Lệ Thanh (ca sĩ)

Lệ Thanh
Sinh1939 (84–85 tuổi)
Bắc Kỳ, Liên bang Đông Dương
Nghề nghiệpCa sĩ
Năm hoạt động1955–1965
Hãng đĩaDĩa Hát Việt Nam
Sóng Nhạc
Tân Thanh
Bài hát tiêu biểu
  • Nhớ một chiều xuân
  • Anh cho em mùa xuân
  • Tiễn em
  • Biệt kinh kỳ
  • Đêm nay ai đưa em về
  • Tà áo xanh

Lệ Thanh (sinh năm 1939) là một nữ ca sĩ Việt Nam trước năm 1975. Bà được biết đến qua các tác phẩm được bà trình bày như "Nhớ một chiều xuân",[1] "Anh cho em mùa xuân",[2][3]...

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Bà sinh năm 1939.

Năm 1954, bà được nhạc sĩ Hùng Lân phát hiện và đào tạo.[2] Bà xuất hiện lần đầu trên các sân khấu phòng trà tại Sài Gòn vào năm 1955. Bà đi hát cùng thời với các ca sĩ như Thanh Thúy, Bích Chiêu, Thái Xuân, Thu Hương,...[4][5]

Những năm đầu thập niên 1960, bà bắt đầu thu dĩa nhựa cho các hãng đĩa như Dĩa Hát Việt Nam, Sóng Nhạc, Tân Thanh. Từ đó, tiếng hát của bà ngày càng được biết đến rộng rãi hơn. Nhiều bài hát của bà trình diễn đã được nhiều người biết đến, như "Anh cho em mùa xuân" của Nguyễn Hiền phổ thơ Kim Tuấn,[6] "Nếu vắng anh" của Anh Bằng,[7][8] "Tà áo xanh" của Đoàn Chuẩn,[9] "Đêm nay ai đưa em về" của Nhật Ngân,[10] và những ca khúc của Nguyễn Văn Đông như "Nhớ một chiều xuân",[1] "Mấy dặm sơn khê",[11]...

Ngoài ra, bà còn hát cho Đài Phát thanh Sài Gòn, cho ban nhạc Tiếng Thời Gian của Nguyễn Văn Đông,[12][13][14] ban Dạ Hương của Đỗ Thiều,[15] và nhiều ban khác.

Năm 1965, bà giã từ sự nghiệp ca hát để đi lấy chồng là một bác sĩ.[2] Điều này đã làm cảm hứng cho nhạc sĩ Đỗ Lễ sáng tác tác phẩm "Sang ngang" được nhiều ca sĩ trình bày.[16][17][18][19]

Năm 1980, bà có thu thanh cho nhạc sĩ Vy Hùng để làm kỷ niệm và năm 1997, bà xuất hiện trên băng nhạc Asia 15. Tuy nhiên, bà không hát mà bà chỉ vẫy tay chào tạm biệt khán giả.[2]

Hiện nay, bà đang sống tại Quebec, Canada.

Nhận xét

[sửa | sửa mã nguồn]

Bà được nhận xét là một nữ ca sĩ rất kín tiếng, không chịu tiếp xúc với truyền thông.[16] Khi trình bày các bản nhạc tại phòng trà, bà chuộng mặc áo dài một màu giản dị, để cho trong mắt khán giả luôn nghĩ rằng Lệ Thanh là một cô nữ sinh ngây thơ, khả ái.[19][2]

Về giọng hát, chất giọng của bà thuộc Soprano, như các ca sĩ Thái Thanh, Kim Tước.[20] Tuy nhiên, cách trình bày giọng hát của bà không như những ca sĩ khác. Thay vì bà hát liên tục một câu như những ca sĩ khác, bà chia một câu thành hai nửa và láy qua láy lại tiếng cuối của câu hát, tạo nên một cách trình bày mới lạ.[19][2][16] Về sau, ca sĩ Xuân Thu cũng có phong cách hát giống như bà.

Một bài báo trên báo Người Việt nhận xét rằng, khi bà hát bài "Tiễn em" nơi phòng trà trong bộ y phục màu trắng là một thần tượng khó quên, để thính giả nghĩ rằng những người chưa bao giờ được thấy tuyết vẫn thích nghĩ đến không khí xứ lạnh và tha thiết trong lời hát.[5] Trong tuần báo Văn nghệ Tiền phong xuất bản năm 1973, tiếng hát Lệ Thanh được nhận xét "như xoáy tim tôi vào những nhức nhối u buồn".[21]

Băng dĩa

[sửa | sửa mã nguồn]

