Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Âm vị học tiếng Việt là môn học nghiên cứu về cách phát âm tiếng Việt. Bài viết này tập trung vào các chi tiết kỹ thuật trong việc phát âm tiếng Việt viết bằng chữ Quốc ngữ.
Các tài liệu ngôn ngữ học ở Việt Nam sử dụng nhiều kiểu ký hiệu ngữ âm khác nhau để ký âm tiếng Việt. Để biểu thị cùng một âm nào đó trong khi tác giả này thì ghi âm đó bằng ký hiệu này thì tác giả khác lại ghi bằng ký hiệu khác. Cùng một ký hiệu lại có thể biểu thị những âm khác nhau tuỳ từng tác giả. Người nghiên cứu ngôn ngữ có thể trộn lẫn các kiểu ký hiệu ngữ âm khác nhau, trộn lẫn cả một số chữ lấy từ văn tự La-tinh tiếng Viêt, tạo thành một hệ thống ký hiệu ngữ âm hỗn hợp dùng để ký âm tiếng Việt. Khi người viết không ký âm tiếng Việt bằng ký hiệu ngữ âm quốc tế mà lại không nêu rõ ý nghĩa của ký hiệu mình sử dụng thì người đọc không thể tránh khỏi việc có những lúc không biết chắc được ký hiệu mình gặp phải được dùng để biểu thị thuộc tính ngữ âm gì.[1] Trong bài này, hệ thống ký hiệu ngữ âm được dùng để ký âm tiếng Việt là ký hiệu ngữ âm quốc tế của Hội Ngữ âm học Quốc tế.
Do không hiểu rõ ý nghĩa và cách sử dụng ký hiệu ngữ âm quốc tế mà một số người nghiên cứu ngôn ngữ ở Việt Nam khi ký âm tiếng Việt bằng ký hiệu ngữ âm quốc tế đã dùng sai ký hiệu. Âm xát ngạc mềm vô thanh lẽ ra phải được ký âm bằng ký hiệu ngữ âm quốc tế là /x/ (tự mẫu La-tinh "ích-xì" viết thường) thì lại bị nhiều người ký âm nhầm là /χ/ (tự mẫu tiếng Hy Lạp "khi" viết thường). Trong bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế, /χ/ được dùng làm ký hiệu biểu thị âm xát thuỳ ngạc vô thanh chứ không phải là âm xát ngạc mềm vô thanh. Nhiều người nghiên cứu ngôn ngữ ở Việt Nam không phân biệt âm tắc đôi môi hữu thanh /b/ với âm nổ trong đôi môi hữu thanh /ɓ/, âm tắc lợi hữu thanh /d/ với âm nổ trong lợi hữu thanh /ɗ/. Ở Việt Nam, hai âm nổ trong /ɓ/ và /ɗ/ trong tiếng Việt hay bị ký âm là /b/ và /d/.[1]
Với phụ âm, có hai giọng chính, giọng Hà Nội và Sài Gòn. Những phụ âm chỉ tồn tại trong giọng Hà Nội có màu đỏ, và những phụ âm chỉ tồn tại trong giọng Sài Gòn có màu xanh.
