Đoàn Thể thao Việt Nam


Việt Nam tại các Đại hội Thể thao

Quốc kỳ Việt Nam
Mã IOC  VIE
NOC Ủy ban Olympic Việt Nam
liên kết ngoài (tiếng Việt) (tiếng Anh)
Lịch sử Thế vận hội (tổng kết)
Mùa hè
1952 • 1956 • 1960 • 1964 • 1968 • 1972 • 1976 • 1980 • 1984 • 1988 • 1992 • 1996 • 2000 • 2004 • 2008 • 2012 • 2016 • 2020
Mùa đông
2022
Lịch sử Á vận hội
Đại hội Thể thao châu Á
1951 • 1954 • 1958 • 1962 • 1966 • 1970 • 1974 • 1978 • 1982 • 1986 • 1990 • 1994 • 1998 • 2002 • 2006 • 2010 • 2014 • 2018 • 2022
Mùa đông
không tham gia
Trong nhà
2005 • 2007 • 2009 • 2011 (hủy)
Bãi biển
2008
Võ thuật
2009
Thanh niên
2009
Lịch sử Đại hội Đông Nam Á
Bán đảo Đông Nam Á
1959 • 1961 • 1963 (hủy) • 1965 • 1967 • 1969 • 1971 • 1973 • 1975
Toàn thể Đông Nam Á
1977 • 1979 • 1981 • 1983 • 1985 • 1987 • 1989 • 1991 • 1993 • 1995 • 1997 • 1999 • 2001 • 2003 • 2005 • 2007 • 2009

Đoàn Thể thao Việt Nam[1] hay Đội tuyển Thể thao Việt Nam là đoàn thể thao đại diện cho nước Việt Nam tranh tài ở các đại hội thể thao khu vực và thế giới.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở Thế vận hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm: Việt Nam tại Thế vận hội

Sau khi giải phóng miền Nam, Việt Nam lần đầu tham gia Thế Vận Hội ở kỳ Thế vận hội Moskva 1980.[2] Từ đó đến nay thì Việt Nam đã tham gia liên tục các kỳ Thế Vận hội mùa hè chỉ trừ Thế vận hội 1984 ở Los Angeles do yếu tố chính trị Việt Nam Hoa Kỳ ở thời điểm đó.

Lần đầu tiên đoàn thể thao Việt Nam giành được huy chương Thế vận hội là ở Thế vận hội Sydney năm 2000, với chiếc huy chương bạc của nữ võ sỹ Trần Hiếu Ngân ở môn Taekwondo.[3] Đến kỳ Thế vận hội Bắc Kinh 2008, lực sỹ cử tạ Hoàng Anh Tuấn mang về tấm huy chương bạc thứ hai cho đoàn thể thao Việt Nam.[4]

Thế Vận Hội Rio 2016, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh trở thành vận động viên đầu tiên và duy nhất tính đến nay giành được huy chương vàng tại đấu trường Thế Vận Hội.[5] Vài ngày sau, anh giành thêm một tấm huy chương bạc.

Trong thời gian tham gia Thế vận hội London 2012 thì đoàn thể thao Việt Nam không giành được huy chương nào. Nhưng đến năm 2019 vận động viên Valentin Hristov môn cử tạ bị tước huy chương vì sử dụng doping. Vì thế Trần Lê Quốc Toàn được đôn lên nhận tấm huy chương đồng.[6]

Xem thêm: Việt Nam tại Đại hội thể thao Châu Á

Ngay ở lần đầu tiên tham gia Asiad ở kỳ Asiad 1982, đoàn Thể thao Việt Nam đã giành được một tấm huy chương đồng do công của xạ thủ Nguyễn Quốc Cường.[7] Kỳ đại hội tiếp theo ở Hàn Quốc năm 1986 thì Việt Nam không góp mặt cũng vì lý do chính trị.

Kỳ đại hội năm 1994, võ sỹ Taekwondo Trần Quang Hạ mang về tấm huy chương vàng Asiad đầu tiên cho thể thao Việt Nam.[8]

Ban đầu Việt Nam là quốc gia dành được quyền đăng cai Asiad 2018 nhưng đến tháng 4 năm 2014 thì Chính phủ Việt Nam quyết định rút đăng cai.[9] Mặc dù vậy đây vẫn có thể coi là kỳ đại hội thành công của đoàn thể thao Việt Nam khi giành được 5 tấm huy chương vàng, trong đó có 2 tấm huy chương vàng ở môn thể thao cơ bản là điền kinh của Bùi Thị Thu ThảoQuách Thị Lan.[10][11] Dù không giành được huy chương nhưng đội tuyển bóng đá U-23 cũng tạo được dấu ấn với việc vào đến vòng bán kết.[12]

Năm 2023 đoàn thể thao Việt Nam tham gia 2 đại hội thể thao lớn là Sea Games 32 ở Campuchia và Asiad 19 ở Trung Quốc nhưng thu được kết quả rất khác nhau. Đoàn giành ngôi nhất toàn đoàn ở Sea Games 32 nhưng chỉ đứng thứ 6 trong số các quốc gia Đông Nam Á tham dự Asiad 19 và xếp thứ 21 chung cuộc.[13] Ngoài 3 tấm huy chương vàng ở các nội dung bắn súng, cầu mây nữ và karate thì điểm sáng hiếm hoi là việc đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam đã lần đầu tiên vào được bán kết.[14]

Ở Sea Games

[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam đánh dấu sự trở lại đấu trường thể thao trong khu vực vào năm 1989 khi tham dự Đại hội Thể thao Đông Nam Á thứ 15 được tổ chức tại Malaysia. Ở kỳ đại hội này, đoàn thể thao Việt Nam giành được 3 huy chương vàng, đều do công của các xạ thủ của môn bắn súng.[15]

Năm 2003, Việt Nam lần đầu tiên là chủ nhà của Sea Games, cũng là lần đầu tiên đoàn thể thao Việt Nam xếp hạng nhất toàn đoàn.[16]

Sea Games 2019 tổ chức ở Philippines, đoàn thể thao Việt Nam lần đầu tiên giành được tấm huy chương vàng ở môn bóng đá nam.[17] Ba năm sau, ở Sea Games 2021 trên sân nhà, đội tuyển U-22 quốc gia đã bảo vệ thành công tấm huy chương vàng. Đây cũng là kỳ đại hội thứ hai mà đoàn thể thao Việt Nam xếp hạng nhất toàn đoàn.[18]

Sea Games 2023 ở Campuchia là lần đầu tiên đoàn thể thao Việt Nam xếp hạng nhất toàn đoàn tại một kỳ đại hội tổ chức ở quốc gia khác, cũng là lần đầu tiên đoàn thể thao Việt Nam nhất toàn đoàn ở hai kỳ đại hội liên tiếp.[19]

Với 25 tấm huy chương vàng, Nguyễn Thị Ánh Viên của môn bơi lội là vận động viên mang về nhiều tấm huy chương vàng nhất cho đoàn thể thao Việt Nam ở các kỳ Sea Games.[20]

Các kỳ đại hội đã tham gia

[sửa | sửa mã nguồn]
   Hạng nhất toàn đoàn     Hạng nhì toàn toàn    Hạng ba toàn đoàn    Có huy chương
Năm Thế Vận Hội Asiad Sea Games
1980 Thế Vận Hội 1980
1982 Asiad 1982
1988 Thế Vận Hội 1988
1989 Sea Games 1989
1990 Asiad 1990
1991 Sea Games 1991
1992 Thế Vận Hội 1992
1993 Sea Games 1993
1994 Asiad 1994
1995 Sea Games 1995
1996 Thế Vận Hội 1996
1997 Sea Games 1997
1998 Asiad 1998
1999 Sea Games 1999
2000 Thế Vận Hội 2000
2001 Sea Games 2001
2002 Asiad 2002
2003 Sea Games 2003
2004 Thế Vận Hội 2004
2005 Sea Games 2005
2006 Asiad 2006
2007 Sea Games 2007
2008 Thế Vận Hội 2008
2009 Sea Games 2009
2010 Asiad 2010
2011 Sea Games 2011
2012 Thế Vận Hội 2012
2013 Sea Games 2013
2014 Asiad 2014
2015 Sea Games 2015
2016 Thế Vận Hội 2016
2017 Sea Games 2017
2018 Asiad 2018
2019 Sea Games 2019
2021 Thế Vận Hội 2020*
2022 Sea Games 2021*
2023 Asiad 2022* Sea Games 2023

*Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên Thế Vận Hội Tokyo 2020 được dời sang năm 2021,[21] Sea Games 2021 được dời sang năm 2022,[22] Asiad 2022 được dời sang năm 2023[23]

Thành tích nổi bật

[sửa | sửa mã nguồn]

-Ở Thế Vận hội:

  • 2000: 1 huy chương bạc
  • 2008: 1 huy chương bạc
  • 2012: 1 huy chương đồng
  • 2016: 1 huy chương vàng, 1 huy chương bạc

-Ở Sea Games:

  • 2003: Nhất toàn đoàn
  • 2021: Nhất toàn đoàn
  • 2023: Nhất toàn đoàn

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc biểu dương Đoàn thể thao Việt Nam”. VTV. 28 tháng 5 năm 2022.
  2. ^ “Dấu ấn Olympic Moskva 1980 qua tem và bưu thiếp”. Tổ Quốc. 10 tháng 8 năm 2016.
  3. ^ “Ký ức tấm HCB Olympic 2000 của Trần Hiếu Ngân và vai trò của Hàn Quốc với Taekwondo Việt”. Webthethao. 3 tháng 10 năm 2020.
  4. ^ “Ngày thứ 2 Olympic 2008: Hoàng Anh Tuấn mang tự hào về cho Việt Nam!”. Báo Tuổi Trẻ. 10 tháng 8 năm 2008.
  5. ^ “Hoàng Xuân Vinh giành HC vàng, phá kỷ lục Olympic”. Vnexpress. 7 tháng 8 năm 2016.
  6. ^ “Đô cử Quốc Toàn tủi thân vì nhận HC đồng Olympic muộn 9 năm”. VNexpress. 14 tháng 7 năm 2021.
  7. ^ “Dấu ấn thể thao Việt Nam qua các kỳ ASIAD”. Báo Thanh Niên. 18 tháng 8 năm 2018.
  8. ^ “Võ sĩ Trần Quang Hạ tiết lộ điều bất ngờ về tấm HCV ASIAD 1994”. Dân Việt. 17 tháng 8 năm 2018.
  9. ^ “Việt Nam rút đăng cai ASIAD 18”. Vnexpress. 17 tháng 4 năm 2014.
  10. ^ “Điền kinh Việt Nam gặt Vàng Asiad 2018: Tuyệt vời, Bùi Thị Thu Thảo!”. Vietnamnet. 27 tháng 8 năm 2018.
  11. ^ “HCV ASIAD 2018 sẽ được trao cho Quách Thị Lan tại Việt Nam”. Báo Tuổi trẻ. 20 tháng 7 năm 2019.
  12. ^ “Nhìn lại hành trình lịch sử vào bán kết ASIAD 2018 của Olympic Việt Nam”. VOV. 28 tháng 8 năm 2018.
  13. ^ “Thể thao Việt Nam bị các nước Đông Nam Á bỏ xa tại Asiad 19”. Báo Tuổi Trẻ. 8 tháng 10 năm 2023.
  14. ^ “Bóng chuyền nữ Việt Nam vào bán kết ASIAD lần đầu tiên trong lịch sử”. Báo VTC. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2023.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  15. ^ “Lịch sử SEA Games 1989: Bắn súng Việt Nam tạo dấu ấn”. Bóng đá plus. 22 tháng 4 năm 2022.
  16. ^ “Từ SEA Games đến SEA Games: Việt Nam 2003 - Số 1 Đông Nam Á”. Lao động. 7 tháng 5 năm 2022.
  17. ^ “Thắng thuyết phục 3-0, U22 Việt Nam giành HCV SEA Games lịch sử”. Báo Nhân Dân. 10 tháng 12 năm 2019.
  18. ^ “Việt Nam nhất toàn đoàn SEA Games 31”. Vnexpress. 22 tháng 5 năm 2022.
  19. ^ “Việt Nam giành ngôi nhất toàn đoàn SEA Games 32, lần thứ 3 liên tiếp đứng trên Thái Lan”. Báo Tiền Phong. 17 tháng 5 năm 2023.
  20. ^ “Nhìn lại bảng thành tích "vàng" trong sự nghiệp của Ánh Viên”. Báo Lao Động. 8 tháng 10 năm 2021.
  21. ^ “Vẫn giữ tên Olympic Tokyo 2020 nhưng tổ chức vào hè 2021”. Báo Tuổi trẻ. 30 tháng 3 năm 2023.
  22. ^ “SEA Games 31 chính thức bị hoãn sang năm 2022”. Báo Lao động. 8 tháng 7 năm 2021.
  23. ^ “Asiad 19 được dời sang tháng 9/2023”. Vnexpress. 20 tháng 7 năm 2022.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan