Chiến lược Chuỗi Ngọc Trai (chữ Anh: String of Pearls) là một khái niệm do giới chính trị Ấn Độ nêu ra, đã miêu tả sự suy đoán về ý đồ gia tăng sức ảnh hưởng ở Ấn Độ Dương của Trung Quốc.[1] Nó chỉ các công trình thiết bị dân dụng và quân dụng của Trung Quốc từ Trung Quốc đại lục đến Port Sudan ở trong khu vực sừng châu Phi, cùng mối quan hệ của những công trình thiết bị này với tuyến đường thủy trọng yếu của Trung Quốc. Tuyến đường thủy trọng yếu của Trung Quốc đã đi qua một số điểm "cổ chai", bao gồm eo biển Mandeb, eo biển Malacca, eo biển Hormuz và eo biển Lombok, cùng các nước dọc sát bờ biển như Pakistan, Sri Lanka, Bangladesh, Maldives và Somalia.
Nhiều nhà bình luận của Ấn Độ cho biết, chiến lược Chuỗi Ngọc Trai và hành lang kinh tế Trung Quốc–Pakistan, sẽ uy hiếp đến an ninh quốc gia của Ấn Độ.[2][3] Chiến lược này hình thành một hệ thống, uy hiếp đến dự án đầu tư lực lượng, mậu dịch, thậm chí là toàn vẹn lãnh thổ của Ấn Độ.[2][4] Ngoài ra, Trung Quốc có quan hệ chặt chẽ và mật thiết với Pakistan - "kẻ thù truyền kiếp" của Ấn Độ, cùng với sự phát triển của Trung Quốc ở cảng Gwadar, cộng thêm khả năng hải quân Trung Quốc thiết lập căn cứ hải quân ở cảng Gwadar, đều bị Ấn Độ coi là cái đinh trong mắt.[2] Ở hướng đông, cảng nước sâu Kyaukpyu cũng đã dẫn đến sự lo lắng đồng dạng của Ấn Độ.[3]
Từ này xuất hiện lần đầu tiên là trong bài báo cáo nội bộ năm 2005 mang tên "Tương lai nguồn năng lượng ở châu Á" (Energy Futures in Asia) của công ti kiểm soát cổ phần Booz Allen Hamilton.[5] Từ này cũng hay sử dụng trong tài liệu địa chính trị và chính sách ngoại giao của Ấn Độ, để nhấn mạnh quan ngại của Ấn Độ về việc thực hành Một vành đai, một con đường ở Nam Á.[6] Căn cứ vào lối nói của Sở Nghiên cứu bảo vệ an ninh châu Âu (EUISS), "đối thoại an ninh bốn bên" do Mĩ, Nhật, Ấn và Úc hình thành chính là hành vi phản kháng trực tiếp đối với chính sách ngoại giao tích cực của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.[7]
Sự xuất hiện ''chiến lược Chuỗi Ngọc Trai", đã nói rõ Trung Quốc đang gia tăng kiểm soát sân bay và cửa cảng một cách có bài bản, mở mang, nâng cấp quân đội, và tăng cường quan hệ với đối tác thương mại, nhằm tăng thêm sức ảnh hưởng địa chính trị ngày càng lên.[8] Chính phủ Trung Quốc luôn bày tỏ, hải quân Trung Quốc kiên trì đường lối phát triển hoà bình, chỉ giữ trách nhiệm bảo vệ lợi ích thương mại bên trong khu vực.[9] Nhà lãnh đạo Trung Quốc, như Hồ Cẩm Đào[9] và Tập Cận Bình[10] đều tuyên bố, Trung Quốc không tìm kiếm và theo đuổi bá quyền ở trong quan hệ quốc tế. Năm 2003, tuần báo The Economist phân tích phát biểu, cho biết bản chất nhất cử nhất động của Trung Quốc chỉ có liên quan với mậu dịch.[10] Có một số phân tích cho biết, nhất cử nhất động của Trung Quốc sẽ hình thành lưỡng nan an ninh với Ấn Độ, nhưng cũng có phân tích cho biết, chiến lược của Trung Quốc tồn tại điểm yếu, dễ gãy.[11]