Môi | Răng/Lợi | Sau lợi | Ngạc cứng | Ngạc mềm | Thanh hầu | ||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Mũi | m | n | ɲ | ŋ | |||
Tắc/ Tắc-xát |
Không bật hơi | (p) | t | ʈ | c | k | (ʔ) |
Bật hơi | tʰ | ||||||
Thanh hầu hóa | ɓ | ɗ | |||||
Xát | Không bật hơi | f | s | ʂ | x | h | |
Hữu thanh | v | z | ɣ | ||||
Tiếp cận | l | j | w | ||||
R-tính | r |
Tại nhiều vùng ở miền Bắc Bộ Việt Nam, cặp âm mũi - phi mũi /n/ và /l/ đã hợp nhất làm một, chúng không còn là hai âm vị đối lập nhau nữa. Một số người bản ngữ tiếng Việt thiếu hiểu biết về ngôn ngữ học cho rằng việc phát âm phụ âm đầu của từ có hình thức chính tả bắt đầu bằng tự mẫu l thành /n/, n thành /l/ là "nói ngọng".[2] Hiện tượng không còn phân biệt /n/ với /l/ trong các từ có hình thức chính tả bắt đầu bằng tự mẫu n hoặc l có ba kiểu biểu hiện:[3]
Trong phương ngữ Bắc Bộ, một số từ có phụ âm đầu là âm mũi ngạc cứng hữu thanh /ɲ/, chẳng hạn như nhuộm, nhức, nhỏ (nhỏ trong nhỏ giọt, không phải nhỏ trong nhỏ bé), nhổ, nhốt, còn có biến thể ngữ âm có phụ âm đầu là /z/. Âm /z/ này được ghi lại bằng tự mẫu d hoặc gi hoặc r tuỳ từng từ (ít nhất là một trong ba tự mẫu đó, có khi là hai, thậm chí là cả ba).[4]
Một số từ có phụ âm đầu là âm mũi ngạc mềm hữu thanh /ŋ/ còn có biến thể ngữ âm có phụ âm đầu là âm xát ngạc mềm hữu thanh /ɣ/, được sử dụng tại một số nơi ở Bắc Bộ. Thí dụ: từ ngáy (ngáy trong ngáy ngủ), ngẫm (ngẫm trong suy ngẫm) còn có biến thể ngữ âm là gáy, gẫm.[5]
Trong phương ngữ Bắc Bộ, âm tắc đôi một vô thanh /p/ chỉ là phụ âm đầu trong một số ít từ ngữ được vay mượn từ các ngôn ngữ khác, chủ yếu là từ tiếng Pháp. Trên văn tự, âm /p/ được ghi lại bằng tự mẫu p.[6][7] Không phải từ nào trong ngôn ngữ khác có phụ âm đầu /p/ thì từ tiếng Việt bắt nguồn từ từ đó cũng sẽ có phụ âm đầu là /p/. Ở một số từ âm /p/ được thay thế bằng âm /ɓ/. Thí dụ: cả hai âm tiết của từ búp bê (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp poupée /pu.pe/) đều có phụ âm đầu là /ɓ/ chứ không phải là /p/.[8] Trong phương ngữ Nam Bộ, phụ âm đầu của các từ có hình thức chính tả bắt đầu bằng tự mẫu p là /ɓ/.[9]
Âm tắc thanh hầu /ʔɓ, ʔɗ/ được phát âm với thanh môn luôn đóng trước khi đóng miệng. Việc thanh môn thường không được mở trước khi mở miệng tạo nên âm hút vào. Tuy nhiên, thỉnh thoảng thanh môn được mở trước khi mở miệng, tạo nên âm [ʔb, ʔd]. Do đó, tính chất chủ đạo của âm này là tiền âm thanh hầu hơn là âm nổ.
/tʰ, t/ là âm răng-chân răng ([t̪ʰ, t̪]), còn /ɗ, n/ là âm đầu lưỡi-chân răng.
/c, ɲ/ là âm phiến lưỡi-âm vòm lợi (bản lưỡi chạm vào vòm lợi).
/c/ thường được phát âm hơi tắc xát thành [t͡ɕ], nhưng không bật hơi.
Một âm tắc thanh hầu vô thanh /ʔ/ được chèn vào từ bắt đầu bằng một nguyên âm hay bán nguyên âm /w/ trong giọng Hà Nội.
