Giosuè Carducci

Giosuè Carducci
Sinh27 tháng 7 năm 1835
Pietrasanta, Tuscany, Ý
Mất16 tháng 2 năm 1907
Bologna, Ý
Nghề nghiệpNhà thơ
Quốc tịchngười Ý

Giosuè Carducci (27 tháng 7 năm 1835 - 16 tháng 2 năm 1907) là một nhà thơ, nhà văn người Ý đoạt giải Nobel Văn học năm 1906.

Thời trẻ

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh tại Val di Castello ở vùng tây bắc tỉnh Toscana, Ý. Là con trai một bác sĩ, thành viên của một tổ chức bí mật đấu tranh thành lập chính thể lập hiến nên gia đình thường xuyên phải chuyển nơi ở. Từ năm 1848, gia đình chuyển đến Firenze, Carducci mới được đến trường. Cậu bé say mê văn học cổ điển, đọc nhiều, bắt đầu viết về đề tài lịch sử, làm thơ trào phúng, dịch khúc thứ 9 trong trường ca Iliad của Homer. Năm 1853 Carducci được học bổng vào trường Scuola Normale Superiore di Pisa, học triết và văn học, kết bạn với những người đồng chí hướng thuộc nhóm Văn Đàn.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi tốt nghiệp Scuola Normale Superiore di Pisa, ông làm giảng viên tại trường trung học thành phố Man-Miniato-al-Tedesco. Năm 1857 ông in tập thơ đầu tiên Rime (Thi vận), gồm những bài sonneto và ballata mang một tình cảm ái quốc sâu nặng, thiếu vắng hẳn những tình cảm ủy mị của chủ nghĩa lãng mạn. Carducci là một trong những người đứng đầu đã tập hợp quanh mình nhóm tác giả của tạp chí Phụ bản do Pietro Tuar ấn hành, coi nhiệm vụ của mình là bảo vệ nền thơ ca Ý thoát khỏi cái mà họ gọi là "ảnh hưởng nguy hại của chủ nghĩa lãng mạn". Những năm 1857-1858 Carducci gặp nhiều khó khăn: tài chính eo hẹp, anh trai tự tử, cha mất sau đó một năm. Sang năm 1859, ông lấy vợ, năm sau nhận được chức giảng viên khoa tiếng Hy Lạp tại trường Đại học Pistoja. Còn sau vài tháng, ông trở thành giáo sư Văn học Ý tại Đại học Bologna, giữ chức trưởng khoa đến khi về hưu vào năm 1904.

Di sản thơ của Giosuè Carducci không nhiều, trong bộ tuyển 30 tập chỉ có 4 tập thơ, phần còn lại là khảo luận, chuyên luận khoa học và các bài tranh luận. Các tác phẩm thơ tiêu biểu của ông là Levia gravia (Nhẹ nhàng và nghiêm trọng, 1861-1868), Rime nuove (Thơ mới, 1861-1887), Delle di barbare (Những đoản thi man dại, ba tập, 1878-1889)... Những năm cuối đời Carducci, vốn nổi tiếng là một nhà hùng biện, được coi là nhà thơ dân tộc Ý, trở thành thượng nghị sĩ, ủng hộ chính sách bành trướng của Ý ở châu Phi.

Ngoài sáng tác thơ, Carducci còn nổi tiếng là một nhà phê bình và nhà ngôn ngữ học. Ông là tác giả của nhiều bài viết quan trọng về Dante Alighieri, Francesco Petrarca, Giovanni Boccaccio... Năm 1906 ông được trao giải Nobel vì "phong cách mới mẻ và sức mạnh trữ tình trong thơ". Ông mất tại Bologna, một năm sau khi nhận giải Nobel.

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Rime (Thi vận, 1857), thơ
  • Levia gravia (Nhẹ nhàng và nghiêm trọng, 1861-1868), thơ
  • Inno a Satana (Thánh ca cho quỷ Satan, 1865), thơ
  • Giambi ed epodi (Thơ Iambơ và epodes, 1882), thơ
  • Rime nuove (Thơ mới, 1861-1887), thơ
  • Delle di barbare (Những đoản thi man dại, 1878-1882, 1889), thơ
  • Studii su la letteratura italianna dei primi secoli (Nghiên cứu về những thế kỉ đầu tiên của quá trình phát triển văn học Ý), khảo luận
  • Dello svolgimento della letteratura nazionale (Về sự phát triển nền văn học dân tộc, 1868-1871), phê bình
  • Studi letterati (Nghiên cứu văn học, 1874), khảo luận
  • Bozetti critici e discorsi letterari (Phác thảo phê bình và tranh luận văn học, 1876), phê bình
  • Rime e ritmi (Thi vận và tiết điệu, 1901), thơ

Một vài bài thơ

[sửa | sửa mã nguồn]
Dinanzi Alle Terme di Caracalla
Corron tra 'l Celio fosche e l'Aventino
le nubi: il vento dal pian tristo move
umido: in fondo stanno i monti albani
bianchi di nevi.
A le cineree trecce alzato il velo
verde, nel libro una britanna cerca
queste minacce di romane mura
al cielo e al tempo.
Continui, densi, neri, crocidanti
versansi i corvi come fluttuando
contro i due muri ch'a piú ardua sfida
levansi enormi.
— Vecchi giganti, — par che insista irato
l'augure stormo — a che tentate il cielo? —
Grave per l'aure vien da Laterano
suon di campane.
Ed un ciociaro, nel mantello avvolto,
grave fischiando tra la folta barba,
passa e non guarda. Febbre, io qui t'invoco,
nume presente.
Se ti fûr cari i grandi occhi piangenti
e de le madri le protese braccia
te deprecanti, o dea, da 'l reclinato
capo de i figli:
se ti fu cara su 'l Palazio eccelso
l'ara vetusta (ancor lambiva il Tebro
l'evandrio colle, e veleggiando a sera
tra 'l Campidoglio
e l'Aventino il reduce quirite
guardava in alto la città quadrata
dal sole arrisa, e mormorava un lento
saturnio carme);
Febbre, m'ascolta. Gli uomini novelli
quinci respingi e lor picciole cose:
religïoso è questo orror: la dea
Roma qui dorme.
Poggiata il capo al Palatino augusto,
tra 'l Celio aperte e l'Aventin le braccia,
per la Capena i forti omeri stende
a l'Appia via.
Pianto antico
L'albero a cui tendevi
la pargoletta mano,
il verde melograno
da' bei vermigli fior.
Nel muto orto solingo
rinverdì tutto or ora
e giugno lo ristora
di luce e di calor.
Tu fior de la mia pianta
percossa e inaridita,
tu de l'inutil vita
estremo unico fior,
sei ne la terra fredda,
sei ne la terra negra;
ne il sol più ti rallegra,
ne ti risveglia amor.
Ruit Hora
O desïata verde solitudine
lungi al rumor de gli uomini!
qui due con noi divini amici vengono,
vino ed amore, o Lidia.
Deh, come ride nel cristallo nitido
Lieo, l'eterno giovine!
come ne gli occhi tuoi, fulgida Lidia,
trïonfa amore e sbendasi!
Il sol traguarda basso ne la pergola,
e si rifrange roseo
nel mio bicchiere: aureo scintilla e tremola
fra le tue chiome, o Lidia.
Fra le tue nere chiome, o bianca Lidia,
langue una rosa pallida;
e una dolce a me in cuor tristezza súbita
tempra d'amor gl'incendii.
Dimmi: perché sotto il fiammante vespero
misterïosi gemiti
manda il mare là giú? quai canti, o Lidia,
tra lor quei pini cantano?
Vedi con che desío quei colli tendono
le braccia al sole occiduo:
cresce l'ombra e li fascia: ei par che chiedano
il bacio ultimo, o Lidia.
Io chiedo i baci tuoi, se l'ombra avvolgemi,
Lieo, dator di gioia:
io chiedo gli occhi tuoi, fulgida Lidia,
se Iperïon precipita.
E precipita l'ora. O bocca rosea,
schiuditi: o fior de l'anima,
o fior del desiderio, apri i tuoi calici:
o care braccia, apritevi.
Ở vùng Terme di Caracalla
Những đám mây đen bay qua Aventino, Celio
ngọn gió buồn từ đồng bằng mang hơi ẩm
đằng xa – những ngọn đồi Anbani
đứng trong tuyết trắng.
Dưới màu tro của tấm khăn voan
dâng lên màu xanh, cô gái người Anh tìm trong sách
những cuộc tranh luận của thời xa lắc
và bầu trời với những viên đá thành Rôm.
Bầy quạ đen không ngừng tiếng kêu vang
quạ bay giữa trời như có vẻ
tiếng gọi của ai nghe rất dữ
và to lớn vô cùng.
Người khổng lồ cổ đại mơ tưởng, than phiền
bầy yêu tinh – với trời xanh tranh luận
từ Laterano nghiêm trang đổ xuống
một hồi chuông.
Kẻ lười biếng quấn vào chiếc áo choàng
miệng huýt gió, không nhìn ai hết
bây giờ ta gọi ngươi, bệnh sốt rét
ở đây, ngươi là thiên thần.
Nếu động đến ngươi giọt nước mắt tuyệt trần
và lời van xin của nhiều bà mẹ
chùi nước mắt cho bầy con trẻ
cúi mình xuống nhọc nhằn.
Động chạm đến Palazio vinh quang
cái bàn thờ xưa (ngọn đồi evandrio
Tebro trong buổi chiều vật vờ
khắp Campidoglio
hoặc Aventino, rồi trở về
ngắm mưa đá đang đổ xuống
và hát trong im lặng
bài ca Saturino).
Bệnh sốt rét, ngươi hãy xua đi
những kẻ xa lạ với điều bận rộn
điều khủng khiếp này, xin hãy kính trọng
thiên thần của thành Rôm
Ở Palatino – kiêu hãnh ngẩng đầu lên
ở Aventino, Celio buông tay xuống
từ Capena đến Appia con đường lớn
giũ sạch bờ vai.
Tiếng khóc xưa
Cây lựu lại cúi mình
Trong khu vườn im lặng
Chiếc lá lại vui mừng
Đón nắng hè nóng bỏng.
Như bàn tay con trẻ
Tiếng khóc đã từng giăng
Lên màu chiếc lá xanh
Lên lá bừng như lửa.
Bông hoa của đời ta
Đang khô héo dần dà
Màu sắc hoa dần nhạt
Không tươi lại đâu mà.
Nghệ thuật trong đất lạnh
Nghệ thuật trong đất đen
Không cho niềm vui sướng
Cũng chẳng đánh thức tình.
Ruit Hora
Ôi, sự cô đơn ngọt ngào trong rừng này
Và khát khao xa tiếng ồn thành phố
Cùng với ta hai bạn này của Chúa
Rượu và tình yêu, Lidia ơi.
Tiếng cười của chàng như tiếng pha lê
Ôi Lieo, chàng trẻ trung muôn thuở
Và đôi mắt Lidia lấp lánh quá
Ôi tình yêu ơi người đã lên ngôi.
Những tia nắng phía dưới gác sân nhà
Vẻ hào quang ngời lên màu đỏ thắm
Trong ly rượu này dường như rung động
Và trên sóng tóc em nữa, Lidia.
Trên mái tóc của em, Lidia
Một bông hồng tái nhợt đang dần chết
Còn trong tim một nỗi buồn bất chợt
Ngọn lửa tình yêu giờ cũng nhạt nhòa.
Tại vì sao mà biển đang nức nở
Tiếng thì thầm bí ẩn ở đằng xa?
Và bài ca gì vậy, Lidia
Bài ca mà thông biển đang hát đó?
Và những ngọn đồi ở chốn xa xa
Muốn ôm mặt trời hoàng hôn màu đỏ
Bóng lớn lên, lòng anh đây cứ ngỡ
Chúng đang chờ nụ hôn cuối, Lidia.
Dù bóng tối giờ này đà vây kín
Lieo này đang chờ đợi nụ hôn
Và anh khát khao ánh mắt của em
Nếu con ngựa mặt trời kia đổ xuống.
Giờ khắc trôi. Đôi môi hồng ánh lên
Bông hoa của hai tâm hồn đang nở
Những cánh hoa khát khao đang thầm thĩ
Em hãy giang vòng tay rộng với anh.
Bản dịch của Nguyễn Viết Thắng

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Rối loạn nhân cách ái kỷ - có nên được giảm nhẹ tội trong pháp lý?
Rối loạn nhân cách ái kỷ - có nên được giảm nhẹ tội trong pháp lý?
Dành cho ai thắc mắc thuật ngữ ái kỷ. Từ này là từ mượn của Hán Việt, trong đó: ái - yêu, kỷ - tự bản thân mình
Giới thiệu Level Up: Gaming Gò Gai, Thủy Nguyên, Hải Phòng
Giới thiệu Level Up: Gaming Gò Gai, Thủy Nguyên, Hải Phòng
Một quán net sạch sẽ và chất lượng tại Thủy Nguyên, Hải Phòng bạn nên ghé qua
[Thất Tinh Liyue] Tính cách của các Thất Tinh còn lại
[Thất Tinh Liyue] Tính cách của các Thất Tinh còn lại
Khi nói đến Liyue, thì không thể không nói đến Thất Tinh.
[Review sách] Thành bại nhờ giao tiếp | Sách Crucical Conversation
[Review sách] Thành bại nhờ giao tiếp | Sách Crucical Conversation
Hãy tưởng tượng giao tiếp như một trò chơi chuyền bóng, mục đích của bạn là chuyền cho đối phương theo cách mà đối phương có thể dễ dàng đón nhận