Cơ quan hành chính Nhà nước Việt Nam

Chính phủ

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Thủ tướng Chính phủ
  2. Phó Thủ tướng Chính phủ

Trung ương

[sửa | sửa mã nguồn]


Cơ quan hành chính Nhà nước ở cấp trung ương bao gồm chính phủ, các Bộ và cơ quan ngang Bộ.

Hiện nay Việt Nam có 18 Bộ:

  1. Bộ Quốc phòng
  2. Bộ Công an
  3. Bộ Ngoại giao
  4. Bộ Xây dựng
  5. Bộ Tư pháp
  6. Bộ Tài chính
  7. Bộ Công Thương
  8. Bộ Giao thông Vận tải
  9. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
  10. Bộ Thông tin và Truyền thông
  11. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
  12. Bộ Giáo dục và Đào tạo
  13. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  14. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
  15. Bộ Y tế
  16. Bộ Nội vụ
  17. Bộ Khoa học và Công nghệ
  18. Bộ Tài nguyên và Môi trường

Và 4 cơ quan ngang Bộ:

  1. Ủy ban Dân tộc
  2. Thanh tra Chính phủ
  3. Ngân hàng Nhà nước
  4. Văn phòng Chính phủ

Ngoài ra, Chính phủ còn có các cơ quan trực thuộc (không phải cơ quan hành chính) hiện tại bao gồm:

  1. Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
  2. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  3. Thông tấn xã Việt Nam
  4. Đài Tiếng nói Việt Nam
  5. Đài Truyền hình Việt Nam
  6. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
  7. Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
  8. Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
  9. Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia

Cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương là các Ủy ban Nhân dân. Tương ứng với mỗi cấp địa phương có một cấp Ủy ban Nhân dân:

Các cơ quan hành chính theo ngành tại địa phương bao gồm các cơ quan chuyên môn của Ủy ban Nhân dân và cơ quan đại diện của các bộ tại địa phương:

  • Tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: các sở, ban, cục.
  • Tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: các phòng, chi cục.
  • Tại các xã, phường, thị trấn: các đội.

Các cơ quan đại diện của các Bộ tại địa phương bao gồm các cục và chi cục. Chẳng hạn như Tổng cục Thống kê có các đại diện tại các tỉnh là cục thống kê tỉnh, tại các huyện là chi cục thống kê.

Địa phương cấp tỉnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh (cơ quan hành chính Nhà nước thẩm quyền chuyên môn) được tổ chức theo Nghị định 24/2014/NĐ-CP ngày 4/4/2014[1] và Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020[2] của Chính phủ. Bao gồm:

  • Sở Nội vụ
  • Sở Tư pháp
  • Sở Kế hoạch và Đầu tư
  • Sở Tài chính
  • Sở Công Thương
  • Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Sở Giao thông Vận tải
  • Sở Xây dựng
  • Sở Tài nguyên và Môi trường
  • Sở Thông tin và Truyền thông
  • Sở Lao động Thương binh và Xã hội
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (một số tỉnh tách thành Sở Văn hóa và Thể thao và Sở Du lịch)
  • Sở Khoa học và Công nghệ
  • Sở Giáo dục và Đào tạo
  • Sở Y tế
  • Thanh tra tỉnh
  • Văn phòng Ủy ban Nhân dân
  • Các cơ quan chuyên môn được tổ chức theo đặc thù riêng của từng tỉnh, gồm có: Sở Ngoại vụ, Sở Du lịch, Ban Dân tộc, Sở Quy hoạch - Kiến trúc.

Địa phương cấp huyện

[sửa | sửa mã nguồn]

Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân cấp huyện (là cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chuyên môn) được tổ chức theo Nghị định 37/2014/NĐ-CP ngày 5/5/2014[3] và Nghị định số 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020[4] của Chính phủ. Bao gồm:

Các cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất ở các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:

  • Phòng Nội vụ
  • Phòng Tư pháp
  • Phòng Tài chính Kế hoạch
  • Phòng Tài nguyên và Môi trường
  • Phòng Lao động Thương binh và Xã hội
  • Phòng Văn hoá và Thông tin
  • Phòng Giáo dục và Đào tạo
  • Phòng Y tế
  • Thanh tra huyện
  • Văn phòng Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân

Ngoài cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất ở tất cả các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh như trên, còn có một số cơ quan chuyên môn để phù hợp với từng loại hình đơn vị hành chính cấp huyện:

  • Ở các quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:
  1. Phòng Kinh tế
  2. Phòng Quản lý đô thị
  • Ở các huyện:
  1. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  2. Phòng Kinh tế và Hạ tầng
  • Phòng Dân tộc

Tổ chức các cơ quan chuyên môn ở các huyện đảo (căn cứ vào các điều kiện cụ thể của từng huyện đảo, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng và tên gọi các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân huyện đảo).

Địa phương cấp xã

[sửa | sửa mã nguồn]

Cấp xã, phường, thị trấn không có cơ quan chuyên môn, song có chức danh chuyên môn sau đây:

  • Trưởng Công an
  • Chỉ huy trưởng Quân sự
  • Văn phòng-Thống kê
  • Địa chính-Xây dựng
  • Tài chính-Kế toán
  • Tư pháp-Hộ tịch
  • Văn hóa-Xã hội

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Nghị định 24/2014/NĐ-CP ngày 4/4/2014 của Chính phủ”.
  2. ^ “Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ”.
  3. ^ “Nghị định 37/2014/NĐ-CP ngày 5/5/2014 của Chính phủ”.
  4. ^ “Nghị định số 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ”.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Giáo trình "Hành chính nhà nước và công nghệ hành chính", Học viện Hành chính Quốc gia, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Lòng lợn – món ăn dân dã liệu có còn được dân yêu?
Lòng lợn – món ăn dân dã liệu có còn được dân yêu?
Từ châu Âu đến châu Á, mỗi quốc gia lại có cách biến tấu riêng với nội tạng động vật, tạo nên một bản sắc ẩm thực đặc trưng
Review phim Nhật Thực Toàn Phần - Total Eclipse 1995
Review phim Nhật Thực Toàn Phần - Total Eclipse 1995
Phim xoay quanh những bức thư được trao đổi giữa hai nhà thơ Pháp thế kỷ 19, Paul Verlanie (David Thewlis) và Arthur Rimbaud (Leonardo DiCaprio)
Tổng hợp các lãnh địa được sử dụng trong Jujutsu Kaisen
Tổng hợp các lãnh địa được sử dụng trong Jujutsu Kaisen
Bành trướng lãnh địa được xác nhận khi người thi triển hô "Bành trướng lãnh địa" những cá nhân không làm vậy đều sẽ được coi là "Giản dị lãnh địa"
Kamisato Ayato Build Guide
Kamisato Ayato Build Guide
Kamisato Ayato is a Hydro DPS character who deals high amount of Hydro damage through his enhanced Normal Attacks by using his skill