Tuyến đường biển Ấn Độ Dương trong khoảng thời gian dài tới nay luôn là một phần của con đường tơ lụa, có ý nghĩa chiến lược đối với hải quân Trung Quốc với mục tiêu trở thành một cánh hải quân xanh dương đầu tiên của Trung Quốc trong thời hiện đại. Tuyến đường này đi qua một số điểm yết hầu, bao gồm eo biển Mandeb, eo biển Malacca, eo biển Hormuz và eo biển Lombok. Vào cuối niên đại 90 thế kỉ XX, Bộ tư lệnh Miền nam Hoa Kỳ đã biên soạn một bài báo cáo cơ mật, nói rằng Trung Quốc đang toan mưu lợi dụng ban quản lí cảng thương mại ở các nơi trên thế giới để kiểm soát "trạm gác chiến lược". Một bài báo cáo nội bộ tên là "Tương lai nguồn năng lượng ở châu Á" của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ được tiết lộ vào năm 2005 nói rằng,[12] Trung Quốc đang chọn lấy một loại chiến lược có kiểu dáng "chuỗi ngọc trai": "Trung Quốc đang thiết lập quan hệ chiến lược men theo tuyến đường thuỷ trên biển từ Trung Đông đến biển Đông, đã chứng minh rằng nó bảo vệ lợi ích năng lượng Trung Quốc, đồng thời vì mục đích phục vụ mục tiêu an ninh rộng khắp mà sẵn sàng phòng thủ và tiến công." Báo cáo còn liệt ra sáu hạt "ngọc trai" trong chiến lược Chuỗi ngọc trai: đứng mũi chịu sào là cảng Gwadar ở Pakistan, các hạt ngọc trai khác còn bao gồm Bangladesh, Myanmar, Campuchia và Thái Lan. Báo cáo nói, Trung Quốc đang xây dựng một căn cứ hải quân mới ở cảng Gwadar. Theo một số học giả chiến lược của Hoa Kỳ, Trung Quốc muốn phát triển hải quân xanh dương thì không có căn cứ tiếp viện không được, vì vậy họ "bào chế" ra cái gọi chiến lược Chuỗi ngọc trai, tuyên bố Trung Quốc lấy được căn cứ neo đậu chiến hạm ở hải ngoại thông qua các phương thức như tài trợ.
"Chuỗi ngọc trai" là việc Trung Quốc tăng cường mở rộng bến cảng và sân bay ở biển Đông, eo biển Malacca, Ấn Độ Dương và vịnh Ba Tư, thiết lập quan hệ ngoại giao đặc thù, nó đại diện cho dấu hiệu gia tăng ảnh hưởng vị thế thông qua việc tăng cường hiện đại hoá lực lượng quân sự. Christopher Pehrson[13]
Trong lễ kỉ niệm 60 năm thành lập Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tại Thanh Đảo, Sơn Đông vào ngày 23 tháng 04 năm 2009, chủ tịch nhà nước, chủ tịch Quân uỷ Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào phát biểu, mục tiêu chiến lược của hải quân Trung Quốc là "hải dương hài hoà" và "bất luận hiện tại hay tương lai, bất luận phát triển đến mức độ nào, Trung Quốc đều vĩnh viễn không xưng bá, không tiến hành mở rộng quân sự và chạy đua vũ trang, không thể tạo ra mối đe doạ quân sự đối với bất kì nước nào".[14][15] Tuy nhiên, cũng có người Ấn Độ tin rằng Chuỗi ngọc trai sẽ đặt Ấn Độ vào thế bất lợi về quân sự, việc mất đi vị trí chiến lược trọng yếu của Ấn Độ sẽ khiến cho Trung Quốc mở rộng quan hệ với các nước ven bờ Ấn Độ Dương.[16]
"Chuỗi ngọc trai" là chỉ các bến cảng như cảng Colombo ở Sri Lanka, cảng Gwadar ở Pakistan,... do Trung Quốc đầu tư xây dựng. Sáu hạt ngọc trai là chỉ:
Tuyến giao thông đường biển từ Hồng Kông đến Port Sudan đã trở thành một nguồn của cuộc xung đột đối với an ninh năng lượng trong tương lai của Trung Quốc. Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ nhì thế giới và là nước nhập khẩu dầu mỏ lớn thứ ba thế giới. Trung Quốc nhập khẩu 15% lượng dầu từ Tây Phi[18], và là khách hàng tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất của Sudan[19], và đã ký các hợp đồng dài hạn để phát triển các mỏ dầu Iran[20].
