The Flying Saucers Are Real

The Flying Saucers Are Real
Hình bìa sách
Thông tin sách
Tác giảDonald Keyhoe
Ngôn ngữTiếng Anh
Nhà xuất bảnGold Medal Books
Ngày phát hành1950
Ngày 4 tháng 12 năm 2006 (Tái bản)
Kiểu sáchBìa cứng
Số trang180
ISBN978-1-59605-877-4

The Flying Saucers Are Real (tạm dịch: Đĩa bay có thật) của Donald Keyhoe, là cuốn sách điều tra nhiều cuộc chạm trán giữa máy bay chiến đấu, nhân viên, phi công và các máy bay khác của Không quân MỹUFO từ năm 1947 đến năm 1950.[1]

Tóm lược

[sửa | sửa mã nguồn]

Sách do nhà xuất bản Gold Medal Books ấn hành bản bìa mềm vào năm 1950, và được bán với giá 25 xu. Tháng 12 năm 1949, trước khi xuất bản cuốn sách, Keyhoe đã cho đăng một bài báo cùng tên trên tạp chí True, với tài liệu tương tự.[2][3] Cuốn sách đã thành công vang dội và phổ biến nhiều ý tưởng trong ngành UFO học mà ngày nay vẫn được tin tưởng rộng rãi.

The Flying Saucers Are Real nhìn chung khá ngắn — chừng 175 trang. Keyhoe dám chắc rằng Không quân đang điều tra những trường hợp chạm trán cự ly gần này, với chính sách che giấu sự tồn tại của chúng với công chúng cho đến năm 1949. Ông tuyên bố rằng chính sách này sau đó được thay thế bằng một trong những tiết lộ thận trọng, tiến bộ hơn.

Keyhoe nói thêm rằng Trái Đất từng được người ngoài hành tinh viếng thăm trong suốt hai thế kỷ vừa qua, với tần suất những chuyến thăm này tăng mạnh sau vụ thử vũ khí nguyên tử đầu tiên vào năm 1945. Trích dẫn bằng chứng mang tính giai thoại, ông nói rằng Lực lượng Không quân có thể đã đạt được và điều chỉnh một số khía cạnh của công nghệ ngoài hành tinh, phương pháp đẩy và có lẽ là nguồn năng lượng của nó. Ông tin rằng Không quân hoặc chính phủ liên bang Hoa Kỳ cuối cùng sẽ tiết lộ những công nghệ này cho công chúng khi Liên Xô không còn là mối đe dọa nữa.

Đón nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

"Cuốn sách Flying Saucers Are Real của Keyhoe... là nỗ lực có ảnh hưởng đầu tiên nhằm thúc đẩy ý tưởng coi "đĩa bay" là tàu vũ trụ của người ngoài hành tinh."[4] Một bản nhại mơ hồ cuốn sách của Keyhoe và các báo cáo về trường hợp nhìn thấy UFO và các vụ người ngoài hành tinh bắt cócThe Flying Saucers Are Very Very Real (2016).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Jacobs, David (2008). “Flying Saucers from Outer Space – The inspiration behind Earth vs. The Flying Saucers”. Trong Wilson, S. Michael (biên tập). Monster Rally: mutants, monsters, madness. West Orange, New Jersey: Idea Men Production. tr. 11–16, page 12. ISBN 978-1-4392-1519-7.
  2. ^ The Report on Unidentified Flying Objects: The Original 1956 Edition Lưu trữ 2014-07-27 tại Wayback Machine, Edward J. Ruppelt.
  3. ^ Hostile Aliens, Hollywood and Today's News: 1950s Science Fiction Films and 9/11 Lưu trữ 2014-07-27 tại Wayback Machine, Melvin E. Matthews
  4. ^ Rothstein, Mikael (2003). “The Rise and Decline of the First-Generation UFO Contactees: A Cognitive Approach”. Trong Lewis, James R. (biên tập). Encyclopedic Sourcebook of UFO Religions. Amherst, New York: Prometheus Books. tr. 63–76, page 66. ISBN 978-1-57392-964-6.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Phổ hiền Rien: Lãnh đạo Lord Tensen - Jigokuraku
Phổ hiền Rien: Lãnh đạo Lord Tensen - Jigokuraku
Rien (Từ điển, Bính âm: Lián), còn được gọi là biệt danh Fugen Jōtei (Từ điển, Nghĩa đen: Shangdi Samantabhadra), là một Sennin cấp Tensen, người từng là người cai trị thực sự của Kotaku, tổ tiên của Tensens, và là người lãnh đạo của Lord Tensen.
Những chi tiết ẩn dụ khiến bạn thấy
Những chi tiết ẩn dụ khiến bạn thấy "Thiếu Niên Và Chim Diệc" hay hơn 10 lần
Những bộ phim của Ghibli, hay đặc biệt là “bố già” Miyazaki Hayao, luôn mang vẻ "siêu thực", mộng mơ và ẩn chứa rất nhiều ẩn dụ sâu sắc
Genshin Impact - Hướng dẫn build đồ tối ưu cho newbie
Genshin Impact - Hướng dẫn build đồ tối ưu cho newbie
Sai lầm của 1 số newbie về việc build tướng như thế nào là tối ưu nhất vì chưa hiểu rõ role
Guide Potions trong Postknight
Guide Potions trong Postknight
Potions là loại thuốc tăng sức mạnh có thể tái sử dụng để hồi một lượng điểm máu cụ thể và cấp thêm một buff, tùy thuộc vào loại thuốc được tiêu thụ