Họ Cá đối | |
---|---|
Mugil cephalus chụp tại Minorca, Tây Ban Nha. | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Lớp (class) | Actinopterygii |
Nhánh | Actinopteri |
Phân lớp (subclass) | Neopterygii |
Phân thứ lớp (infraclass) | Teleostei |
Nhánh | Osteoglossocephalai |
Nhánh | Clupeocephala |
Nhánh | Euteleosteomorpha |
Nhánh | Neoteleostei |
Nhánh | Eurypterygia |
Nhánh | Ctenosquamata |
Nhánh | Acanthomorphata |
Nhánh | Euacanthomorphacea |
Nhánh | Percomorphaceae |
Nhánh | Carangimorpharia |
Nhánh | Ovalentariae |
Nhánh | Mugilomorphae |
Bộ (ordo) | Mugiliformes |
Họ (familia) | Mugilidae G. Cuvier, 1829 |
Các chi | |
26. Xem bài |
Họ Cá đối (Danh pháp khoa học: Mugilidae) là một họ cá trong Bộ Cá đối (Mugiliformes). Họ Cá đối là một họ cá sinh sống chủ yếu trong môi trường nước mặn hay nước lợ duyên hải nhiệt đới và cận nhiệt đới rộng khắp thế giới, nhưng có vài loài sinh sống trong vùng nước ngọt và cửa sông[1][2]. Họ này có nhiều loài có giá trị kinh tế và khoảng 13 loài được coi là đối tượng trong nuôi trồng thủy sản[cần dẫn nguồn].
Cá đối được phân biệt bởi sự hiện diện của 2 hàng vây lưng tách biệt, miệng nhỏ hình tam giác và không có cơ quan đường bên. Chúng ăn các loại mẩu vụn, và phần lớn các loài có dạ dầy nhiều cơ bắp bất thường cùng họng phức tạp để giúp tiêu hóa[1].
Họ Cá đối có 78 loài đã biết, phân bố trong 26 chi như sau:[2][3]
Biểu đồ phát sinh chủng loài vẽ theo Xia et al. (2016)[3]
Mugilidae |
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cá đối là loài rộng muối, chúng có thể sống và sinh trưởng tốt trong môi trường nước lợ, lợ mặn và nước mặn. Ở các vùng cận nhiệt đới, cá giống nhỏ và cá giống thường tập trung quanh năm trong môi trường nước ngọt hoặc lợ nhạt. Đối với cá trưởng thành, môi trường sống của chúng thay đổi tuỳ theo mùa và nó liên quan tới quá trình di cư sinh sản, khi chúng bắt đầu sinh sản thì thường có khuynh hướng tránh các dòng nước ngọt.
Cá đối ở giai đoạn ấu trùng tới cá giống là loài ăn động vật phù du, khi trưởng thành chúng chuyển phổ thức ăn sang thực vật phiêu sinh, mùn bã hữa cơ lơ lửng và các thảm thực vật đáy. Trong điều kiện nuôi ngoài việc bón phân kích thích sự phát triển của tảo làm thức ăn tự nhiên cho cá đối, chúng còn có thể được cho ăn bổ sung với cám gạo, bánh dầu đậu phộng, đậu nành hoặc bột đậu phộng.
Cá đối có tập tính sống quần đàn, và tập tính này thể hiện mạnh nhất vào mùa sinh sản, cá thường tập trung thành từng bầy lớn di cư ra các vùng nước sâu ngoài biển để sinh sản. Cá đối là loài sinh sản theo mùa và mùa sinh sản của cá kéo dài từ tháng 10 tới tháng 4 năm sau, tuy nhiên ở các thủy vực nước vùng cận nhiệt đới mùa sinh sản có thể ngắn hơn (tới tháng 1-tháng 2 năm sau).
Cá đối đạt tới thành thục sinh sản vào 3 năm tuổi với chiều dài thân trung bình khoảng 33 cm ở cá đực và 35 cm ở cá cái[cần dẫn nguồn]. Sức sinh sản của cá thông thường tỷ lệ thuận với trọng lượng và chiều dài thân cá, cá càng lớn sức sinh sản càng cao. Con cái có trọng lượng khoảng 1.5 kg có sức sinh sản từ 1-1.5 triệu trứng. Trứng cá đối có kích thước đường kính từ 0.9-1mm.
Trứng đã thụ tinh nở ra ấu trùng trong khoảng 16-30h ở nhiệt độ 20-24oC. Ấu trùng cá đối rất nhỏ (2.5-3.5mm) và thường có khuynh hướng tránh ánh sáng mạnh. Trứng cá và ấu trùng mới nở thường trôi dạt ngoài khơi vào một thời gian nào đó trong năm (các tháng thuộc mùa sinh sản) và cá bột xuất hiện theo mùa ở vùng cửa sông nơi được coi như các bãi ương cho cá giống.
Ở Việt Nam có khoảng 16-17 loài cá đối đã biết[4][5], trong đó ở Nam bộ có ít nhất 5 loài: cá đối mục (Mugil cephalus), cá đối đất (Chelon subviridis, đồng nghĩa: Mugil dussumieri), cá đối cháng (Chelon macrolepis), cá đối đuôi bằng (Ellochelon vaigiensis) và cá đối lá (Moolgarda cunnesius), vùng cửa sông thường gặp từ 5-7 loài có giá trị.
Danh sách các loài đã biết như sau: