Trọng tâm các tác phẩm hư cấu của Munro là Huron County, vùng tây nam Ontario, quê hương của bà.[5] Những "truyện cảm động, dễ hiểu" của bà đề cập tới những phức tạp của con người trong một văn phong dường như dễ dàng thoải mái.[6] Tác phẩm của Munro đã làm cho bà trở thành "một trong các nhà văn đương thời lớn nhất về văn học hư cấu", hoặc – như Cynthia Ozick nói - là "Chekhov của chúng ta".[7] Năm 2013, Munro được trao Giải Nobel Văn học như là "bậc thầy về truyện ngắn hiện đại".
Munro có tên khai sinh là Alice Ann Laidlaw, sinh tại Wingham, Ontario. Cha bà, Robert Eric Laidlaw, là chủ một nông trại nuôi chồn và chồn vizon,[8] còn mẹ bà, Anne Clarke Laidlaw (nhũ danh Chamney), là một nữ giáo viên. Munro bắt đầu viết văn từ tuổi thanh thiếu niên; bà xuất bản truyện đầu tiên của mình, "The Dimensions of a Shadow," vào năm 1950 khi đang học tiếng Anh và nghề báo tại Đại học Tây Ontario.[9] Trong thời gian này, bà làm việc như người hầu bàn, người hái thuốc lá và thư ký ở thư viện. Năm 1951, bà rời trường đại học nơi bà chuyên học môn ngôn ngữ Anh từ năm 1949, để kết hôn với sinh viên bạn học James Munro. Năm 1963, cặp vợ chồng này di chuyển tới Victoria nơi họ mở tiệm sách Munro's Books vẫn còn đang hoạt động.
Bà qua đời tại nhà riêng ở Port Hope, Ontario, vào ngày 13 tháng 5 năm 2024, ở tuổi 92. Bà đã mắc chứng mất trí nhớ ít nhất 12 năm.[10][11]
Tập truyện đầu tiên của bà rất được hoan nghênh là Dance of the Happy Shades (1968), đoạt Giải của Toàn quyền Canada cho văn học, giải văn học cao nhất của Canada.[12] Tiếp theo thành công này là tập Lives of Girls and Women (1971), một tuyển tập các truyện kết nối với nhau, đôi khi thường được mô tả sai là một tiểu thuyết. Năm 1978, tuyển tập các truyện kết nối với nhau Who Do You Think You Are? của bà được xuất bản (nhan đề The Beggar Maid: Stories of Flo and Rose khi xuất bản ở Hoa Kỳ). Quyển này mang lại cho bà "Giải của Toàn quyền Canada" về văn học lần thứ hai.[13] Từ năm 1979 tới năm 1982, bà du hành sang Úc, Trung Quốc và vùng Scandinavia. Năm 1980 bà giữ vai trò "Writer-in-Residence" (nhà văn viết tại nơi cư trú) ở cả Đại học British Columbia và Đại học Queensland. Suốt thập niên 1980 và 1990, bà xuất bản khoảng mỗi 4 năm một tuyển tập truyện ngắn.
Trong lần xuất hiện ở Toronto tháng 10 năm 2009, Munro cho biết là bà đã được điều trị bệnh ung thư và bệnh tim, bệnh sau đòi phải "phẫu thuật để gắn máy trợ tim". Vào thời điểm đó, bà cho biết là tác phẩm sắp tới của bà sẽ đề cập tới đề tài mâu thuẫn tình dục (sexual ambivalence).[15]
Ngày 10.10.2013, Munro được trao Giải Nobel Văn học, trong đó bà được kể là "bậc thầy của truyện ngắn hiện nay".[2][16][17] Munro là người Canada đầu tiên được trao giải này,[18] và là phụ nữ thứ 13 đoạt được giải Nobel Văn học.
