Lò Minh | |
---|---|
![]() | |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Tên khai sinh | Lò Văn Minh |
Ngày sinh | 5 tháng 10, 1943 |
Nơi sinh | Điện Biên, Liên bang Đông Dương |
Mất | |
Ngày mất | 29 tháng 5, 2014 | (70 tuổi)
Nơi mất | Hà Nội, Việt Nam |
Giới tính | nam |
Quốc tịch | ![]() |
Dân tộc | Thái |
Nghề nghiệp | Đạo diễn phim tài liệu |
Gia đình | |
Cha | Lò Văn Hặc |
Sự nghiệp điện ảnh | |
Nghệ danh | Lò Minh |
Vai trò |
|
Năm hoạt động | 1964 - 2000 |
Đào tạo | Trường Điện ảnh Việt Nam |
Thể loại | Phim tài liệu |
Studio | Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương |
Tác phẩm | Những cô gái Ngư Thủy |
Lò Minh có tên đầy đủ là Lò Văn Minh (1943–2014) là nhà quay phim, đạo diễn phim tài liệu người Việt Nam.
Lò Minh sinh ngày 5 tháng 10 năm 1943 là con trai Lò Văn Hặc, cựu Chủ tịch Khu tự trị Thái – Mèo, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.
Năm 1960, Lò Minh theo học khóa quay phim dài 4 năm tại Trường Điện ảnh Việt Nam, sau đó về Xưởng phim Thời sự Tài liệu Việt Nam làm trợ lý quay phim trong hai năm đầu. Hai bộ phim tài liệu đầu tay mà Lò Minh làm quay-phim-chính là Chúng em đi học năm 1966 và Ngọn đèn cửa biển 1967.[1] So với tình hình chiến tranh lúc bấy giờ thì hai tác phẩm của ông có phần quá yên tĩnh, khi biết ở Lệ Thủy – Quảng Bình có một đội nữ pháo binh, Lò Minh đã phác thảo kịch bản để xin thực hiện bộ phim tài liệu về họ. Sau khi được chấp thuận, ông đã đến Ngư Thủy vào đầu năm 1968 và ở lại quay phim tại đây trong 1 năm.[1] Khi hoàn thành, bộ phim có tựa đề Những cô gái Ngư Thủy, Lò Minh được cử đi tu nghiệp tại Hungary năm 1969 còn bộ phim được gửi đi dự Festival film tài liệu ở Leipzig – Đức và giành giải thưởng vào năm 1970. Năm 1976, ông tiếp tục được cử đi học thêm tại Ấn Độ.[1]
Năm 1999, được mời về làm Trưởng khoa Điện ảnh của Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội.[1] Ông qua đời ngày 29 tháng 5 năm 2014, tại Bệnh viện Quân Y 103 sau nhiều năm chữa trị bệnh ung thư vòm họng.[2]
Lò Minh từng là thành viên Ban Giám khảo hạng mục Phim tài liệu, khoa học tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14[3] và Chủ tịch Ban giám khảo hạng mục này tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16.[4]
Năm | Tựa đề | Thể loại | Vai trò | Chú thích |
---|---|---|---|---|
1966 | Chúng em đi học | Phim tài liệu | Quay phim chính | |
1967 | Ngọn đèn cửa biển | Phim tài liệu | ||
1967 | Hà Nội lập công mừng thọ Bác Hồ | Thời sự – Phóng sự | Đồng đạo diễn, đồng quay phim | [5] |
1968 | Những cô gái Ngư Thủy | Thời sự – Phóng sự | Đồng quay phim – Đạo diễn | [6] |
1994 | Hồi ức Điện Biên | Phim tài liệu | Đồng đạo diễn | |
1997 | Trở lại Ngư Thủy | Phim tài liệu | Biên kịch – Đọc lời bình |
Năm | Giải thưởng | Đề cử | Tác phầm | Hạng mục | Kết quả | Chú thích |
---|---|---|---|---|---|---|
1973 | Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2 | Lò Minh | Những cô gái Ngư Thủy | Quay phim xuất sắc | Đoạt giải | [2] |
Năm | Giải thưởng | Hạng mục | Tác phầm | Kết quả | Chú thích |
---|---|---|---|---|---|
1969 | Liên hoan phim Á – Phi | Ngọn đèn cửa biển | Cúp Bạc | [2] | |
1970 | Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 1 | Thời sự | Hà Nội lập công mừng thọ Bác Hồ | Bông sen vàng | |
Phim tài liệu | Ngọn đèn cửa biển | Bông sen bạc | |||
1971 | Liên hoan phim Leipzig | Những cô gái Ngư Thủy | Giải Đặc biệt | [7][2] | |
1973 | Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2 | Thời sự | Bông sen vàng | ||
1994 | Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam 1994 | Phim tài liệu | Hồi ức Điện Biên | Giải B | [2] |
Bộ Quốc phòng về đề tài chiến tranh và cách mạng (1989-1994) | Phim tài liệu | Giải A | [1] | ||
1998 | Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam 1998 | Phim tài liệu | Trở lại Ngư Thủy | Giải A | [2] |
Liên hoan phim châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 43 | Phim tài liệu | Huy chương Vàng | [2][8] | ||
1999 | Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 12 | Phim tài liệu | Bông sen Vàng | [9] |