。皇太后韋氏臨朝稱制,大赦天下,常赦所不原者咸赦除之。
  37. ^ 《资治通鉴》:宗楚客与太常卿武延秀、司农卿赵履温、国子祭酒叶静能及诸韦共劝韦后遵武后故事,南北卫军、台阁要司皆以韦氏子弟领之,广聚党众,中外连结。楚客又密上书称引图谶,谓韦氏宜革唐命。谋害殇帝,深忌相王及太平公主,密与韦温、安乐公主谋去之。
  38. ^ 《资治通鉴》:庚子,晡时,隆基微服与幽求等入苑中,会钟绍京廨舍;绍京悔,欲拒之,其妻许氏曰:“忘身徇国,神必助之。且同谋素定,今虽不行,庸得免乎!”绍京乃趋出拜谒,隆基执其手与坐。时羽林将士皆屯玄武门,逮夜,葛福顺、李仙凫皆至隆基所,请号而行。向二鼓,天星散落如雪,刘幽求曰:“天意如此,时不可失!”福顺拔剑直入羽林营,斩韦璇、韦播、高嵩以徇,曰:“韦后耽鸩杀先帝,谋危社稷,今夕当共诛诸韦,马鞭以上皆斩之;立相王以安天下。敢有怀两端助逆党者,罪及三族。”羽林之士皆欣然听命。乃送璇等首于隆基,隆基取火视之,遂与幽求等出苑南门,绍京帅丁匠二百余人,执斧锯以从,使福顺将左万骑攻玄德门,仙凫将右万骑攻白兽门,约会于凌烟阁前,即大噪,福顺等共杀守门将,斩关而入。隆基勒兵玄武门外,三鼓,闻噪声,帅总监及羽林兵而入,诸卫兵在太极殿宿卫梓宫者,闻噪韦,皆被甲应之。韦后惶惑走入飞骑营,有飞骑斩其首献于隆基。安乐公主方照镜画眉,军士斩之。斩武延秀于肃章门外,斩内将军贺娄氏于太极殿西。
  39. ^ Cựu Đường thư, quyển 51, liệt truyện quyển 1: 翌日,敕收后屍,葬以一品之禮,追貶為庶人;安樂公主葬以三品之禮,追貶為悖逆庶人。