Nhiều truyện của Munro có bối cảnh ở Huron County, Ontario. Việc tập chú mạnh vào địa phương của mình là một trong các nét đặc trưng trong tác phẩm hư cấu của bà. Bà dùng bút pháp của một người kể chuyện biết hết mọi sự để tạo ra ý thức về thế giới. Nhiều người so sánh khung cảnh thị trấn nhỏ của Munro với miền Nam Hoa Kỳ của các nhà văn Mỹ, dù rằng các nhân vật nữ của bà phúc tạp hơn. Phần lớn tác phẩm của Munro minh họa cho thể loại văn học gọi là Southern Ontario Gothic.[19][20]
Tác phẩm của Munro thường được so sánh với những truyện ngắn của các nhà văn lớn. Trong các truyện của Munro – cũng như trong truyện của Chekhov - cốt truyện là thứ yếu và ít tình tiết. Garan Holcombe nhận xét: Như với Chekhov, "mọi sự đều dựa trên epiphanic moment (sự đột nhiên sáng tỏ), chi tiết ngắn gọn, tinh vi, mặc khải". Tác phẩm của Munro đề cập tới "tình yêu, công việc, và nhược điểm của cả hai thứ nêu trên. Bà chia sẻ nỗi ám ảnh của Chekhov với thời gian và sự bất lực rất đáng thương của chúng ta nhằm trì hoãn hoặc ngăn chặn sự chuyển động không ngừng của nó về phía trước".[21]
Một chủ đề thường xuyên trong tác phẩm của bà—đặc biệt rõ ràng trong các truyện ban đầu của bà—là tình thế khó xử của một cô gái tới tuổi trưởng thành và phải chấp nhận lề thói của gia đình và của thị trấn nhỏ mà cô lớn lên. Trong các tác phẩm mới đây như Hateship, Friendship, Courtship, Loveship, Marriage (2001) và Runaway (2004) bà đã chuyển sự tập chú của mình vào những công việc vất vả của giới trung niên, vào riêng phụ nữ và vào những người già. Đây là dấu chỉ văn phong của bà dành cho các nhân vật để trải nghiệm một sự phát hiện làm sáng tỏ và đem lại ý nghĩa cho một sự kiện.
Văn xuôi của Munro phát hiện những mơ hồ của cuộc sống: "mỉa mai và nghiêm trọng cùng một lúc", "phương châm của sự tin kính và danh dự và sự cố chấp quá đáng", " kiến thức đặc biệt, vô dụng", "giọng phẫn nộ chói tai và hạnh phúc", "sở thích xấu, sự vô tâm, niềm vui của nó". Văn phong của bà đặt sự tuyệt vời bên cạnh sự bình thường, với mỗi việc làm suy yếu cái khác trong cách gợi lên cuộc sống dễ dàng và đơn giản.[22] Như Robert Thacker nhận xét:
"Tác phẩm của Munro tạo ra... một sự hợp nhất đồng cảm trong các độc giả, các nhà phê bình, rõ ràng nhất trong số họ. Chúng ta bị tác phẩm của bà hấp dẫn bởi vẻ thật của nó– chứ không bởi mimesis<[23], cái gọi là, và... 'chủ nghĩa hiện thực' – mà bởi cảm giác là chính nó... là chính một con người".[24]
Nhiều nhà phê bình đã khẳng định rằng các truyện của Munro thường có chiều sâu cảm xúc và văn học của các tiểu thuyết. Một số người đã thường hỏi liệu Munro thực sự viết truyện ngắn hay tiểu thuyết. Alex Keegan, viết trong Eclectica, đã đưa ra một câu trả lời đơn giản: ". Ai quan tâm ? Trong hầu hết các truyện của Munro có nhiều như trong nhiều tiểu thuyết".[25]
Bà kết hôn với James Munro năm 1951. Họ có ba người con gái là Sheila sinh năm 1953, Catherine sinh năm 1955 (chết 15 giờ sau khi sinh), và Jenny sinh năm 1957
Năm 1963, gia đình Munro di chuyển tới Victoria nơi họ mở tiệm sách "Munro's Books", một tiệm sách được ưa chuộng hiện vẫn còn đang kinh doanh. Năm 1966, họ có thêm một người con gái là Andrea. Alice và James Munro ly dị năm 1972.
Bà trở lại Ontario để làm Writer-in-Residence (nhà văn viết tại nơi cư trú) tại Đại học Western Ontario. Năm 1976 bà được trường này trao bằng "tiến sĩ luật danh dự".[26] Năm 1976, bà tái hôn với Gerald Fremlin, nhà địa lý học và vẽ bản đồ địa lý. Họ di chuyển tới một nông trại ở ngoài Clinton, Ontario, rồi sau đó tới một ngôi nhà ở Clinton, nơi Fremlin từ trần ngày 17.4.2013, thọ 88 tuổi.[27]
Năm 2002, người con gái Sheila Munro đã xuất bản một quyển hồi ký tuổi thơ: Lives of Mothers and Daughters: Growing Up With Alice Munro.
^Keegan, Alex (August/September, 1998). “Munro: The Short Answer”. Eclectica. 2 (5). Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
Awano, Lisa Dickler. "An Interview With Alice Munro."Lưu trữ 2013-10-14 tại Wayback MachineVirginia Quarterly Review 89/2 (Spring 2013):180-184. Interview with Alice Munro about her latest collection of stories, Dear Life, her writing life and loves, and her relationship with her parents.
Awano, Lisa Dickler. "Appreciations of Alice Munro."Lưu trữ 2008-04-23 tại Wayback MachineVirginia Quarterly Review 82.3 (Summer 2006): 91-107. Interviews with various authors (Margaret Atwood, Russell Banks, Michael Cunningham, Charles McGrath, Daniel Menaker and others) presented in first-person essay format. Munro's story "Home," which appears in her collection The View from Castle Rock, is printed in this VQR issue alongside this interview.
Awano, Lisa Dickler. "An Interview with Alice Munro."Lưu trữ 2013-10-20 tại Wayback MachineVirginia Quarterly Review (ngày 22 tháng 10 năm 2010). Interview with Alice Munro about Too Much Happiness and the craft of writing.
Awano, Lisa Dickler. "Alice Munro's Too Much Happiness."Lưu trữ 2010-12-29 tại Wayback MachineVirginia Quarterly Review (ngày 22 tháng 10 năm 2010). Long-form book review of Too Much Happiness in the context of Alice Munro's canon.
Awano, Lisa Dickler. "An Interview with Alice Munro,"Lưu trữ 2013-10-20 tại Wayback MachineVirginia Quarterly Review (Summer 2006). Interview with Alice Munro about The View from Castle Rock and the craft of writing.
de Papp Carrington, Ildiko."What's in a Title?: Alice Munro's 'Carried Away.'" Studies in Short Fiction. 20.4 (Fall 1993): 555.
Elliott, Gayle. "A Different Track: Feminist meta-narrative in Alice Munro's 'Friend of My Youth.'" Journal of Modern Literature. 20.1 (Summer 1996): 75.
Fowler, Rowena. "The Art of Alice Munro: The Beggar Maid and Lives of Girls and Women." Critique. 25.4 (Summer 1984): 189.
Garson, Marjorie. "Alice Munro and Charlotte Bronte." University of Toronto Quarterly. 69.4 (Fall 2000): 783.
Gittings, Christopher E.. "Constructing a Scots-Canadian Ground: Family history and cultural translation in Alice Munro." Studies in Short Fiction 34.1 (Winter 1997): 27
Hiscock, Andrew. "Longing for a Human Climate: Alice Munro's 'Friend of My Youth' and the culture of loss." Journal of Commonwealth Literature 32.2 (1997): 18.
Houston, Pam. "A Hopeful Sign: The making of metonymic meaning in Munro's 'Meneseteung.'" Kenyon Review 14.4 (Fall 1992): 79.
Hoy, H. "'Dull, Simple, Amazing and Unfathomable': Paradox and Double Vision In Alice Munro's Fiction." Studies in Canadian Literature/Études en littérature canadienne (SCL/ÉLC), Volume 5.1. (1980).
Lynch, Gerald. "No Honey, I'm Home." Canadian Literature 160 (Spring 1999): 73.
Levene, Mark. "It Was About Vanishing: A Glimpse of Alice Munro's Stories." University of Toronto Quarterly 68.4 (Fall 1999): 841.
Munro, Alice (132 Summer 1994). “The Art of Fiction No. 137” (Phỏng vấn). Phỏng vấn viên Jeanne McCulloch. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2010. Đã bỏ qua tham số không rõ |callsign= (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |cointerviewers= (trợ giúp); Chú thích có các tham số trống không rõ: |program= và |city= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
Công tước Leto của Gia tộc Atreides – người cai trị hành tinh đại dương Caladan – đã được Hoàng đế Padishah Shaddam Corrino IV giao nhiệm vụ thay thế Gia tộc Harkonnen cai trị Arrakis.
Một công nghệ mới xuất hiện có thể giúp cuộc sống của loài người dần trở nên dễ dàng hơn, nhưng đôi khi, nó cũng mang theo những thử thách, những đợt khủng hoảng mà chúng ta phải đương đầu