Dĩa hát Sóng Nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]
Số hiệu Tên bài hát Tác giả Năm
SN 2002 Đường về dĩ vãng Hoàng Trọng 1962
SN 2004 Hoàng hôn trên bãi biển Y Vân
SN 2005 Nếu vắng anh Anh Bằng
SN 2006 Chiều mơ Nguyễn Hữu Thiết
SN 2008 Nói đi em Lan Đài
SN 2010 Ngày ấy xa rồi Đằng Vân
SN 2011 Tôi sẽ về thăm em Hoàng Nguyên
SN 2013 Tiếng xưa Dương Thiệu Tước
SN 2015 Người em sầu mộng Y Vân
SN 2019 Dưới giàn hoa cũ Tuấn Khanh
SN 2025 Chiều thương nhớ Phạm Mạnh Cương
SN 2030 Mười thương[a] Phạm Đình Chương
SN 2033 Đồi sim Tuấn Khanh
SN 2037 Đợi chờ Hoàng Lang
Trương Văn Tuyên
SN 579/2041 Đôi mắt người thương Nguyễn Hiền
Y Vân
1963
SN 588/2044 Chiều bên giáo đường Lê Trọng Nguyễn
SN 591/2045 Nếu có anh đưa về Y Vân
SN 593/2046 Tuổi tình yêu Trúc Phương
SN 594/2047 Người đi chưa về[b] Hoàng Trọng
Vĩnh Phúc
SN 583/2048 Nếu còn thương nhau Tuấn Khanh
Hoàng Bảo
SN 606/2051 Hình ảnh người đi Hoàng Trang
SN 609/2052 Nhớ không anh Hoàng Bảo
SN 610/2053 Đã mấy thu rồi Minh Kỳ
Nguyễn Hiền
SN 615/2054 Anh vẫn còn đi Lan Đài
Anh về một chiều mưa Duy Khánh
Anh Thy
SN 637/2065 Bóng trắng bên giáo đường Anh Hoàng
Nhất Sơn
SN 615/2054 Mộng đào nguyên Châu Kỳ
Tiếng hát học trò Minh Kỳ
Nguyễn Hiền
Lưu bút ngày xanh Thanh Sơn
Đừng lừa dối nhau Y Vân
SN 657/2074 Cánh hoa xuân Nguyễn Hữu Thiết
SN 2075 Sầu tha hương[c] Nguyễn Hiền
Vũ Hoàng Chương
SN 660/2077 Lòng mẹ Y Vân
Ngọc Quang
1964
Nhìn những mùa thu đi Trịnh Công Sơn
Không bao giờ ngăn cách Trần Thiện Thanh
Cung thương ngày cũ Nguyễn Văn Đông
Mạnh Phát
SN 735/2088 Cớ sao em buồn Vân Tùng
SN 739/2082 Đêm nay ai đưa em về Nhật Ngân
Không rõ số hiệu Chiều Dương Thiệu Tước
Người em nhỏ Nguyễn Hiền
Thiệu Giang
Biệt kinh kỳ[d] Minh Kỳ
Hoài Linh
Số hiệu Tên bài hát Tác giả Năm
M 3311-12 Duyên kiếp Lam Phương 1961
Tiễn em Phạm Duy
Cung Trầm Tưởng
M 3313-14 Sắc hoa màu nhớ Nguyễn Văn Đông
Bài thơ hoa đào Hoàng Nguyên
M 3317-18 Mười năm chuyện cũ Hoài Linh
Huỳnh Lâm
Nhớ mùa hoa tím Mạnh Phát
M 3319-20 Tôi sẽ đưa em về Y Vân
Ai lên xứ hoa đào Hoàng Nguyên
M 3323-24 Nhớ một chiều xuân Nguyễn Văn Đông
Đêm tái ngộ Y Vân
M 3325-26 Tà áo xanh Đoàn Chuẩn
Tìm đâu Nguyễn Hiền
M 3329-30 Rồi một ngày Mạnh Phát 1962
M 3331-32 Anh cho em mùa xuân Nguyễn Hiền
Kim Tuấn
M 3335-36 Anh nhớ về thăm em Trần Thiện Thanh
Cánh thiệp đầu xuân Minh Kỳ
Lê Dinh
M 3337-38 Gợi giấc mơ xưa Lê Hoàng Long
M 3341-42 Ngày mai tôi đi Hoàng Nguyên

Hãng dĩa Tân Thanh

[sửa | sửa mã nguồn]
Số hiệu Tên bài hát Tác giả Năm
2-861 Chiều biên khu Tuấn Khanh
Châu Ngân
1961
4-1061 Lá thư gửi mẹ Nguyễn Hiền
Thái Thủy
Đường chiều sơn cước Minh Kỳ
Lê Dinh
2-861 Mấy dặm sơn khê[e] Nguyễn Văn Đông 1962

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Hát với Hoài Bắc.
  2. ^ Ban hợp ca phụ họa.
  3. ^ Hoàng Oanh ngâm thơ mở đầu.
  4. ^ Bản thu vào dĩa 33 vòng
  5. ^ Hát với Trần Văn Trạch