Với một làn sóng cướp biển ngoài khơi Somalia[21] cuối năm 2008, cuộc chiến đang diễn ra ở Darfur và sự đàn áp của chế độ Robert Mugabe ở Zimbabwe[22], chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã thay đổi theo hướng một cách tiếp cận trực tiếp hơn để đối phó với các hành động thù địch như vậy.
David Eshel cho rằng các cơ sở hải quân ở đảo Hải Nam (căn cứ tàu ngầm Hải Nam) ở Biển Đông là viên ngọc trai thứ nhất trong Chuỗi Ngọc Trai.[23]
Hạt ngọc thứ nhì là Sihanoukville nếu Campuchia đồng ý hợp tác.[24]
Bên Ấn Độ Dương thì hạt trai thứ ba là quân cảng trên đảo Coco thuộc Miến Điện; tiếp theo là Chittagong, Bangladesh; Hambantota, Sri Lanka rồi đến Gwadar, Pakistan, trọn hải lộ từ Trung Đông sang Trung Hoa.[24] Ngoài ra là các hải cảng Sittwe, Miến Điện; Marao, Maldives và Lamu, Kenya cũng là những khâu trong chuỗi quân cảng chiến lược của Trung Quốc.[25]
Dean Cheng thuộc Heritage Foundation cho rằng Hoa Kỳ nên tìm cách hợp tác với Ấn Độ để đối phó với ảnh hưởng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.[26][27]
Đối với Ấn Độ thì hải cảng Hambantota gây chú ý như trong bài phân tích Asian Security của Nilanthi Samaranayake thuộc CNA.[28] Daniel Kostecka thì lại cho rằng các cơ sở Trung Quốc lập nên trên Ấn Độ Dương là có mục đích thương mại chứ không phải quân sự.[29]
Ngoài tầm vóc quân sự, chuỗi ngọc trai của Trung Quốc cũng tác động đến bố cục Cuộc chơi vĩ đại mới ở Trung Á. Với nguồn năng lượng dầu mỏ và khí đốt dồi dào khiến các nước Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, khối NATO, Nga và Trung Quốc đều muốn tiếp cận, Trung Á có nhiều hứa hẹn. Tuy nhiên địa thế khó khăn hiểm trở của Trung Á là một thử thách. Hơn nữa khu vực này là cứ điểm của các nhóm khủng bố như Al-Qaeda khiến việc vận chuyển dầu và khí tự nhiên bằng đường ống dễ bị gián đoạn. Kể từ khi sự kiện của 11 tháng 9 xảy ra thì Hoa Kỳ đã trực tiếp tham chiến ở Afghanistan. Trong khi đó Nga cũng tiến quân xâm lăng Gruzia, đe dọa đường ống Baku-Tbilisi-Ceyhan.
Trung Quốc đã đề ra chiến lược chuỗi ngọc trai để đối phó với nguồn năng lượng Trung Á bằng cách mở một thông lộ khác qua ngả Pakistan mà trọng điểm là cảng nước sâu quy mô ở Gwadar.[30] Từ Gwadar Trung Quốc sẽ có căn cứ chiến lược chắc chắn để hoạt động ở Ấn Độ Dương và Vịnh Ba Tư. Gwadar cũng là trung tâm hạ nguồn cho các đường ống nối các mỏ khí thiên nhiên ở Trung Á qua Afghanistan để thông ra biển. Trung Quốc đã hoàn thành thiết lập ống dẫn dầu Kazakhstan-Trung Quốc năm 2009. Ống dẫn này chạy từ biên giới Trung Quốc-Kazakhstan đến phía bắc biển Caspi hầu khai thác nguồn dầu lửa khổng lồ ở khu vực Tengiz đầy tiềm lực.
|journal=
(trợ giúp)