ăn | /ăn/ | → | [ʔăn] |
uỷ | /wi/ | → | [ʔwi] |
Trong tiếng Sài Gòn, tất cả phụ âm đầu + cụm /w/ đều bị lược giảm:[10]
u-/o- | /ʔw/ | → | u/o | /w/ |
hu-/ho- | /hw/ | → | u/o | /w/ |
qu- | /kw/ | → | u/o | /w/ |
go- | /ɣw/ | → | o | /w/ |
ngu-/ngo- | /ŋw/ | → | u/o | /w/ |
Trong giọng Hà Nội, d, gi và r đều được phát âm là /z/, còn x và s đều được phát âm là /s/. Bảng bên dưới cho thấy sự khác nhau:
Phụ âm | ||||
---|---|---|---|---|
Hà Nội | Sài Gòn | Ví dụ | ||
Từ | Hà Nội | Sài Gòn | ||
/v/ | /j/ | vợ | /və˨˩ˀ/ | /vjə˨˧/ hoặc /jə˨˧/ |
/z/ | da | /za˧/ | /ja˧/ | |
gia | ||||
/r/ | ra | /ra˧/ | ||
/c/ | /c/ | chẻ | /tɕɛ˧˩/ | /cɛ˩˥/ |
/ʈ/ | trẻ | /ʈɛ˩˥/ | ||
/s/ | /s/ | xinh | /siŋ˧/ | /sɨn˧/ |
/ʂ/ | sinh | /ʂɨn˧/ |
Trước | Giữa | Sau | |
---|---|---|---|
Đôi, giữa | /iə̯/ ⟨ia~iê⟩ | /ɨə̯/ ⟨ưa~ươ⟩ | /uə̯/ ⟨ua~uô⟩ |
Đóng | i ⟨i, y⟩ | ɨ ⟨ư⟩ | u ⟨u⟩ |
Nửa mở | e ⟨ê⟩ | ə ⟨ơ⟩
|
o ⟨ô⟩ |
Mở | ɛ ⟨e⟩ | a ⟨a⟩
|
ɔ ⟨o⟩ |
Bảng IPA của nguyên âm ở trên dựa theo giọng Hà Nội; các vùng khác có thể có sự khác biệt. Nguyên âm hạt nhân bao gồm nguyên âm đơn (nguyên âm đơn giản) và ba nguyên âm đôi giữa.
Trong tiếng Việt, các nguyên âm hạt nhân có thể kết hợp với âm lướt /j/ hoặc /w/ để tạo thành nguyên âm đôi và nguyên âm ba. Sau đây là bảng[14] liệt kê các nguyên âm đóng dựa trên phương ngữ miền Bắc.
Âm lướt /w/ | Âm lướt /j/ | |||
---|---|---|---|---|
Trước | Giữa | Sau | ||
Đôi, nửa mở | /iə̯w/ ⟨iêu⟩ | /ɨə̯w/ ⟨ươu⟩ | /ɨə̯j/ ⟨ươi⟩ | /uə̯j/ ⟨uôi⟩ |
Đóng | /iw/ ⟨iu⟩ | /ɨw/ ⟨ưu⟩ | /ɨj/ ⟨ưi⟩ | /uj/ ⟨ui⟩ |
Nửa mở | /ew/ ⟨êu⟩ | –
|
/əj/ ⟨ơi⟩
|
/oj/ ⟨ôi⟩ |
Mở | /ɛw/ ⟨eo⟩ | /aw/ ⟨ao⟩
|
/aj/ ⟨ai⟩
|
/ɔj/ ⟨oi⟩ |
Thompson (1965) nói rằng ở Hà Nội, những từ có âm ưu và ươu được đọc là /iw, iəw/, trong khi những vùng khác ở Bắc Bộ vẫn phát âm là /ɨw/ và /ɨəw/. Những người Hà Nội phát âm là /ɨw/ và /ɨəw/ chỉ đang dùng cách phát âm đánh vần.
