Cổng tri thức Biến đổi khí hậu![]() ![]() ![]()
Bài chọn lọc -![]() ![]() Khí quyển Trái Đất là lớp các chất khí bao quanh hành tinh Trái Đất và được giữ lại bởi lực hấp dẫn của Trái Đất. Nó gồm có nitơ (78,1% theo thể tích) và oxy (20,9%), với một lượng nhỏ argon (0,9%), carbon dioxide (dao động, khoảng 0,035%), hơi nước và một số chất khí khác. Bầu khí quyển bảo vệ cuộc sống trên Trái Đất bằng cách hấp thụ các bức xạ tia cực tím của mặt trời và tạo ra sự thay đổi về nhiệt độ giữa ngày và đêm. Bầu khí quyển không có ranh giới rõ ràng với khoảng không vũ trụ nhưng mật độ không khí của bầu khí quyển giảm dần theo độ cao. Ba phần tư khối lượng khí quyển nằm trong khoảng 11 km đầu tiên của bề mặt hành tinh. Tại Mỹ, những người có thể lên tới độ cao trên 50 dặm (80,5 km) được coi là những nhà du hành vũ trụ. Độ cao 120 km (75 dặm hay 400.000 ft) được coi là ranh giới do ở đó các hiệu ứng khí quyển có thể nhận thấy được khi quay trở lại. Đường Karman, tại độ cao 100 km (62 dặm), cũng được sử dụng như là ranh giới giữa khí quyển Trái Đất và khoảng không vũ trụ. (Đọc thêm...)Tiểu sử chọn lọc -
Thể loạiHình ảnh chọn lọcRừng bị đốt để trồng trọt ở Nam Mexico
Tin tức
Bạn có biết
Việc cần làm
Dự ánPanorama chọn lọcTốc độ thay đổi của độ dày băng hà, còn gọi là cân bằng khối băng hà, là một phép đo sự thay đổi trung bình của độ dày một con sống băng sau khi tính đến sự thay đổi về tỷ khối do sự nén tuyết và chuyển đổi thành băng. Bản đồ thể hiện tốc độ suy giảm hàng năm từ 1970. Mức độ thay đổi lớn hơn được thể hiện bằng hình tròn lớn hơn. Tất cả các vùng được khảo sát trừ Scandinavia cho thấy độ dày sông băng bị suy giảm. Sự thoái lui băng hà rộng khắp này được coi là dấu hiệu của sự nóng lên toàn cầu.
Chủ đềTài nguyên mạng
Các cổng thông tin
|