The Roswell Incident

The Roswell Incident
Thông tin sách
Tác giảCharles BerlitzWilliam Moore
Quốc giaMỹ
Ngôn ngữTiếng Anh
Chủ đềSự kiện UFO Roswell
Nhà xuất bảnGrosset & Dunlap
Kiểu sáchBìa cứng
Số trang168
ISBN9780448211992
Số OCLC6831957

The Roswell Incident là một cuốn sách phi hư cấu năm 1980 của Charles BerlitzWilliam Moore. Cuốn sách đã giúp phổ biến câu chuyện về những mảnh vỡ bất thường được các nhân viên của Sân bay Lục quân Roswell thu hồi vào năm 1947.

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự kiện năm 1947

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự kiện Roswell diễn ra trong bối cảnh cơn sốt đĩa bay năm 1947, bùng phát khi giới truyền thông đưa tin rộng rãi về vụ chứng kiến đĩa bay của phi công Kenneth Arnold. Giữa hàng trăm báo cáo trên toàn quốc,[1] vào ngày 8 tháng 7 năm 1947, thông cáo báo chí của Sân bay Lục quân Roswell được phát đi qua đường dây điện báo.[2] Quân đội nhanh chóng rút lại tuyên bố, nói rằng vật thể bị rơi là một quả bóng thám không thông thường mà thôi.[3][4][5]

Xem xét lại Roswell

[sửa | sửa mã nguồn]

Câu chuyện về Roswell đã thu hút được sự chú ý đáng kể vào năm 1978 khi viên trung tá về hưu Jesse Marcel, trong một cuộc phỏng vấn với nhà nghiên cứu UFO Stanton Friedman, cho biết ông tin rằng mảnh vỡ mà ông thu được có nguồn gốc ngoài Trái Đất.[6]

Tác giả

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1974, Berlitz là tác giả của cuốn The Bermuda Triangle, ấn phẩm bán chạy nhất phổ biến niềm tin Tam giác quỷ Bermuda là một khu vực đại dương dễ bị mất tích của tàu thuyền và máy bay, có lẽ gắn liền với 'lục địa Atlantis đã mất'.[7] Cuốn sách này đã bán được gần 20 triệu bản bằng 30 ngôn ngữ.[3][8]

Năm 1979, Berlitz hợp tác với nhà nghiên cứu UFO William L. Moore xuất bản cuốn The Philadelphia Experiment: Project Invisibility, phổ biến câu chuyện về một thí nghiệm tàng hình của Hải quân.[9] Cuốn sách mở rộng câu chuyện về những sự kiện kỳ lạ, lý thuyết trường thống nhất thất lạc của Albert Einstein cùng sự che đậy của chính phủ.[10]

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuốn sách lập luận rằng một phi thuyền ngoài Trái Đất đang bay qua sa mạc New Mexico để quan sát hoạt động vũ khí hạt nhân thì bị sét đánh giết chết phi hành đoàn người ngoài hành tinh và sau khi phát hiện ra vụ tai nạn này, chính phủ Mỹ đã che đậy sự việc.[3]

The Roswell Incident nêu bật những tài liệu kể về các mảnh vỡ được Marcel mô tả là "không có gì được tạo ra trên Trái Đất này".[11] Những lời tường thuật bổ sung của Bill Brazel,[12] con trai của chủ trang trại Mac Brazel, người hàng xóm Floyd Proctor[13] và Walt Whitman Jr.,[14] con trai của phóng viên W. E. Whitman đã tới phỏng vấn Mac Brazel, cho rằng vật liệu mà Marcel thu hồi được có sức mạnh siêu phàm không liên quan đến quả bóng thám không. Nhà nhân chủng học Charles Zeigler mô tả cuốn sách năm 1980 này là "phiên bản số 1" của huyền thoại Roswell.[15] Câu chuyện của Berlitz và Moore chiếm ưu thế cho đến cuối những năm 1980 khi các tác giả khác, bị thu hút bởi tiềm năng thương mại của việc viết về Roswell, bắt đầu tạo ra những tài liệu cạnh tranh.[16]

Cuốn sách đưa ra lập luận rằng mảnh vỡ được Marcel thu hồi tại trang trại Foster, có thể nhìn thấy trong các bức ảnh cho thấy Marcel đang tạo dáng với mảnh vỡ, được thay thế bằng mảnh vỡ từ thiết bị thời tiết như một phần của vụ che đậy.[17][18] Cuốn sách cũng tuyên bố rằng các mảnh vỡ được thu hồi từ trang trại đã không được giới báo chí kiểm tra chặt chẽ. Những nỗ lực của quân đội được mô tả là nhằm làm mất uy tín và "chống đối hội chứng cuồng loạn ngày càng gia tăng đối với đĩa bay".[19]

Các tác giả tuyên bố đã phỏng vấn hơn 90 nhân chứng mặc dù lời khai của duy nhất 25 người là có xuất hiện trong cuốn sách này. Chỉ có bảy người trong số này xác nhận đã nhìn thấy các mảnh vỡ. Trong số này, có năm người khẳng định đã cầm thử.[20] Hai tài liệu kể về việc đe dọa nhân chứng được đưa vào trong cuốn sách, bao gồm cả vụ tống giam Mac Brazel.[21]

Phiên bản thần thoại này bắt đầu nâng tầm câu chuyện của Marcel lên trên câu chuyện của Cavitt, người đã thu thập tài liệu từ địa điểm này cùng với Brazel và Marcel. Mô tả thông thường của Cavitt về mảnh vỡ mâu thuẫn với Marcel và có khả năng bị bỏ qua vì không ủng hộ niềm tin của cộng đồng UFO.[22] Các tác giả sau này đều trích dẫn có chọn lọc lời khẳng định của Cavitt rằng mảnh vỡ này không phải là tên lửa của Đức hay bom khinh khí cầu của Nhật Bản.[23] Giới nghiên cứu độc lập tìm thấy các kiểu thêm thắt trong lời kể của Jesse Marcel, bao gồm cả những tuyên bố sai lệch có thể chứng minh được về sự nghiệp quân sự và trình độ học vấn của ông ấy.[24]

Thi thể sinh vật lạ

[sửa | sửa mã nguồn]
The Roswell Incident trên bản đồ New Mexico
Mảnh vỡ Corona (1947)
Mảnh vỡ Corona
(1947)
Truyền thuyết Barnett (1980)
Truyền thuyết Barnett (1980)
Trò lừa bịp Aztec (1948)
Trò lừa bịp Aztec (1948)
Sân bay Lục quân Roswell (1947)
Sân bay Lục quân Roswell
(1947)
Năm 1947, các sĩ quan từ Sân bay Lục quân Roswell đã điều tra một bãi rác gần Corona. Đến thập niên 1980, những câu chuyện phổ biến đã nhầm lẫn cuộc điều tra mảnh vỡ với hai huyền thoại riêng biệt về các thi thể sinh vật hình người cách Roswell hơn 300 dặm.[25]

The Roswell Incident (1980) là cuốn sách đầu tiên giới thiệu những câu chuyện đã qua sử dụng gây tranh cãi của kỹ sư dân sự Grady "Barney" Barnett và một nhóm sinh viên khảo cổ học từ một trường đại học không xác định gặp phải đống đổ nát và "thi thể người ngoài hành tinh" khi ở trên Đồng bằng San Agustin trước khi bị Quân đội áp giải đi mất.[26] Những câu chuyện cũ rích của Barnett, cách 150 dặm về phía tây của Corona, được giới nghiên cứu UFO mô tả là "một khía cạnh của lời tường thuật dường như mâu thuẫn với câu chuyện cơ bản về việc thu hồi những mảnh vỡ rất bất thường từ một trang trại nuôi cừu bên ngoài Corona, New Mexico vào tháng 7 năm 1947".[27]

Nhiều câu chuyện được cho là tường thuật trực tiếp về biến cố Roswell thực sự chứa thông tin từ sự kiện UFO Aztec, New Mexico,[28] một vụ rơi đĩa bay giả mạo đã gây được tiếng vang trên toàn quốc sau khi được nhà báo Frank Scully quảng bá trong các bài báo của ông và cuốn sách năm 1950 mang tên Behind the Flying Saucers.[28][29]

Đón nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

Donovan đã viết rằng các nhà phê bình đã coi The Roswell Incident là "một bộ sưu tập tin đồn hoang đường" cung cấp "những lời tường thuật thứ hai và thứ ba mà Berlitz và Moore sau đó sử dụng để suy đoán hoang đường và đưa ra nhiều kết luận không chính đáng", và điều đó khi giới phê bình và phe hoài nghi mô tả tài liệu Majestic 12 là lừa đảo thì "những ngón tay buộc tội đang chỉ vào Moore".[30]

Cuốn sách "không tạo ra tác động thương mại mà các tác giả của nó hy vọng".[7]

Hậu quả

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại một hội nghị MUFON năm 1989, Moore tuyên bố rằng ông đã tham gia vào các hoạt động "thông tin sai lệch" chống lại Paul Bennewitz thay mặt cho Văn phòng Điều tra Đặc biệt Không quân.[30]