đáp | /ɗaːp/ | → | [ʔɗaːp̚] |
mát | /maːt/ | → | [maːt̚] |
khác | /xaːk/ | → | [xaːk̚] |
đọc | /ɗɔk/ | → | [ɗău̯k͡p̚], [ɗău̯kʷ̚] |
độc | /ɗok/ | → | [ɗə̆u̯k͡p̚], [ɗə̆u̯kʷ̚] |
đục | /ɗuk/ | → | [ɗʊk͡p̚], [ɗʊkʷ̚] |
phòng | /fɔŋ/ | → | [fău̯ŋ͡m], [fău̯ŋʷ] |
ông | /oŋ/ | → | [ə̆u̯ŋ͡m], [ə̆u̯ŋʷ] |
ung | /uŋ/ | → | [ʔʊŋ͡m], [ʔʊŋʷ] |
Giữa các phương ngữ của tiếng Việt có nhiều khác biệt về thanh điệu. Về mặt chính tả, các thanh điệu được xếp thành sáu loại: ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng. Các thanh khác nhau về
Không như các ngôn ngữ Mỹ bản địa, Phi hay Trung Quốc, thanh điệu của tiếng Việt không hoàn toàn dựa vào sự biến điệu của thanh, thay vào đó dựa vào nhiều yếu tố phức tạp khác nhau (bao gồm cách phát âm, cao độ, độ dài, nguyên âm, vv). Cho nên nói chính xác thì tiếng Việt là ngôn ngữ giàu ngữ vực chứ không phải là ngôn ngữ "thuần" thanh điệu.[15]
Trong chính tả, dấu thanh được viết trên hoặc dưới nguyên âm.
Sáu thanh điệu trong tiếng Hà Nội và một số vùng lân cận:
Thanh điệu | ID thanh | Miêu tả | Biến thể thanh điệu | Dấu | Ví dụ |
---|---|---|---|---|---|
ngang | A1 | ngang | ˧ (33) | (không dấu) | ba |
huyền | A2 | thấp dần | ˨˩ (21) hoặc (31) | ` | bà |
sắc | B1 | cao dần, mạnh | ˧˥ (35) | ´ | bá |
nặng | B2 | thấp dần, tắc, ngắn | ˧ˀ˨ʔ (3ˀ2ʔ) hoặc ˧ˀ˩ʔ (3ˀ1ʔ) | ̣ | bạ |
hỏi | C1 | thấp dần rồi cao dần, thô | ˧˩˧ (313) hoặc (323) or (31) | ̉ | bả |
ngã | C2 | cao dần, tắc | ˧ˀ˥ (3ˀ5) hoặc (4ˀ5) | ˜ | bã |
Không âm cuối | Âm cuối trượt | Âm cuối là phụ âm mũi | Âm cuối là phụ âm tắc | |||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
∅ | /j/ | /w/ | /m/ | /n/ | /ɲ/ | /ŋ/ | /p/ | /t/ | /c/ | /k/ | ||
Nguyên âm hạt nhân | /ă/ | ạy [ăj] |
ạu [ăw] |
ặm [ăm] |
ặn [ăn] |
ạnh [ăɲ] |
ặng [ăŋ] |
ặp [ăp] |
ặt [ăt] |
ạch [ăc] |
ặc [ăk] | |
/a/ | ạ, (gi)à, (gi)ả, (gi)ã, (gi)á [a] |
ại [aj] |
ạo [aw] |
ạm [am] |
ạn [an] |
ạng [aŋ] |
ạp [ap] |
ạt [at] |
ạc [ak] | |||
/ɛ/ | ẹ [ɛ] |
ẹo [ɛw] |
ẹm [ɛm] |
ẹn [ɛn] |
ẹng [ɛŋ] |
ẹp [ɛp] |
ẹt [ɛt] |
ẹc [ɛk] | ||||
/ɔ/ | ọ [ɔ] |
ọi [ɔj] |
ọm [ɔm] |
ọn [ɔn] |
ọng, oọng [ɔŋ] |
ọp [ɔp] |
ọt [ɔt] |
