Cà Mau (huyện)

Cà Mau
Huyện
Huyện Cà Mau
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhMinh Hải
Huyện lỵThị trấn Tắc Vân
Phân chia hành chính1 thị trấn, 16 xã
Thành lập29/12/1978[1]
Giải thể30/8/1983[2]

Cà Mau là một huyện cũ thuộc tỉnh Minh Hải, tồn tại trong thời gian từ ngày 29 tháng 12 năm 1978[1] đến ngày 30 tháng 8 năm 1983[2].

Địa bàn huyện Cà Mau ngày nay tương ứng với một phần thành phố Cà Mau, một phần các huyện Cái Nước, Thới Bình (tỉnh Cà Mau) và một các huyện thị Giá Rai, Đông Hải (tỉnh Bạc Liêu).

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Cà Mau khi đó có vị trí địa lý:

Thị xã Cà Mau nằm trọn trong lòng huyện.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới thời Pháp thuộc, vùng đất này vốn thuộc các quận Cà MauGiá Rai của tỉnh Bạc Liêu.

Từ năm 1887 đến năm 1930, thực hiện kế hoạch đưa tên thực dân Viala đến làm chủ quận Cà Mau để nâng thị tứ Cà Mau lên thị trấn Cà Mau thuộc quận Cà Mau[3].

Năm 1937, địa bàn quận Cà Mau có 10 xã: Thới Bình, Tân Phú, An Trạch, Thạnh Phú, Phong Lạc, Tân Hưng, Khánh Bình, Hòa Thành, Tân Hưng Tây, Tân Ân và thị trấn Cà Mau[4].

Tháng 1 năm 1948, quận Cà Mau tách ra một số xã để thành lập huyện Ngọc Hiển[5].

Huyện Cà Mau có 9 xã: Hòa Thành, Tân Thành, An Xuyên, Tân Lộc, Tân Lợi, Thới Bình, Khánh Lâm, Khánh An, Khánh Bình và thị trấn Cà Mau. Huyện ủy đóng tại xã Thới Bình[6].

Năm 1950, huyện Cà Mau lại tách ra một số xã để thành lập huyện Trần Văn Thời[5].

Huyện Cà Mau có 9 xã: An Xuyên, Tân Thành, Hòa Thành, Thạnh Phú, Tân Lộc, Tân Lợi, Tân Phú, Thới Bình, Trí Phải và thị trấn Cà Mau[7].

Giai đoạn 1954 – 1955, nâng thị trấn Cà Mau lên thành thị xã Cà Mau (thị xã tỉnh lỵ của tỉnh An Xuyên)[8].

Năm 1956, huyện Cà Mau tách ra một số xã để thành lập huyện Thới Bình[5].

Ngày 9 tháng 3 năm 1956, theo Sắc lệnh số 32/VN, chính quyền Việt Nam Cộng hòa tách quận Cà Mau và 4 xã: Định Thành, Hòa Thành, Tân Thành, Phong Thạnh Tây của quận Giá Rai để thành lập thành tỉnh Cà Mau, tỉnh lỵ ban đầu có tên là Cà Mau.

Tháng 6, năm 1956, huyện Cà Mau được chia thành huyện Cà Mau Bắc và huyện Cà Mau Nam[8].

Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh số 143/VN thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam. Theo đó, tỉnh Cà Mau đổi tên thành tỉnh An Xuyên, tỉnh lỵ đổi tên thành Quản Long.

Đồng thời, quận Quản Long thuộc tỉnh An Xuyên được thành lập, gồm 4 xã: Tân Xuyên, Tân Lộc, Hòa Thành, Định Thành. Trong đó, xã Tân Xuyên đóng vừa là quận lỵ quận Quản Long và là tỉnh lỵ tỉnh An Xuyên.