Quan điểm hiện đại

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1993, để đáp lại cuộc điều tra của nghị sĩ Mỹ Steven Schiff bang New Mexico,[31] Cơ quan Kiểm toán Tổng hợp đã mở một cuộc điều tra và chỉ đạo Văn phòng Bộ trưởng Không quân Hoa Kỳ tiến hành điều tra nội bộ. Bản báo cáo của Không quân năm 1994 kết luận rằng vật liệu được thu hồi vào năm 1947 có khả năng là mảnh vỡ từ Dự án Mogul vốn là chương trình giám sát quân sự sử dụng khinh khí cầu tầm cao (và một phần được xếp loại mật của dự án Đại học New York chưa được giới nghiên cứu khí quyển phân loại[32]).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Bloecher 1967, tr. xiii
  2. ^ Pflock 2001, tr. 32
  3. ^ a b c Olmsted 2009, tr. 184: Olmsted writes "When one of these balloons smashed into the sands of the New Mexico ranch, the military decided to hide the project's real purpose." In 1994 and 1997, official government reports (Weaver & McAndrew 1995) concluded (p. 9) "... the material recovered near Roswell was consistent with a balloon device and most likely from one of the MOGUL balloons that had not been previously recovered."
  4. ^ Saler, Ziegler & Moore 1997, tr. 9
  5. ^ Peebles 1995, chpt. 2 "The Age of Confusion Begins"
  6. ^ Rothman, Lily (7 tháng 7 năm 2015). “How the Roswell UFO Theory Got Started”. Time. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2021.
  7. ^ a b Jacobson, Mark (4 tháng 9 năm 2018). Pale Horse Rider: William Cooper, the Rise of Conspiracy, and the Fall of Trust in America. Penguin. ISBN 9780698157989.
  8. ^ “The Bermuda Triangle Mystery”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 4 năm 2006. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2006.
  9. ^ Bainton, Roy (2013). The Mammoth Book of Unexplained Phenomena: From bizarre biology to inexplicable astronomy. London: Robinson. tr. 461. ISBN 978-1780337968.
  10. ^ Donovan, Barna William (2011). Conspiracy Films: A Tour of Dark Places in the American Conscious. Jefferson, NC: McFarland. tr. 106. ISBN 978-0786486151.
  11. ^ Berlitz & Moore 1980, tr. 28
  12. ^ Berlitz & Moore 1980, tr. 79
  13. ^ Berlitz & Moore 1980, tr. 83
  14. ^ Berlitz & Moore 1980, tr. 88–89
  15. ^ Olmsted 2009, tr. 184
  16. ^ Goldberg 2001, tr. 197
  17. ^ Berlitz & Moore 1980, tr. 33
  18. ^ Berlitz & Moore 1980, tr. 67–69
  19. ^ Berlitz & Moore 1980, tr. 42
  20. ^ Korff 1997, tr. 29
  21. ^ Berlitz & Moore 1980, tr. 75,88
  22. ^ Saler, Ziegler & Moore 1997, tr. 44–45
  23. ^ Randle & Schmitt 1994, tr. 115,121 cited in: Saler, Ziegler & Moore 1997, tr. 44
  24. ^ Saler, Ziegler & Moore 1997, tr. 58
  25. ^ Pflock 2001, tr. 82
  26. ^ Goldberg 2001
  27. ^ Rodeghier, Mark; Whiting, Fred (tháng 6 năm 1992). The Plains of San Agustin Controversy, July 1947: Gerald Anderson, Barney Barnett, and the Archaeologists (PDF). tr. 2. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2023.
  28. ^ a b Greer, John Michael (2009). The UFO Phenomenon: Fact, Fantasy and Disinformation (ấn bản thứ 1). Woodbury, MN: Llewellyn Worldwide. ISBN 978-0738713199.
  29. ^ Malkin, Bonnie (11 tháng 4 năm 2011). 'Exploding UFOs and Alien Landings' in Secret FBI Files”. The Daily Telegraph. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2013.
  30. ^ a b Barna William Donovan (2011), Conspiracy Films: A Tour of Dark Places in the American Conscious, McFarland, tr. 104–, ISBN 978-0786486151
  31. ^ “The Los Angeles Times 30 Jan 1994, page Page 12”. Newspapers.com.
  32. ^ Frazier, Kendrick (2017). “The Roswell Incident at 70: Facts, Not Myths”. Skeptical Inquirer. 41 (6): 12–15. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2018.

Nguồn tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan