Cá chẽm

Lates calcarifer
Cá chẽm (ở giữa)
Tình trạng bảo tồn
Chưa được đánh giá (IUCN 3.1)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Nhánh Actinopteri
Phân lớp (subclass)Neopterygii
Phân thứ lớp (infraclass)Teleostei
Nhánh Osteoglossocephalai
Nhánh Clupeocephala
Nhánh Euteleosteomorpha
Nhánh Neoteleostei
Nhánh Eurypterygia
Nhánh Ctenosquamata
Nhánh Acanthomorphata
Nhánh Euacanthomorphacea
Nhánh Percomorphaceae
Nhánh Carangaria
Họ (familia)Centropomidae
Phân họ (subfamilia)Latinae
Chi (genus)Lates
Loài (species)L. calcarifer
Danh pháp hai phần
Lates calcarifer
(Bloch, 1790)
Danh pháp đồng nghĩa
Danh sách
  • Holocentrus calcarifer Bloch, 1790
  • Coius vacti F. Hamilton, 1822
  • Pseudolates cavifrons Alleyne & W. J. Macleay, 1877
  • Lates darwiniensis W. J. Macleay, 1878

Cá chẽm hay cá vược[1] (danh pháp hai phần: Lates calcarifer) là một loài cá sống cả trong nước mặn lẫn nước ngọt, thuộc về phân họ Cá chẽm (Latinae) của họ Centropomidae. Khu vực sinh sống bản địa của nó là vùng bắc và đông Australia tới eo biển TorresNew Guinea nhưng hiện nay đã được nuôi tại nhiều nơi trên thế giới như Australia, Malaysia, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Vương quốc Anh, Hoa KỳHà Lan.

Đặc điểm hình thái

[sửa | sửa mã nguồn]

Thân hình thoi, dẹt bên. Chiều dài thân bằng 2,7 -3,6 lần chiều cao, có thể tới 1,8 m nhưng thông thường chỉ 19–25 cm. Đầu to, mõm nhọn, chiều dài hàm trên kéo dài đến ngang giữa mắt. Hai vây lưng liền nhau, giữa lõm. Vây đuôi tròn lồi. Thân màu xám, bụng trắng bạc.

Cá chẽm còn gọi là cá vược. Chúng thường sống trong các hang đá hoặc vùng đáy có cỏ biển. Chúng cũng thích nghi với đáy rạn san hô. Loài cá này cũng có phân bố ở vùng nước lợ. Chúng thuộc loài cá dữ điển hình ở cửa sông, chúng có số lượng đông trong các kênh rạch, đầm phá và nhất là trong các đầm nuôi tôm.

Tại Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Vùng phân bố: Vịnh Bắc Bộ, vùng biển miền Trung và Nam Bộ

Nguồn nguyên liệu: khai thác, nuôi (số lượng ít ở miền Nam)

Mùa vụ khai thác: quanh năm

Ngư cụ khai thác: lưới kéo, câu

Kích thước khai thác: 350 -600mm

Hình thức nuôi: Nuôi cá trong các ao đất và lồng lưới

Dạng sản phẩm: ăn tươi, chế biến phi lê và các sản phẩm phối chế khác

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Thái Thanh Dương (chủ biên), Các loài cá thường gặp ở Việt Nam, Bộ Thủy sản, Hà Nội, 2007. Tr.16.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]


Chúng tôi bán
Bài viết liên quan