Tuy nhiên, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam không thừa nhận phân giới hành chính của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Địa bàn quận Quản Long theo quản lý hành chính của Mặt trận Dân tộc Giải phóng tương ứng với địa bàn của thị xã Cà Mau và huyện Châu Thành thuộc tỉnh Cà Mau. Trong đó, địa bàn thị xã Cà Mau tương ứng với xã Tân Xuyên, còn địa bàn huyện Châu Thành (gồm 6 xã: An Xuyên, Định Thành, Hòa Thành, Lương Thế Trân, Lý Văn Lâm, Tân Thành và thị trấn Tắc Vân) tương ứng hầu hết với phần còn lại của quận Quản Long.

Năm 1961, thành lập thị xã Cà Mau với mật danh là Bảy Đô có 9 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, ấp I (xã Tân Thành), ấp Tân Phước (xã An Xuyên), ấp Thanh (xã Thạnh Phú) và xã mới Lý Văn Lâm[9].

Năm 1962, huyện Cà Mau tách các xã xung quanh thị xã Cà Mau để thành lập huyện Châu Thành[5] và lấy mật danh là Bảy Châu[10].

Năm 1976, tỉnh Cà Mau hợp nhất với tỉnh Bạc Liêu thành tỉnh Minh Hải, thị xã Cà Mau và huyện Châu Thành thuộc tỉnh Minh Hải.

Ngày 11 tháng 7 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 181-CP[11]. Theo đó, giải thể huyện Châu Thành và sáp nhập các xã, thị trấn vào các huyện Giá Rai, Trần Văn Thời và Thới Bình cùng tỉnh:

  • Sáp nhập các xã Định Thành, Hòa Thành, Tân Thành và thị trấn Tắc Vân vào huyện Giá Rai
  • Sáp nhập các xã Lý Văn Lâm và Lương Thế Trân vào huyện Trần Văn Thời
  • Sáp nhập xã An Xuyên vào huyện Thới Bình.

Ngày 29 tháng 12 năm 1978, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 326-CP về việc phân vạch địa giới các huyện và thị xã thuộc tỉnh Minh Hải[1]. Theo đó, thành lập huyện Cà Mau thuộc tỉnh Minh Hải.

Huyện Cà Mau có địa giới hành chính cơ bản giống huyện Châu Thành cũ, gồm thị trấn Tắc Vân và 6 xã: An Xuyên, Định Thành, Hòa Thành, Lương Thế Trân, Lý Văn Lâm, Tân Thành.

Ngày 25 tháng 7 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 275-CP về việc điều chỉnh địa giới một số xã và thị trấn thuộc tỉnh Minh Hải[12]. Theo đó:

  • Chia xã Hòa Thành thành ba xã lấy tên là xã Hòa Thành, xã Hòa Tân và xã Bình Thành
  • Chia xã Tân Thành thành ba xã lấy tên là xã Tân Thành, xã Tân Định và xã Tân Thạnh
  • Chia xã An Xuyên thành hai xã lấy tên là xã An Xuyên và xã An Lộc
  • Chia xã Lương Thế Trân thành ba xã lấy tên là xã Lương Thế Trân, xã Thạnh Trung và xã Thạnh Phú
  • Chia xã Định Thành thành ba xã lấy tên là xã Định Thành, xã Định Hòa và xã Định Bình
  • Thành lập (trên phần nửa đất của xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình tách sang huyện Cà Mau) một xã mới lấy tên là xã Tân Lợi.

Từ đó, huyện Cà Mau có 1 thị trấn Tắc Vân và 16 xã: An Lộc, An Xuyên, Bình Thành, Định Bình, Định Hòa, Định Thành, Hòa Tân, Hòa Thành, Lương Thế Trân, Lý Văn Lâm, Tân Định, Tân Lợi, Tân Thành, Tân Thạnh, Thạnh Trung, Thạnh Phú.

Ngày 30 tháng 8 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 94-HĐBT[2]. Theo đó, giải thể huyện Cà Mau và sáp nhập các xã, thị trấn vào thị xã Cà Mau và các huyện Giá Rai, Thới Bình, Cái Nước cùng tỉnh:

  • Sáp nhập thị trấn Tắc Vân và các xã Tân Định, An Xuyên, An Lộc, Bình Thành, Hòa Tân, Hòa Thành, Tân Thành, Định Bình, Lý Văn Lâm vào thị xã Cà Mau
  • Sáp nhập các xã Định Hòa, Định Thành, Tân Thạnh vào huyện Giá Rai
  • Sáp nhập xã Tân Lợi vào huyện Thới Bình
  • Sáp nhập các xã Lương Thế Trân, Thạnh Trung, Thạnh Phú vào huyện Cái Nước.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Quyết định 326-CP năm 1979 về việc phân vạch địa giới các huyện và thị xã thuộc tỉnh Minh Hải”.
  2. ^ a b c “Quyết định 94-HĐBT năm 1983 về việc phân vạch địa giới thị xã Cà Mau và các huyện Cà Mau, Giá Rai, Thới Bình, Cái Nước thuộc tỉnh Minh Hải”.
  3. ^ Lịch sử Đảng bộ Thành phố Cà Mau: Tập 1 (1930–1975): Sơ thảo. NXB Mũi Cà Mau, 2000. tr15/285tr
  4. ^ Lịch sử Đảng bộ Thành phố Cà Mau: Tập 1 (1930–1975): Sơ thảo. NXB Mũi Cà Mau, 2000. tr43/285tr
  5. ^ a b c d Lịch sử Đảng bộ Thành phố Cà Mau: Tập 1 (1930–1975): Sơ thảo. NXB Mũi Cà Mau, 2000. tr10/285tr
  6. ^ Lịch sử Đảng bộ Thành phố Cà Mau: Tập 1 (1930–1975): Sơ thảo. NXB Mũi Cà Mau, 2000. tr101/285tr
  7. ^ Lịch sử Đảng bộ Thành phố Cà Mau: Tập 1 (1930–1975): Sơ thảo. NXB Mũi Cà Mau, 2000. tr111/285tr
  8. ^ a b Lịch sử Đảng bộ Thành phố Cà Mau: Tập 1 (1930–1975): Sơ thảo. NXB Mũi Cà Mau, 2000. tr140/285tr
  9. ^ Lịch sử Đảng bộ Thành phố Cà Mau: Tập 1 (1930–1975): Sơ thảo. NXB Mũi Cà Mau, 2000. tr165/285tr
  10. ^ Lịch sử Đảng bộ Thành phố Cà Mau: Tập 1 (1930–1975): Sơ thảo. NXB Mũi Cà Mau, 2000. tr171/285tr
  11. ^ “Quyết định 181-CP năm 1977 về việc giải thể huyện Châu Thành thuộc tỉnh Minh Hải và việc sáp nhập các xã trước đây thuộc huyện Châu Thành vào một số huyện khác thuộc tỉnh Minh Hải”.
  12. ^ “Quyết định 275-CP năm 1979 về việc điều chỉnh địa giới một số xã và thị trấn thuộc tỉnh Minh Hải”.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nguồn gốc Mặt Nạ Kháng Ma trong Tensura
Nguồn gốc Mặt Nạ Kháng Ma trong Tensura
Ngay từ khi bắt đầu Tensura, hẳn chúng ta đã quá quen thuộc với hình ảnh Shizu và chiếc mặt nạ, thứ mà sau này được cô để lại cho Rimuru
Tổng hợp các bài hát trong Thor: Love And Thunder
Tổng hợp các bài hát trong Thor: Love And Thunder
Âm nhạc trong Thor - Love And Thunder giúp đẩy mạnh cốt truyện, nâng cao cảm xúc của người xem
Âm nhạc có giúp chúng ta tăng cường hiệu suất công việc?
Âm nhạc có giúp chúng ta tăng cường hiệu suất công việc?
Câu trả lời là có và không. Những giai điệu phù hợp sẽ giúp chúng ta vượt qua sự nhàm chán của công việc, duy trì sự hứng khởi, sáng tạo và bền bỉ
Hiệu ứng Brita và câu chuyện tự học
Hiệu ứng Brita và câu chuyện tự học
Bạn đã bao giờ nghe tới cái tên "hiệu ứng Brita" chưa? Hôm nay tôi mới có dịp tiếp xúc với thuật ngữ này