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Lê Hữu (25 tháng 5 năm 2021). “Lệ Thanh, còn "Nhớ một chiều xuân". Tạp chí Cỏ Thơm. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2024.
  2. ^ a b c d e f Đông Kha (10 tháng 3 năm 2021). “Đôi nét về ca sĩ Lệ Thanh – Nhớ về giọng hát một thời lừng lẫy”. Nhạc Xưa Blog. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2024.
  3. ^ Đình Phùng (16 tháng 4 năm 2021). “Nhạc sĩ Nguyễn Hiền: "Cha đẻ" của những ca khúc bất hủ trong dòng nhạc Việt”. Báo Pháp Luật Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2024.
  4. ^ Du Tử Lê (31 tháng 8 năm 2018). “Thanh Thúy, hiện tượng khó giải thích”. Báo Người Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2024.
  5. ^ a b Tạp ghi Huy Phương (31 tháng 8 năm 2014). “Thói quen liên tưởng”. Báo Người Việt.
  6. ^ Trần Chí Phúc (15 tháng 2 năm 2015). “Anh Cho Em Mùa Xuân – Nhớ thi sĩ Kim Tuấn & nhạc sĩ Nguyễn Hiền”. SBTN. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2024.
  7. ^ Nam Lộc (3 tháng 4 năm 2020). “Một tháng Tư buồn thảm của 45 năm viễn xứ!”. SBTN. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2024.
  8. ^ Bích Huyền - Uyển Diễm (15 tháng 1 năm 2010). “Nhạc Anh Bằng”. VOA Tiếng Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2024.
  9. ^ Thúy Vi (24 tháng 7 năm 2017). “Nhạc sĩ Ðoàn Chuẩn Từ Linh”. SBTN.
  10. ^ Thy Nga (2 tháng 11 năm 2008). “Nhạc sĩ Nhật Ngân”. Đài Á Châu Tự Do. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2024.
  11. ^ Lê Hoàng Tuấn Kiệt (5 tháng 3 năm 2018). “Vĩnh Biệt Nhạc Sĩ – Đại Tá QLVNCH Nguyễn Văn Đông”. Người Việt.
  12. ^ Mạnh Phát 1962, tr. 4.
  13. ^ Jimmy Thái Nhựt (26 tháng 2 năm 2018). “Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã vĩnh viễn rời những Phiên Gác Đêm Xuân”. SBTN. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2024.
  14. ^ Ngọc Lan (26 tháng 2 năm 2018). “Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, tác giả 'Chiều Mưa Biên Giới', qua đời”. Báo Người Việt.
  15. ^ Dương Tuyên 1962, tr. 4.
  16. ^ a b c Hà Đình Nguyên (19 tháng 9 năm 2014). “Những bóng hồng trong thơ nhạc - Kỳ 15: Bài hát đệ nhất thất tình”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2024.
  17. ^ Thành Long (29 tháng 5 năm 2019). “Phương Dung tiết lộ bóng hồng được nhạc sĩ Đỗ Lễ nhắc đến trong 'Sang ngang'. Báo Thanh niên. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2024.
  18. ^ Anh Nhi (7 tháng 4 năm 2024). “Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ”. Báo Pháp Luật Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2024.
  19. ^ a b c Đình Phùng (11 tháng 4 năm 2020). “Tình đơn phương làm nên nhạc phẩm đệ nhất thất tình”. Báo Pháp Luật Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2024.
  20. ^ Kim Phạm (14 tháng 7 năm 2016). “Giới thiệu CD Xuân Thanh 'Một Thời Ðể Nhớ'. Người Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2024.
  21. ^ Nguyễn Thanh Hoàng 1973, tr. 30.
  • Mạnh Phát (1962). Đợi Sáng. Nhà in Ziên-Hồng: An Phú.
  • Dương Tuyên (26 tháng 7 năm 1962). Tiếng Đàn Đêm Mưa. Nhà in Tương Lai, 133 Võ-Tánh, Saigon: Tác giả.Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
  • Nguyễn Thanh Hoàng (1973). Tuần báo văn-nghệ Tiền phong, Số phát hành 725-741.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Một số nickname, từ ngữ ấn tượng
Một số nickname, từ ngữ ấn tượng
Gợi ý một số nickname, từ ngữ hay để đặt tên ingame hoặc username ở đâu đó
Tìm hiểu về Puskas Arena - Sân vận động lớn nhất ở thủ đô Budapest của Hungary
Tìm hiểu về Puskas Arena - Sân vận động lớn nhất ở thủ đô Budapest của Hungary
Đây là một sân vận động tương đối mới, được bắt đầu xây dựng vào năm 2016 và hoàn thành vào cuối năm 2019
Review chuyến tàu băng giá - Snowpiercer
Review chuyến tàu băng giá - Snowpiercer
Chuyến tàu băng giá (Snowpiercer) là một bộ phim hành động, khoa học viễn tưởng ra mắt năm 2013
Doctor Who và Giáng sinh
Doctor Who và Giáng sinh
Tồn tại giữa thăng trầm trong hơn 50 năm qua, nhưng mãi đến đợt hồi sinh mười năm trở lại đây