Dự án Montauk là một thuyết âm mưu cho rằng có một loạt dự án bí mật của chính phủ Mỹ được tiến hành tại vườn quốc gia Camp Hero hoặc Trạm Không quân Montauk ở Montauk, Long Island, với mục đích phát triển các kỹ thuật chiến tranh tâm lý và nghiên cứu kỳ lạ bao gồm cả du hành thời gian. Câu chuyện về Dự án Montauk bắt nguồn từ loạt sách Montauk Project của Preston Nichols lồng ghép những câu chuyện đó với những câu chuyện về vụ Thí nghiệm Philadelphia.[1][2]
Những câu chuyện về Dự án Montauk đã được lưu hành từ đầu những năm 1980. Theo nhà nghiên cứu UFO Jacques Vallée, câu chuyện về vụ thí nghiệm Montauk dường như đã bắt nguồn từ tài liệu của Preston Nichols, với lời tuyên bố đã thu hồi những kỷ niệm bị kìm nén về sự tham gia của chính mình và kể lại rằng anh ta bị bắt cóc định kỳ để tiếp tục tham gia trái với ý nguyện của mình.[1][3] Nichols, sinh ngày 24 tháng 5 năm 1946 tại Long Island, New York, tuyên bố có bằng cấp về ngành cận tâm lý học, tâm lý học và kỹ thuật điện,[4] và ông đã viết hàng loạt cuốn sách, được gọi là sê-ri Montauk Project, cùng với Peter Moon, chủ đề chính trong đó được cho là các hoạt động khả nghi tại Montauk. Trọng tâm về các chủ đề bao gồm chính phủ Mỹ/thí nghiệm quân sự trong các lĩnh vực như du hành thời gian, dịch chuyển tức thời, kiểm soát tâm trí, tiếp xúc với sự sống ngoài hành tinh và vụ dàn dựng tàu Apollo đổ bộ lên Mặt Trăng, được sắp đặt như những phát triển từ sau vụ thí nghiệm Philadelphia thành công vào năm 1943. Đỉnh cao chính là "lỗ hổng không thời gian" vào năm 1983. Các tác giả đã khuyến khích suy đoán về nội dung; ví dụ, họ đã viết, "Cho dù bạn đọc tác phẩm này là khoa học viễn tưởng hay phi hư cấu, bạn đang ở trong một câu chuyện tuyệt vời" trong chương đầu tiên, mô tả phần lớn nội dung là "những việc êm đềm" trong quyển Guide For Readers (Hướng dẫn dành cho người đọc) và xuất bản bản tin với các cập nhật cho câu chuyện. Tác phẩm này từng được mô tả là tiểu thuyết.[5]
Bộ phim năm 2015 Montauk Chronicles, là phim chuyển thể với âm mưu gồm có Preston Nichols, Al Bielik và Stewart Swerdlow, được phát hành trực tuyến và trên DVD và Blu-ray. Bộ phim đoạt giải phim tài liệu hay nhất tại Liên hoan phim Philip K. Dick tại thành phố New York[6] và từng xuất hiện trên Coast to Coast AM[7] và The Huffington Post.[8] Phim truyền hình dài tập trên kênh Netflix nhan đề Stranger Things được cho là lấy cảm hứng từ dự án Montauk, và tại một thời điểm cái tên Montauk đã được sử dụng làm tên gọi tạm định.[9][10][11][12] Câu chuyện Montauk cũng xuất hiện một cách nổi bật trong cuốn tiểu thuyết năm 2013 của Thomas Pynchon có tên gọi Bleeding Edge.