ọc, oọc [ɔk] | ||||
/ə̆/ | ậy [ə̆j] |
ậu [ə̆w] |
ậm [ə̆m] |
ận [ə̆n] |
ậng [ə̆ŋ] |
ập [ə̆p] |
ật [ə̆t] |
ậc [ə̆k] | ||||
/ə/ | ợ [ə] |
ợi [əj] |
ợm [əm] |
ợn [ən] |
ợp [əp] |
ợt [ət] |
||||||
/e/ | ệ [e] |
ệu [ew] |
ệm [em] |
ện [en] |
ệnh [??] |
ệp [ep] |
ệt [et] |
ệch [??] |
||||
/o/ | ộ [o] |
ội [oj] |
ộm [om] |
ộn [on] |
ộng, ôộng [oŋ] |
ộp [op] |
ột [ot] |
ộc, ôộc [ok] | ||||
/i/ | ị, ỵ [i] |
ịu [iw] |
ịm, ỵm [im] |
ịn [in] |
ịnh [ɪɲ] |
ịp, ỵp [ip] |
ịt [it] |
ịch, ỵch [ɪc] |
||||
/ɨ/ | ự [ɨ] |
ựi [ɨj] |
ựu [ɨw] |
ựng [ɪ̈ŋ] |
ựt [ɨt] |
ực [ɪ̈k] | ||||||
/u/ | ụ [u] |
ụi [uj] |
ụm [um] |
ụn [un] |
ụng [ʊŋ] |
ụp [up] |
ụt [ut] |
ục [ʊk] | ||||
/iə/ | ịa, (g)ịa, yạ [iə] |
iệu, yệu [iəw] |
iệm, yệm [iəm] |
iện, yện [iən] |
iệng, yệng [iəŋ] |
iệp, yệp [iəp] |
iệt, yệt [iət] |
iệc [iək] | ||||
/ɨə/ | ựa [ɨə] |
ượi [ɨəj] |
ượu [ɨəw] |
ượm [ɨəm] |
ượn [ɨən] |
ượng [ɨəŋ] |
ượp [ɨəp] |
ượt [ɨət] |
ược [ɨək] | |||
/uə/ | ụa [uə] |
uội [uəj] |
uộm [uəm] |
uộn [uən] |
uộng [uəŋ] |
uột [uət] |
uộc [uək] | |||||
Âm lướt vòm mềm đứng trước nguyên âm hạt nhân | /ʷă/ | oạy, (q)uạy [ʷăj] |
oặm, (q)uặm [ʷăm] |
oặn, (q)uặn [ʷăn] |
oạnh, (q)uạnh [ʷăɲ] |
oặng, (q)uặng [ʷăŋ] |
oặp, (q)uặp [ʷăp] |
oặt, (q)uặt [ʷăt] |
oạch, (q)uạch [ʷăc] |
oặc, (q)uặc [ʷăk] | ||
/ʷa/ | oạ, (q)uạ [ʷa] |
oại, (q)uại [ʷaj] |
oạo, (q)uạo [ʷaw] |
oạm, (q)uạm [ʷam] |
oạn, (q)uạn [ʷan] |
oạng, (q)uạng [ʷaŋ] |
oạp, (q)uạp [ʷap] |
oạt, (q)uạt [ʷat] |
oạc, (q)uạc [ʷak] | |||
/ʷɛ/ | oẹ, (q)uẹ [ʷɛ] |
oẹo, (q)uẹo [ʷɛw] |
oẹm, (q)uẹm [ʷɛm] |
oẹn, (q)uẹn [ʷɛn] |
oẹng, (q)uẹng [ʷɛŋ] |
oẹt, (q)uẹt [ʷɛt] |
||||||
/ʷə̆/ | uậy [ʷə̆j] |
uận [ʷə̆n] |
uậng [ʷə̆ŋ] |
uật [ʷə̆t] |
||||||||
/ʷə/ | uợ [ʷə] |
|||||||||||
/ʷe/ | uệ [ʷe] |
uệu [ʷew] |
uện [ʷen] |
uệnh [??] |
uệt [ʷet] |
uệch [??] |
||||||
/ʷo/ | uội [ʷoj] |
uộm [ʷom] |
uộn [ʷon] |
uộng [ʷoŋ] |
uột [ʷot] |
uộc [ʷok] | ||||||
/ʷi/ | uỵ [ʷi] |
uỵu [ʷiw] |
uỵn [ʷin] |
uỵnh [ʷɪɲ] |
uỵp [ʷip] |
uỵt [ʷit] |
uỵch [ʷɪc] |
|||||
/ʷiə/ | uỵa [ʷiə] |
uyện [ʷiən] |
uyệt [ʷiət] |
|||||||||
Thanh điệu | a /a/, à /â/, á /ǎ/, ả /a᷉/, ã /ǎˀ/, ạ /âˀ/ | á /á/, ạ /à/ |