Liên đoàn Quốc tế về Vật lý Thuần túy và Ứng dụng

Liên đoàn Quốc tế về
Vật lý Thuần túy và Ứng dụng
Tên viết tắtIUPAP
Thành lập1922
LoạiTổ chức phi lợi nhuận quốc tế về khoa học
Vị trí
Vùng phục vụ
Thế giới Toàn cầu
Ngôn ngữ chính
Tiếng Anh, Pháp
Chủ tịch
Hoa Kỳ Kennedy Reed
Tổng thư ký
Singapore Kok Khoo Phua
Chủ quản
Hội đồng KH Quốc tế
Trang webIUPAP Official website

Liên đoàn Quốc tế về Vật lý Thuần túy và Ứng dụng, viết tắt tiếng AnhIUPAP (International Union of Pure and Applied Physics) là một tổ chức phi chính phủ quốc tế thực hiện hỗ trợ cho sự phát triển Vật lý học trên toàn thế giới, thúc đẩy hợp tác quốc tế về vật lý, và giúp đỡ các ứng dụng vật lý đối với việc giải quyết các vấn đề quan tâm cho nhân loại.[1]

IUPAP được thành lập vào năm 1922 và Đại hội đầu tiên được tổ chức năm 1923 tại Paris.

IUPAP là thành viên của Hội đồng Khoa học Quốc tế (ISC) [2], và của Hội đồng Quốc tế về Khoa học (ICSU) trước đây.

Mục tiêu

[sửa | sửa mã nguồn]

Mục tiêu của IUPAP là:[1]

  1. Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực vật lý
  2. Hỗ trợ và tham gia vào các hội nghị quốc tế trong lĩnh vực vật lý
  3. Đẩy nhanh việc xác lập, xuất bản các cuộc điều tra, sưu tập các hằng số vật lý
  4. Thúc đẩy các thỏa thuận toàn cầu về việc sử dụng các biểu tượng và các đơn vị cũng như các danh pháp và tiêu chuẩn vật lý
  5. Hỗ trợ việc trao đổi tự do của các nhà khoa học
  6. Thúc đẩy nghiên cứu và giáo dục đào tạo trong lĩnh vực vật lý

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]
Các Ban công tác IUPAP [3]
Code Ban Tên tiếng Anh
C1 Tài chính Finance
C2 Ký hiệu, đơn vị, danh mục, khối lượng nguyên tử và hằng số cơ bản (SUNAMCO) Symbols, Units, Nomenclature, Atomic Masses & Fundamental Constants (SUNAMCO)
C3 Vật lý thống kê Statistical Physics
C4 Tia vũ trụ Cosmic Rays
C5 Vật lý Nhiệt độ thấp Low Temperature Physics
C6 Vật lý sinh học Biological Physics
C8 Chất bán dẫn Semiconductors
C9 Từ tính Magnetism
C10 Cấu trúc và Động lực học của Vật chất đậm đặc the Structure and Dynamics of Condensed Matter
C11 Hạt và Trường Particles and Fields
C12 Vật lý hạt nhân Nuclear Physics
C13 Vật lý cho phát triển Physics for Development
C14 Giáo dục Vật lý Physics Education
C15 Nguyên tử, phân tử, và Vật lý quang học Atomic, Molecular, and Optical Physics
C16 Vật lý plasma Plasma Physics
C17 Điện tử học lượng tử Quantum Electronics
C18 Vật lý toán học Mathematical Physics
C19 Vật lý thiên văn Astrophysics
C20 Vật lý tính toán Computational Physics
Các uỷ ban liên kết là: [4] Affiliated Commissions:
AC.1 Ủy ban Quang học Quốc tế International Commission for Optics
AC.2 Hiệp hội Quốc tế về thuyết Tương đối rộng và Hấp dẫn International Society on General Relativity and Gravitation
AC.3 Ủy ban Âm học Quốc tế International Commission for Acoustics
AC.4 Tổ chức Vật lý Y tế Quốc tế International Organization for Medical Physics

Hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

IUPAP thực hiện nhiệm vụ này bằng cách:

  • Tài trợ các cuộc họp quốc tế;
  • Bồi dưỡng truyền thông và xuất bản phẩm;
  • Khuyến khích nghiên cứu và giáo dục;
  • Khuyến khích di chuyển tự do của các nhà khoa học;
  • Thúc đẩy các hiệp định quốc tế về việc sử dụng các ký hiệu, đơn vị, danh pháp và tiêu chuẩn;
  • Hợp tác với các tổ chức khác về vấn đề kỷ luật và liên ngành.

IUPAP tổ chức Đại hội thế giới 3 năm một kỳ [5]. Đại hội IUPAP 30 bị trễ do dịch bệnh.

Các đại hội và chủ tịch IUPAP [6]
Tt Năm Địa điểm Nhiệm kỳ Chủ tịch
IUPAP 30 2021 Beijing  Trung Quốc
IUPAP 29 2017 Sao Paulo  Brasil 2017-2020 Hoa Kỳ Kennedy J. Reed [7]
IUPAP 28 2014 Singapore  Singapore 2014-2017 Úc Bruce McKellar
IUPAP 27 2011 London  Anh Quốc 2011-2014 Thụy Điển Cecilia Jarlskog
IUPAP 26 2008 Tsukuba  Nhật Bản 2008-2011 Nhật Bản Sukekatsu Ushioda
IUPAP 25 2005 Cape Town  Nam Phi 2005-2008 Canada Alan Astbury
IUPAP 24 2002 Berlin  Đức 2002-2005 PhápY. Petroff
IUPAP 23 1999 Atlanta  Hoa Kỳ 1999-2002 Hoa Kỳ B. Richter
IUPAP 22 1996 Uppsala  Thụy Điển
IUPAP 21 1993 Nara  Nhật Bản
IUPAP 20 1990 Dresden  Đức
IUPAP 19 1987 Washington  Hoa Kỳ
IUPAP 18 1984 Trieste  Ý
IUPAP 17 1981 Paris  Pháp
IUPAP 16 1978 Stockholm  Thụy Điển
IUPAP 15 1975 Munich  Đức
IUPAP 14 1972 Washington  Hoa Kỳ
IUPAP 13 1969 Dubrovnik  Croatia
IUPAP 12 1966 Basel  Thụy Sĩ
IUPAP 11 1963 Warsaw  Ba Lan
IUPAP 10 1960 Ottawa  Canada
IUPAP 9 1957 Rome  Ý
IUPAP 8 1954 London  Anh Quốc
IUPAP 7 1951 Copenhagen  Đan Mạch
IUPAP 6 1948 Amsterdam  Hà Lan
IUPAP 5 1947 Paris  Pháp
IUPAP 4 1934 London  Anh Quốc
IUPAP 3 1931 Brussels  Bỉ
IUPAP 2 1925 Brussels  Bỉ
IUPAP 1 1923 Paris  Pháp
TL. 1922 Brussels  Bỉ

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b IUPAP About Us. Truy cập 01/04/2015.
  2. ^ ISC Membership. Membership Online Directory. ISC, 2018. Truy cập 15/07/2020.
  3. ^ IUPAP Commissions. Truy cập 22/04/2017.
  4. ^ IUPAP Affiliated Commissions. Truy cập 22/04/2017.
  5. ^ IUPAP General Assembly. Truy cập 22/04/2017.
  6. ^ Executive Council: Officers Archive Lưu trữ 2015-01-20 tại Wayback Machine. Truy cập 2/12/2015.
  7. ^ Executive Council: Officers 2017-2020 Lưu trữ 2018-03-01 tại Wayback Machine. Iupap, 2017. Truy cập 2/3/2018.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan